Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Top 10 thực phẩm tránh xa
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm khớp cổ chân kiêng ăn gì để nhanh lành, hỗ trợ điều trị? Câu hỏi hiện đang nhận được sự quan tâm của nhiều bệnh nhân. Khi có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, người bệnh sẽ có thời gian hồi phục sức khỏe nhanh chóng và hạn chế được các tác dụng phụ trên cơ thể. Dưới đây là top 10 thực phẩm khi điều trị viêm khớp cổ chân cần kiêng.
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Top 10 thực phẩm nên tránh
Các thực phẩm không dùng trong thời gian điều trị đau khớp cổ chân được chỉ ra dựa trên nguyên tắc: Cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng nhưng không làm kích thích phản ứng viêm. Nếu có tác động xấu đến cơ thể thì bệnh nhân nên tránh sử dụng hoàn toàn.
Dưới đây là top 10 nhóm chất không nên ăn khi bị bệnh viêm khớp cổ chân.
Thực phẩm chứa glycemic
Thực phẩm chứa nhiều chất glycemic bao gồm lúa mạch, lúa mì và yến mạch; đây là những thực phẩm kiêng kị với những bệnh nhân đang bị viêm khớp cổ chân. Bởi theo các nghiên cứu mới đây, khi sử dụng các món ăn chế biến từ thực phẩm này sẽ tăng kích thích viêm trong cơ thể.
Bên cạnh đó, khi dùng ăn quá nhiều các chất tinh bột sẽ gây tình trạng giữ nước, đầy bụng, tăng cân. Khiến xương khớp phải chịu nhiều áp lực hơn và có thể tăng thêm tình trạng nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? – Các chế phẩm từ sữa
Các chế phẩm liên quan đến sữa bao gồm: Phô mai, bánh ngọt, yogurt, sữa chua, các loại bơ… Đây là nhóm thực phẩm được khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc ngừng sử dụng trong thời gian điều trị viêm khớp cổ chân.
Tuy chứa hàm lượng calo rất cao và khiến bệnh ăn ngon miệng hơn, nhưng trong thành phần lại chứa dạng protein là casein kích thích phản ứng viêm tại các mô xung quanh khớp cổ chân. Như vậy việc hạn chế sử dụng loại đồ ăn này là điều nên làm.
Chất kích thích
Nhóm các chất kích thích không nên dùng bao gồm: Bia rượu, cà phê, thuốc lá, cần sa, chất thuộc danh sách cấm…Đặc biệt đối tượng bệnh nhân đang mắc bệnh viêm khớp cổ chân nên tránh xa.
Các chất kích thích khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu và gây ra tình trạng tương tác đồng thời lên thuốc điều trị, khiến cơ quan chuyển hóa và đào thải phải hoạt động nhiều hơn. Do vậy, một thực trạng nhìn thấy rõ nhất ở những bệnh nhân không chịu kiêng nhóm chất này là khả năng điều trị và hồi phục thấp hơn rất nhiều so với các đối tượng khác.
Đặc biệt với những bệnh nhân đã có bệnh lý về tim mạch và huyết áp trước đó thì càng không nên sử dụng, bởi sẽ gây tắc bít đường hô hấp và ảnh hưởng đến khả năng co bóp của cơ tim.
Thực phẩm nhiều chất béo
Viêm khớp cổ chân nên kiêng ăn gì? Tuyệt đối không lạm dụng nhóm chất béo khi đang điều trị, bởi vì đây là những đồ ăn cung cấp một lượng lớn calo và dễ gây tích trữ lipid tạng. Như vậy khiến bệnh nhân tăng cân và hạn chế khả năng phát huy tác dụng của thuốc. Đặc biệt khi dạng thuốc tiêm và không có thuộc tính thân dầu.
Bên cạnh đó, chất béo cũng thể hiện tính độc hại khi kích thích sản sinh các enzym hỗ trợ phản ứng viêm diễn ra. Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng dạng thức ăn này theo hàm lượng được chỉ định sẵn.
Đồ hộp và chế biến sẵn
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Nhóm các đồ ăn và đồ hộp được chế biến sẵn từ lâu đã nằm trong top các thực phẩm không nên sử dụng thường xuyên. Bởi vì để sản xuất được các thực phẩm này, thành phần sẽ chứa một hàm lượng chất bảo quản nhất định. Khi dùng liên tục có thể ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của cơ thể.
Một số loại chất phụ gia có trong đồ hộp như: Muối, ớt, đường…cung cấp nguyên liệu cho quá trình viêm diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị, tốt nhất nên khuyến cáo không nên sử dụng các thực phẩm này vì trừ việc tiện lợi ra thì không có tác dụng tốt với sức khỏe.
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa solanin
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa solanin nên tránh xa bao gồm: Cà chua,cà tím, măng chua, ớt các dạng thường và muối chua, khoai tây…Các thực phẩm này tạo nên các phản ứng sinh lý bất lợi cho cơ thể, hỗ trợ quá trình viêm và gây nặng thêm bệnh.
Tuy đây cũng là các loại thực vật chứa vitamin và khoáng chất, nhưng bệnh nhân cần biết nên sử dụng khi nào thì hợp lý và an toàn cho sức khỏe.
Nhóm protein không lành mạnh
Nhóm protein không lành mạnh có thể điểm tên như: Thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt chó….Đây đều là các dạng thịt đỏ và không được khuyên sử dụng trong thời gian điều trị.
Không phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại, tuy nhiên việc dùng các món ăn được chế biến từ thịt đỏ sẽ gây tăng quá trình lắng đọng acid uric tại các khớp và chi. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình đau sưng khớp ngón chân cái, bàn chân và dẫn đến viên khớp.
Bên cạnh đó, tuy là “thịt” nhưng các thực phẩm này còn chứa lượng lớn mỡ tạng và khiến cơ thể bị tăng cân khi sử dụng lượng lớn hàng ngày.
Chất đạm từ nội tạng
Nội tạng động vật bao gồm: Dạ dày, phổi, tim, gan, lòng… khi được chế biến sẽ trở thành những món ăn ngon và kích thích khẩu vị mạnh, tuy nhiên lại không hề phù hợp với bệnh nhân viêm khớp cổ chân. Những thực phẩm này trong quá trình chế biến có thể không đảm bảo vệ sinh và vô tình đưa những vi khuẩn từ động vật vào cơ thể người, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bên cạnh đó một lượng lớn đạm từ chúng sẽ không được chuyển hóa hết và lắng đọng tại các chi, khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Bắp ngô kích thích phản ứng viêm
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Theo các nghiên cứu và đánh giá thực tế trên bệnh nhân bị viêm nói chung đã đưa ra kết quả như sau. Những người bổ sung ngô vào chế độ ăn (thay tinh bột từ gạo) luôn có mức độ viêm tiến triển nặng và diễn biến thất thường so với những bệnh nhân khác.
Như vậy đã có dấu hiệu chứng minh việc sử dụng bắp ngô sẽ khiến bị tăng cường độ đau và phản ứng viêm tại chỗ, tốt nhất bạn không nên ăn khi đang điều trị viêm khớp cổ chân mãn tính.
Đồ gia vị cay nóng
Đồ gia vị cay nóng như: Ớt đỏ, hạt tiêu bắc,… ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa nếu sử dụng hàng ngày. Đây cũng là thực phẩm kích kích các phản ứng viêm và khiến tình trạng sức khỏe bệnh nhân giảm sút. Do vậy những người bị viêm khớp cổ chân nói riêng và người mắc bệnh lý xương khớp nói chung đều không nên sử dụng.
Viêm khớp cổ chân nên ăn gì là tốt nhất?
Bên cạnh các nhóm chất kiêng hoàn toàn, bệnh nhân nên sử dụng một số nhóm thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi và điều trị dưới đây.
Rau quả màu xanh
Rau quả thực vật xanh được khuyến cáo sử dụng bao gồm: Rau bina, súp lơ, hành tây, lựu, việt quất, mâm xôi, dâu tây… Đây là nhóm chất chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ngoài ra còn có chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cho mọi lứa tuổi.
Sử dụng hàng ngày sẽ tăng quá trình thanh lọc cơ thể và đẩy độc tố trong quá trình điều trị ra bên ngoài cơ thể, đồng thời hỗ trợ tăng chất lượng xương khớp.
Gia vị tạo tính ấm
Gia vị tính ấm thường gặp như: Tỏi, gừng, nghệ…được chứng minh có khả năng kháng viêm và giảm đau rất tốt. Bệnh nhân có thể sử dụng kèm theo vào món ăn với lượng khuyến cáo, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị, vừa kích thích ăn ngon miệng hơn.
Thực phẩm chứa omega 369
Thực phẩm chứa omega 369 thường gặp như: Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu…Khi sử dụng thường xuyên sẽ giảm quá trình hình thành gốc tự do, giảm phù nề, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, trong các thực phẩm này có chứa thành phần kích thích sản sinh sụn và nhầy ổ khớp, hỗ trợ quá trình vận động và tăng sự linh hoạt cho các khớp.
Bệnh nhân được khuyến cáo dùng 2 – 3 lần/ tuần và cũng không nên ăn quá nhiều, tránh gây dư thừa.
Thực phẩm chứa beta caroten
Thực phẩm chứa nhiều beta caroten bao gồm: Cà rốt, đậu nành, gấc,…Đây được biết đến là tiền chất của loại vitamin A, có tác dụng chống gốc tự do, giảm quá trình oxy hóa và tổn thương lên tế bào xương – sụn. Bên cạnh đó, cung cấp một lượng vừa đủ hàng ngày sẽ tăng sức đề kháng, hỗ trợ mắt sáng và các bệnh về da rất tốt.
Dầu ô liu
Dầu ô liu thuộc nhóm dầu thực vật có khả năng chống lại quá trình sinh trưởng các enzym gây viêm do có chứa thành phần omega 3 và oleocanthal. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm này còn phòng ngừa nguy cơ loãng xương, bảo vệ chức năng vận động ổ khớp và đẩy lùi bệnh tật ở đối tượng người cao tuổi. Bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày với lượng vừa đủ để tránh gây dư thừa.
Lưu ý trong điều trị viêm khớp cổ chân
Chế độ ăn uống đóng vai trò là nguồn nguyên liệu hỗ trợ cơ thể trong quá trình điều trị nội khoa và ngoại khoa. Bên cạnh việc quan tâm đến dinh dưỡng, bạn cũng nên lưu ý khi đang điều trị bệnh viêm khớp cổ chân như sau:
- Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bất thường khi tiến hành điều trị tại nhà, nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám lại và nghe theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi có hiện tượng tái phát bệnh viêm khớp cổ chân, bệnh nhân nên bắt đầu với những cách điều trị đơn giản như massage, dùng nhiệt nóng, xoa bóp…trước khi sử dụng dụng thuốc.
- Lên kế hoạch tập luyện cụ thể để tránh tình trạng cứng và khó vận động khớp, tránh nguy cơ tái phát sau điều trị ngoại khoa.
- Bệnh nhân nên duy trì trọng lượng để tránh tăng áp lực lên hệ cơ xương.
- Thăm khám sức khỏe theo thời gian quy định, thực hiện kiểm tra và xử lý kịp thời khi phát hiện thấy những biến chứng của bệnh.
- Nghỉ ngơi sau khi làm việc hoặc khi thấy cơ thể không được khỏe, không nên gắng sức làm xuất hiện những chấn thương không đáng có.
Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Top 10 thực phẩm trên đây là câu trả lời cho bạn. Hy vọng đối tượng mắc bệnh sẽ biết lựa chọn những món ăn phù hợp, vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!