Nám Chân Sâu

Nám chân sâu là vấn đề da liễu phổ biến, không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn tác động đến tâm lý của người mắc. Trường hợp không được điều trị đúng cách, nám có thể lan rộng, ăn sâu vào da gây khó khăn cho việc điều trị. Để hiểu rõ hơn về loại nám này cũng như các cách điều trị phù hợp, các bạn có thể tham khảo ở bài viết dưới đây. 

Nám chân sâu là gì?

Nám chân sâu (nám chân đinh) là tình trạng hắc sắc tố melanin tích tụ, tăng sinh quá mức gây ra những đốm nám sạm màu. Loại nám này thường có kích thước lớn, chân nám ăn sâu vào lớp biểu bì và chủ yếu xuất hiện ở vùng má, trán, cổ,… gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính thẩm mỹ của người mắc.

Tham khảo: Nám Nội Tiết Là Gì, Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả, Dứt Điểm?

Nám chân sâu (nám chân đinh) là tình trạng hắc sắc tố melanin tích tụ
Nám chân sâu (nám chân đinh) là tình trạng hắc sắc tố melanin tích tụ

Ban đầu, nám chân đinh có kích thước khá nhỏ nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ to dần và nhanh chóng lan rộng. So với các loại nám khác, nám chân đinh khá phức tạp và khó điều trị dứt điểm. 

Nguyên nhân gây nám chân sâu

Nám chân sâu hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Rối loạn nội tiết tố: Hay còn gọi là mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nám da. Thông thường tình trạng này thường có liên quan chủ yếu đến hàm lượng estrogen trong cơ thể. Estrogen là hormone sinh dục và có khả năng ức chế quá trình sinh sản MSH – hormone gây kích thích tăng sinh sắc tố melanin dưới da. Vậy nên, estrogen bị giảm số lượng trong cơ thể nên không thể ức chế được hắc sắc tố melanin, làm xuất hiện nám da chân sâu và các vấn đề liên quan tới sắc tố khác.  
  • Tác động từ ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sắc tố melanin ngay lập tức được hình thành để bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím. Dù cơ chế này có lợi cho cơ thể nhưng lại khiến làn da trở nên thâm sạm, kém thẩm mỹ. 
  • Stress, áp lực, căng thẳng: Căng thẳng, áp lực kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nám chân đinh trên da. Bởi khi stress, cơ thể sẽ tăng sản sinh cortisol, làm mất mất bằng nội tiết, gia tăng lượng estrogen và sinh ra nám. 
  • Quá trình lão hóa: Tuổi càng cao, lượng collagen – elastin và các hormone sinh lý trong cơ thể càng giảm. Được biết, phụ nữ sau 30 tuổi có nguy cơ bị nám tăng gấp 2 – 3 lần so với người dưới 20 tuổi. 
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc tiêu thụ quá nhiều đường, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ nướng sẽ thúc đẩy sản sinh AGEs – loại protein bị đường hóa khiến cấu trúc làn da bị thay đổi. Đồng thời làm mất tính đàn hồi, khả năng tái tạo vốn có của da cũng như làm đứt gãy các liên kết collagen, làm da yếu và dễ bị tấn công bởi tia UV. 
  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu khoa học cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa gen và nám. Nếu ba mẹ bị nám da thì khả năng cao bạn cũng có thể bị tăng hắc tố melanin quá mức. 
  • Thuốc, mỹ phẩm: Các loại thuốc tân dược thường gây ra tác dụng phụ, một trong số đó có thể gây nám da, nhất là với những đối tượng dùng thuốc không theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng có thể khiến da bị dị ứng, kích ứng và dễ bị nám hơn. 

Đọc thêm: Nám Da Mặt Vùng Má – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dùng thuốc, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc dễ gây nám da
Dùng thuốc, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc dễ gây nám da

Dấu hiệu nhận biết nám chân sâu

So với các loại nám khác, nám chân sâu rất dễ nhận biết. Cụ thể, nám chân sâu sẽ có những đặc điểm như sau:

  • Thường xuất hiện khá sớm, nhất là sau 11 tuổi.
  • Nám tập trung thành từng dát màu xám hoặc xanh xám, mọc đối xứng 2 bên má, trán, thái dương hoặc ở những vị trí lân cận khác trên gương mặt.
  • Xuất hiện thành từng đốm sậm màu, không tập trung thành từng mảng. 
  • Vùng da có nám chân sâu sẽ khô ráp, lão hóa và trông thiếu sức sống.
  • Nám đậm màu theo thời gian, nhất là khi không được điều trị kịp thời. 

Nám chân sâu chữa được không?

Nám chân sâu có chữa được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc da ở mỗi người. Thêm vào đó, nám chân sâu còn là dạng nám khó loại bỏ hơn so với các loại nám da khác. Bởi chúng thường hình thành sâu bên dưới lớp hạ bì của da. 

Để đạt hiệu quả chữa nám tốt nhất, các bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời chủ động nâng cao ý thức trong việc bảo vệ, chăm sóc da hàng ngày để việc điều trị nám chân sâu đạt được cải thiện một cách tối ưu. 

Cách chẩn đoán nám chân sâu

Chẩn đoán nám chân sâu thường được thực hiện dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng của nám cùng với một số phương pháp kiểm tra bổ sung. Chẳng hạn như: 

  • Kiểm tra da trực quan: Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra da của bạn để xác định các vùng nám có màu sắc khác biệt so với da xung quanh. Nám chân sâu thường xuất hiện dưới dạng các đốm nâu đậm, lớn hơn và sâu hơn so với tàn nhang thông thường.
  • Sử dụng ánh sáng Wood: Ánh sáng Wood là một loại đèn đặc biệt có khả năng nhận dạng nám da và để bác sĩ dễ dàng nhận biết hơn.
  • Dùng dụng cụ kính lúp hoặc kính hiển vi da: Các dụng cụ này giúp bác sĩ quan sát nám và đánh giá chúng một cách chi tiết hơn.
  • Đánh giá về tiền sử các bệnh về da: Bác sĩ có thể hỏi về tiền sử bệnh về da của bạn, bao gồm các vấn đề về nám da, việc sử dụng mỹ phẩm và các loại thuốc đã sử dụng.
  • Xét nghiệm tế bào hoặc mô: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện kiểm tra tế bào – mô bằng cách lấy một mẫu nhỏ da bị ảnh hưởng để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Tham khảo: Da Bị Nám Nhẹ Là Gì? Cách Xử Lý Để Loại Bỏ Nám Tận Gốc

Xét nghiệm tế bào, mô da để chẩn đoán loại nám
Xét nghiệm tế bào, mô da để chẩn đoán loại nám

Sau khi đã chẩn đoán nám chân sâu, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng kem chống nám, laser, peeling hoá học hoặc các liệu pháp khác tùy thuộc vào tình trạng da cụ thể của bạn.

Cách trị nám chân sâu hiệu quả

Các cách trị nám chân sâu khá đa dạng, tùy theo tình trạng da cụ thể, các bạn có thể tham khảo áp dụng và kết hợp các phương pháp chữa trị sau đây: 

Dùng mặt nạ tự nhiên

Các công thức làm mặt nạ tự nhiên tuy không thể loại bỏ nám hoàn toàn nhưng chúng có thể hỗ trợ làm sáng da, làm mờ vết nám. Theo đó, mọi người có thể tham khảo áp dụng các loại mặt nạ trị nám tự nhiên sau đây:

  • Mặt nạ lá tía tô: Lá tía tô có chứa thành phần vitamin E, priseril nên có khả năng tẩy da chết, giảm tích tụ sắc tố melanin gây nám. Theo đó, bạn dùng 100g lá tía tô, rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước rồi cho vào bát sạch. Dùng bông gòn thấm nước tía tô, thoa đều lên vùng da bị nám trong 20 phút rồi rửa lại mặt với nước ấm. 
  • Mặt nạ khoai tây: Khoai tây cũng là loại củ giàu dưỡng chất có lợi cho da, nhất là khả năng làm sáng da. Để làm mặt nạ trị nám bằng khoai tây, các bạn cần luộc chúng lên, nghiền nát rồi trộn với sữa chua không đường. Đắp hỗn hợp khoai tây lên da trong 15 phút thì rửa lại với nước với nước ấm là được. 
  • Mặt nạ cà chua: Hàm lượng vitamin, nguyên tố sắt, cà chua có thể giúp làm mờ các đốm nám. Theo đó, bạn có thể cải thiện làn da bằng cách uống nước ép cà chua hoặc xay nhuyễn cà chua và đắp lên da. 

Bôi kem trị nám

Thoa kem trị nám được xem là cách trị nám chân sâu tiện lợi, dễ thực hiện. Trong các loại kem trị nám thường có chứa các thành phần thiết yếu như vitamin A, B, E, AHA, Arbutin. Chúng có khả năng hỗ trợ đẩy lùi hắc sắc tố gây nám. Ngoài ra, kem đặc trị nám chân sâu còn giúp làm sáng da, giúp da trở nên rạng ngời, tươi trẻ hơn. 

Sử dụng viên uống trị nám

Ngoài việc tác động bên ngoài, các bác sĩ cũng có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các viên uống trị nám để cải thiện làn da từ bên trong. Phương pháp này sẽ cực kỳ thích hợp với những đối tượng bị nám nội sinh hoặc nám da nặng. 

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại viên uống trị nám khác nhau nên bạn cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín. Đồng thời nên tìm hiểu về các thành phần có trong viên uống cũng như cơ chế làm giảm nám ở từng sản phẩm. 

Xem ngay: Mách Mẹ 9 Cách Trị Nám Sau Sinh An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Sử dụng các viên uống trị nám theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng các viên uống trị nám theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Theo đó, các loại viên uống – thuốc trị nám thường có chứa các thành phần đặc trị sắc tố da như L-Glutathione, Alpha Lipoic Acid, nhóm vitamin (A, B3, C, E) cùng các khoáng chất như axit citric, axit glycolic, axit salicylic, selenium, kẽm, canxi,… Được bào chế theo công thức chuyên biệt, các sản phẩm này vừa có khả năng trị nám, vừa giúp làn da sáng khỏe, tươi trẻ hơn. 

Điều trị xâm lấn loại bỏ nám

Nếu các biện pháp chữa trị trên không mang lại hiệu quả trị nám tốt, người bệnh nên kết hợp thêm các phương pháp điều trị xâm lấn như:

  • Peel da – lột da hóa học: Biện pháp này sẽ sử dụng các chất lột tẩy hóa học có chứa axit hữu cơ như axit glycolic, axit citric, axit salicylic để làm mờ vết thâm, cải thiện tone da. Nếu muốn peel da hãy tìm tới các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên – bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Bởi việc peel da không đúng cách có thể khiến da mỏng hơn, tăng nguy cơ để lại sẹo cũng như rất dễ bắt nắng. 
  • Công nghệ mài da vi điểm: Là phương pháp tác động sâu vào lớp biểu bì, tiếp cận lớp hạ bì để thúc đẩy tái tạo cấu trúc protein của da và cải thiện nám. 
  • Tiêm Meso: Đây là phương pháp có khả năng ức chế hoạt động của hắc sắc tố cũng như ngăn cản quá trình hình thành melanin. Song việc tiêm Meso không thể loại bỏ các hắc tố đã hình thành nên cần kết hợp với các biện pháp điều trị khác như lột da hóa học. 
  • Laser trị nám: Phương pháp sẽ sử dụng các bước sóng phù hợp để bắt được màu của hắc sắc tố melanin. Sau đó dùng nhiệt phá vỡ các liên kết của chúng thành các mảnh vụn. Lúc này các đại thực bào, bạch cầu di chuyển đến để loại bỏ các mảnh vụn và đào thải chúng ra ngoài. Các loại laser trị nám phổ biến gồm có Laser Q-switched Nd:YAG, Laser Fractional CO2 (Carbon Dioxide), IPL (Intense Pulsed Light), Laser Pico (Picosecond),…

Kinh nghiệm trị nám chân sâu

Khi điều trị nám chân sâu, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tới bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân cũng như tình trạng nám da cụ thể trước khi tiến hành điều trị. 
  • Không lạm dụng các cách trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên và chỉ nên thoa kem trị nám ở những vùng da bị sạm màu. Khi thực hiện điều trị xâm lấn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn hoặc tăng nguy cơ để lại sẹo. 
  • Xây dựng lối sống khoa học, thoa kem chống nắng mỗi ngày và ăn uống lành mạnh để giúp quá trình trị nám đạt được hiệu quả tốt. 

Nám chân sâu mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Do đó, các bạn nên chủ động trong việc chăm sóc da, chống nắng, sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ để phòng ngừa nám cũng như nuôi dưỡng làn da sáng khỏe hơn. 

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, y học, việc điều trị nám da tại các thẩm mỹ viện đã trở thành một giải pháp phổ biến và cho hiệu quả tốt. Tuy…

Xem chi tiết

Bên cạnh các dòng kem dưỡng ẩm, kem trị mụn thì mặt nạ dưỡng da trị nám tàn nhang của Nhật cũng được nhiều người quan tâm. Không chỉ được sản xuất với công nghệ…

Xem chi tiết

Nám da mặt vùng má là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các chị em, khiến làn da trở lên bị khô và xỉn màu. Vậy nguyên nhân dẫn đến nám da gò má là…

Xem chi tiết

Hiện nay vẻ đẹp và sức khỏe làn da luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là vấn đề nám và tàn nhang. Để đáp ứng nhu cầu này, các…

Xem chi tiết

Da bị nám nhẹ, đây là tình trạng thường gặp của nhiều chị em, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhưng chúng gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc trở nên tự…

Xem chi tiết

Trong bối cảnh nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, các spa trị nám đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người mong muốn cải thiện làn da và lấy lại sự…

Xem chi tiết

Đặt vòng tránh thai có bị nám da không là một trong những vấn đề được nhiều chị em thắc mắc. Bởi đây là phương pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em áp…

Xem chi tiết

Tretinoin trị nám có hiệu quả không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, đây là một loại thuốc thẩm mỹ thường được dùng trong điều trị mụn trứng cá hoặc…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *