Nám Nội Tiết

Nám da là tình trạng da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện chủ yếu ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân gây nám khá đa dạng, trong đó có cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Vậy nám nội tiết là gì, làm sao để điều trị nám hiệu quả, an toàn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích để giải đáp vấn đề này

Nám nội tiết là gì?

Nám nội tiết hay còn gọi là nám nội sinh, nám chân sâu. Loại nám này hình thành do sự rối loạn nội tiết gây mất cân bằng các hormone trong cơ thể và làm tăng sắc tố trên bề mặt da. Nám nội sinh có liên quan tới hàm lượng estrogen – loại hormone sinh dục nữ có vai trò quan trọng trong cơ thể và có khả năng ức chế sản sinh hormone MSH – hormone gây kích thích tăng sản xuất melanin dưới da. 

Tìm hiểu ngay: Da Bị Nám Nhẹ Là Gì? Cách Xử Lý Để Loại Bỏ Nám Tận Gốc

Nám nội tiết hay còn gọi là nám nội sinh, nám chân sâu
Nám nội tiết hay còn gọi là nám nội sinh, nám chân sâu

Khi lượng estrogen giảm, không ức chế được hormone MSH, hàm lượng tế bào melanin sản xuất sẽ ngày càng nhiều và gây nám. Như chúng ta đã biết, estrogen vốn là tổng hợp của 3 chất là estron, estriol và estradiol nhằm giúp điều hòa hệ sinh dục, tóc, da. Được biết, lượng estrogen ở nữ giới diễn ra chậm hơn khi bước qua ngưỡng 30. Đây cũng là thời điểm cơ thể bị mất cân bằng nội tiết gây tăng sinh melanin và hình thành nám nội tiết. 

Nguyên nhân gây nám nội tiết

Nám nội sinh thường xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:

  • Do mang thai, sinh con hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng và giảm đột ngột khiến nám da hình thành. 
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Dùng thuốc tránh thai có chứa progestin trong thời gian dài sẽ kích thích hình thành nám da. 
  • Stress, căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của não, gây rối loạn sản xuất estrogen, hormone khác gây nám. 

Biểu hiện của nám nội tiết

Nám nội tiết thường có những biểu hiện điển hình như sau:

  • Các đốm nám nhỏ, màu vàng nhạt hoặc đậm hơn so với vùng da lân cận.
  • Nốt nám có kích thước không đều, xen lẫn với nhau, nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng lan ra vùng da khác. 
  • Nám mảng nội tiết thường xuất hiện ở 2 bên gò má, thái dương, mũi, trán và cánh mũi. 

Tùy theo tình trạng rối loạn nội tiết, mức độ nám biểu hiện trên bề mặt da sẽ khác nhau. Mặt khác, nám nội tiết còn có các biểu hiện khác như chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều hoặc ít dần theo thời gian. Buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo nhỏ dần, ít tiết chất nhầy và có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục. 

Đọc ngay: Nám Da Mặt Vùng Má – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nám nội sinh có kích thước không đồng đều
Nám nội sinh có kích thước không đồng đều

Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị rối loạn thần kinh như khó chịu, lo lắng, buồn bực, tim đập nhanh, tính cách thay đổi thất thường,… Da dần bị lão hóa, mất độ đàn hội, nhăn nheo và thâm sạm. 

Cách chẩn đoán nám mảng nội tiết

Để xác định nguyên nhân gây nám và có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các biện pháp chẩn đoán nám như sau:

  • Phương pháp loại trừ các nguyên nhân khác: Bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về công việc, thói quen sinh hoạt, đang sử dụng các loại mỹ phẩm nào, có thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không,… Những câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân gây nám khác. 
  • Kiểm tra da: Loại xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá màu sắc, kích thước, hình dạng vùng nám. Bác sĩ có thể dùng đèn Wood – một công cụ phát sáng đặc biệt để giúp nhìn thấy các đốm nám rõ ràng hơn. 
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để đánh giá mức độ hormone trong cơ thể cũng như phát hiện vấn đề nội tiết tiềm ẩn gây ra nám da. 

Phân biệt nám da thông thường và nám do nội tiết

Để phân biệt nám thông thường với nám do nội tiết, các bạn có thể dựa theo thông tin dưới đây:

 

Nám nội sinh – nội tiết

Nám thông thường – nám ngoại sinh

Nguyên nhân

  • Mang thai.
  • Uống thuốc kháng sinh.
  • Sinh con.
  • Stress.
  • Uống thuốc hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian dài. 
  • Ánh nắng mặt trời.
  • Dùng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc không phù hợp với cơ địa.
  • Do tác động từ khói bụi, tình trạng ô nhiễm môi trường.

Biểu hiện

  • Xuất hiện các nốt tròn nhỏ đối xứng 2 bên má, thái dương hoặc khu vực 2 bên cánh mũi.
  • Chân nám ăn sâu vào tầng biểu bì của da.
  • Các hắc sắc tố melanin không tập trung thành từng điểm mà mọc rải rác. 
  • Nám tụ thành từng mảng lớn có ranh giới không rõ ràng, vết nám thường chỉ nằm trên lớp biểu bì da. 

Kết quả điều trị

  • Cần điều trị kiên trì. 
  • Tình trạng nám da sẽ thuyên giảm từ 60 – 80% nếu có biện pháp chăm sóc da tốt. 
  • Nám nội sinh sẽ không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.
  • Nếu chăm sóc và bảo vệ da tốt, nám da có thể cải thiện hoàn toàn. 
Sự khác nhau giữa nám thông thường và nám nội tiết
Sự khác nhau giữa nám thông thường và nám nội tiết

Cách điều trị nám nội tiết

Nám da nội tiết xuất hiện từ sự mất cân bằng hàm lượng hormone nên cần điều trị từ trong ra ngoài. Người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị từ cách ăn uống, sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp trị liệu hiện đại. Cụ thể như sau: 

Điều trị nám không dùng thuốc

Với những tình trạng bị nám da nội tiết nhẹ, người bệnh có thể cân nhắc áp dụng một số phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau:

  • Bổ sung estrogen từ thực vật, tránh dùng các loại estrogen tổng hợp vì dễ gặp tác dụng phụ, đặc biệt là nguy cơ bị ung thư vú. 
  • Bổ sung omega – 3 từ các loại chất béo lành mạnh như cá hồi, bơ, dầu dừa, hạt chia, cà rốt, khoai tây, hạt óc chó,…
  • Không dùng chất kích thích như trà, rượu, cà phê, bia,… 
  • Ngủ đủ giấc, tránh để bản thân bị căng thẳng, stress quá mức. 
  • Tránh sử dụng chất béo từ thực vật như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu đậu phộng và đậu tương.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày với chỉ số SPF 30+ trở lên ngay cả khi không đi ra ngoài trời. 

Sử dụng thuốc và các phương pháp hiện đại trị nám da

Ngoài những phương pháp điều trị nám nội sinh nêu trên, bạn có thể tham khảo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để dùng các loại thuốc và phương pháp hiện đại trị nám da như:

  • Ascorbic acid (vitamin C): Được dùng trong điều trị nám da, tàn nhang và góp phần chống lão hóa cực mạnh. 
  • Hydroquinone: Dựa trên tình trạng nám da cụ thể, bác sĩ da liễu có thể kê đơn Hydroquinone 2%, 3% hoặc 5%. Thời gian dùng thuốc ở từng người sẽ khác nhau và thường kéo dài khoảng 3 – 12 tháng. Hiệu quả trị nám từ Hydroquinone sẽ phát huy rõ ràng sau 5 – 7 tuần điều trị. Khi dùng Hydroquinone nếu thấy xuất hiện tình trạng viêm da kích ứng, tăng sắc tố sau viêm thì cần ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. 
  • Tranexamic: Thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi hoặc tiêm với tác dụng đánh bay nám nhờ khả năng ức chế tổng hợp melanin. 
  • Arbutin: Là dạng thuốc bôi có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hắc tố, làm giảm melanin, xóa mờ nám, tàn nhang. 
  • Các loại thuốc chứa corticoid: Những loại thuốc có chứa corticoid mặc dù cho tác dụng làm sáng da nhanh chóng nhưng cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hại nếu dùng không đúng cách. Để tránh bị nhiễm độc corticoid, các bạn cần dùng thuốc theo chỉ định và không nên dùng trong thời gian dài. 

Đọc ngay: Review 12 Serum Trị Nám Tàn Nhang Tốt Nhất Hiện Nay

Sử dụng các hoạt chất trị mụn theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng các hoạt chất trị mụn theo chỉ định của bác sĩ

Để gia tăng hiệu quả trị nám, các bạn cũng có thể tiến hành bắn laser để ức chế tăng sinh tế bào melanin, kích thích phát triển tế bào khỏe mạnh, giúp da căng sáng. Tuy nhiên, trong quá trình trị nám, mọi người cần hạn chế peel da để tránh làm da bị tổn thương, nhạy cảm. 

Biện pháp phòng ngừa nám nội tiết

Để phòng tránh nguy cơ bị nám nội tiết, các bạn cần nắm được một số biện pháp như sau:

  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ: Đa dạng nguồn thực phẩm, nhất là thực phẩm giúp cân bằng hormone estrogen như đậu nành sẽ rất tốt cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng. 
  • Hạn chế stress: Căng thẳng kéo dài làm tăng estrogen gây rối loạn nội tiết. Vậy nên các bạn cần giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng. 
  • Sử dụng kem chống nắng: Dùng kem chống nắng mỗi ngày sẽ hạn chế làm tăng sinh nám da, tránh để nám lan rộng hoặc trở nên đậm màu hơn. 
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như cà phê, trà có khả năng giúp tinh thần tỉnh táo, tập trung nhưng lại dễ gây rối loạn nhịp tim. Từ đó gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự cân bằng nội tiết tố. 
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc, đúng giờ sẽ giúp ổn định hormone, tái tạo nguồn năng lượng và giúp phục hồi cơ thể sau ngày dài làm việc, học tập. 

Nhìn chung, nám nội tiết là tình trạng da liễu khó điều trị và loại bỏ dứt điểm. Vì thế, ngoài việc chủ động điều trị, mọi người cũng nên tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh để bảo vệ làn da sáng mịn tự nhiên một cách hiệu quả. 

Bên cạnh các dòng kem dưỡng ẩm, kem trị mụn thì mặt nạ dưỡng da trị nám tàn nhang của Nhật cũng được nhiều người quan tâm. Không chỉ được sản xuất với công nghệ…

Xem chi tiết

Nám da là tình trạng tăng sắc tố, thường xuất hiện dưới dạng các đốm hoặc mảng màu sẫm trên da, chủ yếu ở vùng mặt. Nguyên nhân gây nám có thể bao gồm yếu…

Xem chi tiết

Đặt vòng tránh thai có bị nám da không là một trong những vấn đề được nhiều chị em thắc mắc. Bởi đây là phương pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em áp…

Xem chi tiết

Da bị nám nhẹ, đây là tình trạng thường gặp của nhiều chị em, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhưng chúng gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc trở nên tự…

Xem chi tiết

Hiện nay vẻ đẹp và sức khỏe làn da luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là vấn đề nám và tàn nhang. Để đáp ứng nhu cầu này, các…

Xem chi tiết

Tretinoin trị nám có hiệu quả không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, đây là một loại thuốc thẩm mỹ thường được dùng trong điều trị mụn trứng cá hoặc…

Xem chi tiết

Trong bối cảnh nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, các spa trị nám đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người mong muốn cải thiện làn da và lấy lại sự…

Xem chi tiết

Nám da mặt vùng má là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các chị em, khiến làn da trở lên bị khô và xỉn màu. Vậy nguyên nhân dẫn đến nám da gò má là…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *