Viêm khớp liên cầu

Viêm khớp liên cầu là một bệnh lý tổn thương ở xương khớp ít phổ biến. Tuy nhiên, khi người bệnh mắc phải lại gây nhiều khó khăn trong cuộc sống và các hoạt động sinh hoạt. Bệnh cần sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả và biến chứng nguy hiểm về sau.

Viêm khớp liên cầu là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm khớp liên cầu là một loại bệnh lý về xương khớp do vi khuẩn liên cầu (tên khoa học là Streptococcus. sp) gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở người bị chấn thương nặng hoặc nhiễm trùng các khớp.

viem khop lien cau
Vi khuẩn liên cầu gây nhiễm trùng và viêm các khớp

Bệnh thường khởi phát và tiến triển nhanh. Các biểu hiện thường không liên tục mà chia thành từng cơn. Xuất hiện nhiều triệu chứng toàn cơ thể hoặc tại chỗ.

Viêm khớp liên cầu thường xuất hiện kèm với nhiễm khuẩn khác như tụ cầu vàng, lậu cầu,....  Nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị theo đúng phác đồ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Số người mắc viêm khớp liên cầu trong cộng đồng không cao. Dù vậy, tỷ lệ bệnh nhân tiến triển nặng dẫn đến biến chứng phức tạp lại khá cao.

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời là:

  • Tác động lên sụn khớp: Thường gây tổn thương sụn khớp ở các khớp lớn. Nếu nhiều khớp sụn bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng viêm đa khớp. Từ đó gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của người mắc bệnh.
  • Tác động lên tim, phổi: Vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó chức năng của các bộ phận này sẽ bị rối loạn.
  • Tác động lên các cơ quan nội tạng khác: Vi khuẩn từ các ổ viêm theo đường máu xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, các vi khuẩn gia tăng hoạt động, gây ra các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khác.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm khớp liên cầu

Tìm hiểu về bệnh viêm khớp liên cầu, không thể bỏ qua nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Sau đây là những thông tin cần thiết giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp liên cầu là tình trạng nhiễm khuẩn do chủng vi khuẩn liên cầu (Streptococcus) gây ra. Vì lý do nào đó, các vi khuẩn này xâm nhập sâu vào cơ thể. Sau đó chúng theo đường máu đi vào các ổ khớp rồi gây tổn thương, viêm nhiễm.

Thực tế, vi khuẩn liên cầu tồn tại ở sẵn trên da và niêm mạc cơ thể. Trong điều kiện bình thường, chúng không gây ra nguy cơ nào đối với sức khỏe.

Nhưng nếu sức đề kháng của con người suy giảm, liên cầu khuẩn sẽ nhân cơ hội gây hại cho con người. Khi các mô mềm bị tổn thương, chúng cùng các vi khuẩn khác sẽ tấn công các khớp. Tại đây, chúng sẽ gây ra các tổn thương và viêm nhiễm nghiêm trọng.

viem khop lien cau
Liên cầu khuẩn - kẻ cơ hội khi cơ thể suy yếu

Một số yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn liên cầu gây bệnh viêm khớp ở người:

  • Bao khớp bị tổn thương, rách hoặc chấn thương khớp trong thời gian dài.
  • Mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khác do nguyên nhân từ liên cầu khuẩn. Thận trọng khi gặp nhiễm trùng các cơ quan có vị trí gần với các khớp xương như: đường sinh dục, đường tiêu hóa,....
  • Các thao tác can thiệp trực tiếp vào ổ khớp như châm cứu, chọc dịch khớp, tiêm vào khớp không tuân thủ quy trình hoặc làm sai kỹ thuật.
  • Người có sức đề kháng kém, hoặc hệ miễn dịch suy giảm do có các bệnh lý mắc kèm khác như lupus ban đỏ hệ thống, HIV/AIDS,....
  • Biến chứng của bệnh viêm phổi, viêm đa cơ do liên cầu khuẩn gây ra.

Triệu chứng điển hình

Bệnh viêm khớp liên cầu có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng khởi phát rất đột ngột, tiến triển nhanh chóng và có tính cấp tính. Ngoài các triệu chứng tại chỗ viêm khớp còn có một số triệu chứng toàn thân. Cụ thể như sau:

Triệu chứng tại chỗ

  • Ổ khớp bị viêm có biểu hiện sưng đau, nóng đỏ rõ rệt.
  • Đau từng đợt hoặc đau kéo dài.
  • Mức độ đau tăng lên khi bệnh nhân cử động hoặc đi lại.
  • Tràn dịch ổ khớp viêm, mưng mủ những vị trí viêm.

Triệu chứng toàn cơ thể

  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi, khó chịu.
  • Vận động khó khăn, bất tiện. Cảm giác đau mỏi ngay cả khi vận động nhẹ nhàng.
  • Chán ăn, ăn kém, cơ thể gầy yếu, sụt cân.
  • Sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
  • Môi khô, lưỡi bẩn, miệng nứt nẻ, hụt hơi, thở khó.

viem khop lien cau
Sưng đau, mưng mủ ở các khớp, cần nghĩ ngay đến viêm khớp liên cầu

Đôi khi có trường hợp bệnh nhân nổi hạch ở xung quanh vùng khớp. Một số người còn xuất hiện các tổn thương da như hăm kẽ, chốc mép, viêm quầng… Tuy nhiên đây chỉ là những triệu chứng ít gặp, không phổ biến.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp liên cầu

Khi cơ thể có các dấu hiệu của bệnh viêm khớp liên cầu thì bệnh nhân cần chú ý. Hãy tới các trung tâm y tế có uy tín để được chẩn đoán chính xác. Mỗi người bệnh sẽ có hướng điều trị thích hợp cho riêng mình.

Phương pháp chẩn đoán

Bệnh nhân mắc các dấu hiệu của bệnh viêm khớp liên cầu sẽ được tiến hành chẩn đoán qua các hình thức sau:

Lâm sàng

Bệnh nhân được hỏi về tiền sử bệnh. Sau đó dựa trên quan sát thông thường và kiểm tra vùng đau, bác sĩ bước đầu chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm

Khi nghi ngờ mắc viêm khớp liên cầu khuẩn, cần tiến hành các xét nghiệm. Chủ yếu là các xét nghiệm vi sinh để xác nhận sự có mặt của vi khuẩn liên cầu. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Để xác định tốc độ lắng máu. Từ đó thấy được tiến triển của phản ứng viêm.
  • Cấy máu: Nuôi cấy vi khuẩn có trong mẫu máu của người bệnh. Xét nghiệm giúp bác sĩ xác định chính xác chủng vi khuẩn gây bệnh. Qua đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Chọc ổ khớp để lấy dịch để xét nghiệm. Dựa vào kết quả thu được để khẳng định có hay không các mủ ở khớp.

viem khop lien cau
Nuôi cấy vi khuẩn là xét nghiệm bắt buộc

Chẩn đoán hình ảnh

Kết quả chụp X quang, chụp CT... kết luận về vị trí và mức độ tổn thương của ổ khớp. Chẩn đoán hình ảnh giúp phân biệt viêm khớp liên cầu khuẩn với các bệnh khác.

Bệnh nhân được kết luận mắc bệnh viêm khớp liên cầu khi:

  • Xét nghiệm cấy máu hoặc cấy dịch khớp cho kết quả dương tính. Từ đó xác nhận vi khuẩn liên cầu có trong mẫu bệnh phẩm.
  • Hình ảnh chụp X quang thấy rõ tổn thương các khớp trong cơ thể.
  • Kết hợp các triệu chứng rõ ràng trên cơ thể bệnh nhân.

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp liên cầu khuẩn

Một số trường hợp phát hiện bệnh sớm, triệu chứng mới khởi phát thì có thể tự điều trị tại nhà. Mẹo dân gian rất an toàn, dễ thực hiện và ứng dụng, nhưng chỉ tạm thời giảm triệu chứng chứ không điều trị tận gốc căn nguyên. 

Một số mẹo được dùng để điều trị viêm khớp liên cầu khuẩn phổ biến như sau:

Lá lốt chữa viêm khớp

Lá lốt có tính ấm, có chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cao. Ngoài ra còn có khả năng chống viêm, giảm đau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 đến 2 nắm lá lốt tươi, để ráo nước
  • Cho lá lốt lên chảo nóng. Sao vàng rồi thêm muối biển vào.
  • Khi lá lốt vàng đều và có mùi thơm thì dừng lại.
  • Cho lá vào túi chườm bằng vải, rồi đắp lên các khớp đau.
  • Nếu nguội, chỉ cần sao nóng lại rồi tiếp tục đắp lên vùng đau.

Trị viêm khớp liên cầu bằng ngải cứu

Ngải cứu cũng chứa nhiều thành phần có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Dùng ngải cứu rất tốt trong các trường hợp sưng viêm, nóng đỏ ở ổ khớp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 100g lá ngải cứu, giã nát.
  • Trộn ít giấm gạo với lá ngải cứu
  • Sao nóng hỗn hợp trên chảo đến khi có mùi thơm.
  • Cho vào túi vải và đắp lên khu vực khớp bị sưng.

viem khop lien cau
Điều trị viêm khớp liên cầu từ dược liệu trong vườn

Cần lưu ý là các mẹo dân gian chỉ phù hợp khi bệnh nhẹ, không gây nguy hiểm. Muốn điều trị tận gốc hay điều trị các trường hợp nặng, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh.

Điều trị bệnh viêm khớp liên cầu bằng Tây Y

Hiện nay phần lớn các bệnh nhân mắc viêm khớp liên cầu khuẩn được chỉ định điều trị theo Tây y. Với phương pháp này giúp giảm nhanh những cơn đau, tác dụng hiệu quả.

Tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá nhiều mà cần có sự hỗ trợ của và chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ. Các phương pháp được sử dụng rất đa dạng, bao gồm:

Điều trị nội khoa viêm khớp liên cầu

Viêm khớp liên cầu có nguyên nhân là do liên cầu khuẩn gây ra. Do đó cần dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

  • Kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm khớp liên cầu: Clindamycin 2.4g (tiêm tĩnh mạch), Nafcillin 2g (tiêm tĩnh mạch), penicillin (tiêm tĩnh mạch).
  • Thuốc chống viêm giảm đau cũng được sử dụng để làm giảm triệu chứng tại chỗ cho người bệnh: paracetamol, codein,..

viem khop lien cau
Thuốc là lựa chọn hiệu quả trong điều trị bệnh

Điều trị ngoại khoa viêm khớp liên cầu

Nếu bệnh có tổn thương mô mềm, mô sụn thì cần loại bỏ tổ chức viêm nặng bằng cách phẫu thuật để lấy mủ ở ổ khớp hoặc loại bỏ dịch khớp. Vì chúng có nguy cơ lây lan ra các tổ chức khác trong cơ thể.Sau đí tiếp tục liệu trình điều trị bằng kháng sinh để nhanh hồi phục.

Biện pháp phối hợp điều trị viêm khớp liên cầu

Với mỗi giai đoạn và biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn cho bệnh nhân giúp hỗ trợ quá trình điều trị:

  • Nội soi rửa khớp: Nhằm mục đích loại bỏ bớt dịch mủ trong ổ khớp, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp việc điều trị bằng thuốc có hiệu quả tốt hơn.
  • Dẫn lưu khớp: Biện pháp này can thiệp vào ổ khớp, làm giảm bớt khối lượng mủ viêm trong ổ khớp.

Điều trị theo các bài thuốc Đông y

Từ xa xưa viêm khớp đã được các thầy thuốc Đông y nghiên cứu kỹ. Theo Đông y, viêm khớp liên cầu thuộc chứng tý, do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, trong điều kiện nhiệt thấp, phong hàn xâm nhập cũng làm bệnh thêm nặng.

Nhiều bài thuốc chữa viêm khớp đã được nghiên cứu và truyền qua nhiều thế hệ. Thuốc Đông y giúp chữa bệnh từ căn nguyên, đồng thời làm giảm các triệu chứng đau nhức và bổ gân cốt của người bệnh. Các bài thuốc Đông y đều chứa các dược liệu có tác dụng phòng phong, bổ gân, bổ can, rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên người bệnh cần thực sự kiên trì uống thì mới mang lại tác dụng như mong muốn.

Bài thuốc số 1:

  • Thành phần: Đương quy và xích thược mỗi vị 16 g. Thương truật, bạch chỉ và cát cánh mỗi vị 12 g. Phục linh 10 g. Chỉ xác, hậu phác và quế chi mỗi vị 8 g. Cam thảo, bán hạ chế, ma hoàng và can khương mỗi vị 4 g.
  • Thuốc được sắc thành nước uống.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống.

viem khop lien cau
Thuốc Đông y điều trị viêm liên cầu khuẩn

Bài thuốc số 2:

  • Thành phần: Tang kí sinh, bạch thược và đẳng sâm mỗi vị 16 g. Phòng phong, độc hoạt và đỗ trọng mỗi vị 12 g. Phục linh và xuyên khung mỗi vị 10 g. Tế tân 8 g. Cam thảo 4 g.
  • Mỗi ngày sắc một thang thuốc uống, chia thành 2 lần uống.

Lưu ý cho người mắc bệnh viêm khớp liên cầu

Viêm khớp liên cầu là do vi khuẩn gây nên, do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau để tạo giúp quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh được thuận lợi, có hiệu quả:

  • Ngay khi phát hiện tổn thương da như rách da cần rửa bằng cồn iod và vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm trùng.
  • Khi khớp bị chấn thương, cần điều trị ngay và vệ sinh vết thương theo chỉ định của bác sĩ, tránh gây ra nhiễm khuẩn ổ khớp.
  • Tránh ăn các thức ăn chứa nhiều đạm như hải sản, thịt bò, thịt lợn… Cũng không nên ăn nhiều đồ ăn chiên, xào vì nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế hoặc không sử dụng những loại đồ ăn đông lạnh, đồ ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có gas,... vì chúng có rất nhiều chất phụ gia, chát bảo quản không tốt cho khớp.
  • Tăng cường luyện tập, thể dục thể thao bằng những bài tập đơn giản hoặc những bộ môn chuyên nghiệp. Cây dựng một lối sống lành mạnh, cân bằng để tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không lạm dụng kháng sinh, tránh tình trạng kháng kháng sinh, gây không đáp ứng được khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung. Nếu muốn sử dụng nên đi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
  • Chú ý vệ sinh hằng ngày sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ thể.

Viêm khớp liên cầu tuy không gây nguy hiểm quá lớn với sức khỏe bệnh nhân nhưng lại đem tới những bất tiện khó khăn trong sinh hoạt. Đồng thời, do đây là một bệnh lý về nhiễm khuẩn, nên rất dễ dàng tái phát. Do đó, bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu và đi điều trị dứt điểm bệnh.

Đau đầu gối sau sinh là một tình trạng khá phổ biến ở chị em phụ nữ sau sinh đẻ. Tuy nhiên, nhiều người lại không quá quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt…

Xem chi tiết

Viêm khớp răng là tình trạng xuất hiện ổ viêm tại chỗ, kèm theo biểu hiện đau và sưng xung quanh khoang miệng. Cũng vì vậy mà người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc…

Xem chi tiết

Đau khớp háng khi tập yoga thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và ngay trong quá trình tập luyện nếu như không biết cách phòng tránh. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ các…

Xem chi tiết

Đau khớp cổ tay sau sinh là biểu hiện mà nhiều chị em gặp phải trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh lý về xương khớp, hoặc vận động nặng, sai…

Xem chi tiết

Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì là vấn đề quan trọng mà người bệnh cần tìm hiểu. Theo các bác sĩ, việc thực hiện một thói quen dinh dưỡng tốt, đồng thời tránh xa…

Xem chi tiết

Trong quá trình mang thai, bà bầu gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe trong đó có đau khớp háng khi mang thai. Đây là tình trạng thường thấy, xuất hiện…

Xem chi tiết

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp là hệ thống các dạng thuốc được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng, đặc biệt là khi điều trị tại các bệnh viện tuyến trên. Việc…

Xem chi tiết

Viêm khớp phản ứng là một dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng khác nhau và khiến…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *