Đau khớp gối khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau khớp gối khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do thay đổi chế độ sinh hoạt và nội tiết tố trong cơ thể. Mẹ bầu cần có những biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Đau khớp gối khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?
Đau khớp gối khi mang thai là tình trạng đau nhức tại khớp gối, kèm theo các biểu hiện triệu chứng khác như sưng, viêm hoặc chảy máu dưới da. Tình trạng này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài khiến mẹ bầu lo lắng.
Tùy vào cơ địa của mỗi người, tình trạng đau khớp gối khi mang thai sẽ xuất hiện vào khoảng thời gian khác nhau, tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là giai đoạn cuối của thai kỳ. Bên cạnh đó mức độ đau cũng có thể từ nhẹ đến rất đau tùy vào tổn thương thực thể tại vị trí khớp gối.
Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của bệnh. Nếu mức độ biểu hiện chỉ là đau mỏi nhẹ, không có sưng viêm thì mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp giảm đau tự nhiên mà có thể không cần đi khám.
Tuy nhiên trong trường hợp biểu hiện đau nhiều, sưng kèm phù nề và cảm giác khó chịu bao trùm, lúc này mẹ bầu nên đi khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt lưu ý, không tùy tiện sử dụng các thuốc điều trị mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi giai đoạn mang thai, mẹ cần chú ý sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con sau này. Bên cạnh đó, khi có các biểu hiện bất thường thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Nguyên nhân và triệu chứng của đau khớp gối khi mang thai
Nguyên nhân của tình trạng đau khớp gối khi mang thai rất đa dạng. Khi xuất hiện thì bệnh có biểu hiện triệu chứng điển hình. Do vậy để điều trị chính xác, khi thực hiện thăm khám, mẹ bầu nên trao đổi tất cả các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Kết hợp với việc thực hiện xét nghiệm và chụp chiếu cần thiết, lúc này bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh và có điều hướng điều trị chính xác nhất.
Nguyên nhân
Đau khớp gối khi mang thai có thể là do những nguyên nhân sau gây ra.
Thay đổi nội tiết tố
Trong thai kỳ, người mẹ sẽ có nhiều thay đổi đặc biệt là tâm sinh lý. Những sự thay đổi này là do hormon sinh dục nữ estrogen của mẹ bắt đầu giảm dần, thay vào đó là sự tăng sinh hormone relaxin. Đây là hormon có vai trò mở rộng phạm vi khớp háng và xương chậu để tạo không gian cho con phát triển, đồng thời tăng kéo dãn các dây chằng và tác động lên cả vùng cơ xương khớp gối.
Do vậy, càng về các tháng cuối cùng của thai kỳ. Tình trạng đau khớp gối khi mang thai càng biểu hiện rõ hơn. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu vẫn phải vận động nhiều hoặc làm việc nặng.
Trọng lượng cơ thể
Khi mang thai, người mẹ sẽ tăng trọng lượng lên rất nhanh và rất nhiều so với thời điểm trước đó. Bởi lúc này mẹ phải ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai phát triển.
Tuy nhiên, chính sự tăng cân nhanh và đột ngột như vậy đã khiến hệ thống xương khớp của người mẹ phải chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là khu vực xương khớp gối là nơi thấp nhất của cơ thể và gần như phải nâng đỡ hoàn toàn trọng lượng của cơ thể.
Bên cạnh đó, càng về các tháng cuối của thai kỳ, dòng máu trong cơ thể của mẹ sẽ rất kém lưu thông. Dẫn tới các tình trạng tê liệt và khó vận động khi ngồi hoặc đứng đột ngột. Như vậy cũng làm tình trạng đau khớp gối khi mang thai nặng thêm.
Thói quen xấu
Thói quen xấu trong thai kỳ là do những thay đổi trong chế độ sinh hoạt hoặc trong chế độ ăn uống. Giai đoạn này, người mẹ sẽ rất khó ngủ và thường ngủ sai tư thế, như vậy cũng đã ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
Bên cạnh đó, người mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác thèm ăn và chán ăn thất thường, dẫn tới việc thiếu dưỡng chất và các tình trạng bệnh lý khác đi kèm (tiểu đường khi mang thai). Bà bầu có thể sẽ bị loãng xương hoặc thay đổi chất lượng xương khớp. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau khớp gối khi mang thai.
Thiếu dưỡng chất
Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống khi mang thai, bởi đây là giai đoạn “một người ăn cho hai người”. Người mẹ khi không tìm hiểu kỹ về hàm lượng dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là nhóm chất Canxi và vitamin D sẽ dễ gây ra tình trạng đau nhức xương khớp hoặc thay đổi cấu trúc xương.
Các vấn đề khác
Các nguyên nhân khác có thể dẫn tới đau khớp gối khi mang thai đó là: Tính chất công việc, bệnh lý nền liên quan, các chấn thương do va chạm…
Khi mang thai mẹ vẫn phải làm việc nhiều, phải ngồi bàn làm việc tiếp xúc với máy vi tính, ít có vận động đi lại cũng dẫn tới tắc nghẽn các mạch máu vùng thân dưới. Dẫn tới tình trạng đau. Bên cạnh đó các tình trạng bệnh lý mạn tính trước thai kỳ có thể sẽ gây đau nhiều hơn trong giai đoạn mang thai.
Triệu chứng
Đau khớp gối khi mang thai sẽ có các biểu hiện triệu chứng đặc trưng và đi kèm như sau:
- Cảm giác đau nhức tại khớp gối, mức độ âm ỉ hoặc đau mạnh.
- Kèm theo các biểu hiện bề mặt như đỏ tấy hoặc sưng viêm.
- Có thể có tình trạng chảy máu dưới da.
- Khả năng vận động bị suy giảm. Hầu hết phải ngồi và ít di chuyển được xa.
Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp gối khi mang thai
Khi có các biểu hiện triệu chứng của đau khớp gối khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh. Đồng thời được điều trị theo phác đồ riêng bởi các thuốc sử dụng được trong thai kỳ. Tuy nhiên nên có các biện pháp theo dõi sát xao kể cả khi đã dùng các thuốc được chứng nhận an toàn.
Phương pháp chẩn đoán
Thực hiện chẩn đoán đau khớp gối khi mang thai qua các bước tiến hành như sau:
Thăm khám tại chỗ
Trước tiên bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải tại khớp gối. Mẹ bầu lưu ý phải nêu hết tất cả các tình trạng đang gặp phải, kèm theo các bệnh lý nền trước đó.
Sau khi đã biết được tiền sử bệnh và cảm giác của bệnh nhân hiện tại, bác sĩ sẽ thực hiện khám tại chỗ qua các kĩ năng “sờ, nắn, gõ, nghe” để đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương của mẹ bầu.
Các chỉ định xét nghiệm hoặc chụp chiếu tiếp theo sẽ được chỉ định nếu cần thiết.
Tiến hành xét nghiệm
Bệnh nhân sẽ thực hiện xét nghiệm các chỉ số máu, đặc biệt lưu tâm đến chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính, chỉ số acid uric và đường huyết.
Chụp X – quang
Chụp chiếu hình ảnh tại khớp gối để đánh giá một lần nữa về mức độ tổn thương của khớp gối.
Trong trường hợp có những biến chứng bất thường hoặc va chạm dẫn đến đau khớp gối, khi tiến hành chụp X – quang sẽ thấy được vị trí có tổn thương.
Mẹo dân gian trị đau khớp gối khi mang thai
Mẹ bầu khi có các biểu hiện bệnh lý thì điều hướng điều trị vẫn nên thực hiện các biện pháp tự nhiên. Tức là các mẹo và sản phẩm nguồn gốc Đông y.
Đặc biệt các mẹo dân gian này có ưu điểm là dễ thực hiện và tiện sử dụng, đáp ứng giảm đau rất nhanh. Tuy nhiên nên nhớ chỉ sử dụng các mẹo điều trị đơn giản, ít thành phần thì sẽ tốt hơn.
Mẹ bầu cũng không nên phụ thuộc và tin tưởng tuyệt đối vào các biện pháp này. Nên sử dụng kèm theo các thuốc/thực phẩm khác. Một số mẹo dân gian thường sử dụng trị đau khớp gối khi mang thai được thực hiện như sau:
Sử dụng muối trắng và trầu không
Nguyên liệu: Trầu không 10 lá, muối trắng 100g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lá trầu không rửa sạch, sau đó phơi thật khô. Thực hiện vò nát lá trầu không rồi cho lên chảo xào nóng.
- Sau khi đã bay hơi nước từ lá, thêm muối trắng vào rồi đảo đến khi nóng lại thì dừng. Bỏ hỗn hợp vừa bào chế vào trong miếng vải gạc sạch, sau đó chườm nhẹ nhàng lên khu vực khớp gối.
- Thực hiện hàng ngày khi đau.
Tinh dầu chanh sả giúp cải thiện tình trạng đau
Nguyên liệu: Tinh dầu chanh sả 10mL, 1000mL nước trắng.
Thực hiện và sử dụng:
- Bỏ nước vào trong ấm rồi đun sôi. Cho nước vừa đun sôi ra chậu nhỏ, để nước nguội dần rồi dùng nhiệt kế đo, khi đạt 70 độ thì thêm khoảng 5 – 10 giọt tinh dầu chanh sả vào chậu nước.
- Thực hiện ngâm chân trực tiếp vào chậu trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ vận động khi bị đau khớp gối.
- Thực hiện hàng ngày còn giúp tinh thần lạc quan và hỗ trợ giấc ngủ rất tốt.
Sử dụng tinh dầu gừng
Nguyên liệu: Tinh dầu gừng 10mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Làm sạch khu vực khớp gối.
- Nhỏ 1 – 2 giọt dầu gừng lên trên bề mặt khớp gối. Lấy tay thoa đều tại khu vực khớp gối theo chiều kim đồng hồ. Sức nóng của dầu sẽ giúp tan máu thâm và giảm đau viêm tại chỗ rất tốt.
- Lưu ý không sử dụng cho các vết thương hở hoặc người bị dị ứng với gừng.
Điều trị Đông y
Các bài thuốc Đông y được sử dụng khi bệnh nhân mang thai có tính an toàn hơn rất nhiều so với dòng thuốc tây. Việc sử dụng như vậy sẽ giải quyết được tình trạng lâu dài và ổn định hơn. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu tiên. Nhược điểm của các bài thuốc này là tác dụng chậm và phải thực hiện bào chế nhiều trong giai đoạn sử dụng.
Đối với các mẹ bầu, với tình trạng đau khớp gối khi mang thai nên ưu tiên lựa chọn các bài thuốc Đông y tăng lưu thông khí huyết, kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Và nên sử dụng với hàm lượng nhỏ nhất có thể, trong trường hợp cần thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đặc biệt lưu ý là quá trình thực hiện phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh gây rối loạn tiêu hóa cho mẹ bầu khi sử dụng.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Ngải điệp 300g, phong mật 100g, quế chi 5g.
Thực hiện và sử dụng:
- Ngải điệp rửa thật sạch, sau đó để ráo nước ở nơi thoáng mát.
- Sau khi đã khô, cho lá ngải điệp vào máy xay nhuyễn. Dùng vải gạc khô và sạch lọc lấy phần nước.
- Thêm 2 thìa cà phê phong mật và ½ thìa quế chi bột vào phần nước lọc sau khi xay ngải điệp, hòa kỹ cho đồng nhất.
- Chia đều lượng nước thành 2 lần, uống vào buổi sáng và chiều sau khi ăn. Thực hiện kiên trì và liên tục hàng ngày.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Sâm nam dương 30g, cam thảo 10g, hồng táo 3 quả, 1500mL nước trắng.
Thực hiện và sử dụng:
- Sâm nam dương đem rửa sạch rồi cắt thành miếng mỏng. Sau đó mang đi sao vàng trên chảo nóng.
- Cho sâm nam dương đã sao vàng cùng với cam thảo và hồng táo vào ấm sắc thuốc, thêm 1500mL vào ấm, nấu đến khi sôi thì cho nhỏ lửa dần.
- Sắc đến khi còn 2 – 3 bát thuốc thì dừng.
- Chia thành 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục cho đến khi giảm đau.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Hồ tiêu 20g, thảo quyết minh 10g, cam thảo 10g, 500mL nước trắng.
Thực hiện và sử dụng:
- Hồ tiêu rửa thật sạch, ngâm nước muối, sau đó để ráo nước.
- Vò hồ tiêu ra cho nhỏ, cho vào ấm sắc thuốc. Thêm cam thảo, thảo quyết minh và 500mL nước trắng rồi thực hiện sắc đến khi còn 100mL thuốc thì dừng.
- Uống 2 lần trong ngày. Mỗi ngày 1 lần bào chế. Thực hiện liên tục và đều đặn.
Bài thuốc số 4: Cốt vương thần hiệu thang – DỨT ĐIỂM đau khớp gối AN TOÀN, TỰ NHIÊN theo bí quyết của Thái y viện triều Nguyễn [ĐÃ KIỂM CHỨNG]
Cốt vương thần hiệu thang là bài thuốc Đông y đặc trị đau khớp gối của Nhất nam y viện. Đây là đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT đạt Giải thưởng TOP 20 Thương hiệu nổi tiếng 2020: Giải thưởng Hàng Việt Tốt – Dịch Vụ Hoàn Hảo – Thương hiệu nổi tiếng.
Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất nam y viện: “Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang được ứng dụng điều trị cho mọi đối tượng người bệnh viêm đau khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,… Những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai hay đang đang cho con bú sử dụng bài thuốc an toàn, không lo gặp tác dụng phụ khi điều trị.
Khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ suy giảm rõ rệt, cùng với những thay đổi về nội tiết trong thai kỳ khiến cơ địa nhạy cảm hơn. Thêm vào đó, hàm lượng hormone relaxin trong cơ thể người mẹ tăng lên khiến cho các mô kết nối xương giãn ra, làm lỏng lẻo sự kết nối giữa khớp với hệ thống dây chằng xung quanh, gây đau khớp gối. Bởi vậy, khi điều trị đau khớp gối cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, ngoài yếu tố hiệu quả còn cần chú trọng tính an toàn, phù hợp cơ địa”.
Cốt vương thần hiệu thang sở hữu hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các phương pháp điều trị đau khớp gối hiện hành:
1/ Bài thuốc được nghiên cứu, kiểm nghiệm kỹ càng từ nền tảng thuốc YHCT cung đình triều Nguyễn
Cốt vương thần hiệu thang được hoàn thiện từ công trình “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT triều Nguyễn trong điều trị bệnh xương khớp”, dựa trên những phương thuốc cổ trị bệnh xương khớp cho vua Nguyễn của các Ngự y Thái y viện.
Các phương thuốc dùng để chữa bệnh cho vua chúa thường cho hiệu quả cao, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng. Qua nhiều nguyên cứu chuyên sâu, thử nghiệm kỹ lưỡng, bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang Thanh hầu bổ phế thang kế thừa nguyên tắc điều trị bệnh từ gốc, công thức dược liệu đảm bảo an toàn tuyệt đối từ các Ngự y tài giỏi nhất Thái y viện.
>>> Xem chi tiết: Cốt vương thần hiệu thang: Kế thừa tinh hoa 150 năm điều trị xương khớp của Ngự y Triều Nguyễn
2/ Cơ chế trị bệnh từ gốc kết hợp bồi bổ, nâng cao thể trạng toàn diện
Hiệu quả trị bệnh của bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang đến từ cơ chế điều trị toàn diện và thành phần thảo dược đa dạng. Theo đó, bài thuốc sử dụng 32 vị thảo dược tự nhiên, được phát triển theo nguyên lý Bổ chính – Khu tà, kết hợp giữa “tấn công” và “phòng thủ”. Cụ thể:
- Khu tà: Thuốc giúp đẩy lùi tác nhân gây bệnh từ gốc, hành khí hoạt huyết, giải độc, làm tiêu các ổ viêm ở khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa, hư hỏng sụn khớp.
- Bổ chính: Tăng cường chức năng tạng phủ như thận, can, tỳ, nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể. Từ đó làm mạnh chính khí, phục hồi các tổn thương tại khớp gối, dứt điểm các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, sự bổ sung này cũng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp bệnh nhân thoải mái hơn, dự phòng tái phát bệnh về lâu dài.
Với cơ chế tác động song hành trên, bài thuốc phù hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Thành phần bài thuốc sử dụng nhiều ngự dược bổ dưỡng có tác dụng phục hồi tổn thương ở xương khớp, bổ can thận, khí huyết để nuôi dưỡng sức mạnh gân cốt từ bên trong, tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Sức đề kháng được tăng cường, thể trạng người bệnh khỏe mạnh hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, giúp người bệnh không bị phụ thuộc thuốc.
Bên cạnh đó, bài thuốc kết hợp nhiều thảo dược chống viêm, giải độc, trừ phong thấp giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng viêm sưng, đau nhức khớp gối nhanh chóng.
3/ Điều trị với phác đồ cá nhân hóa theo từng tình trạng sức khỏe
Cốt vương thần hiệu thang được ứng dụng cho người bệnh dưới dạng phác đồ điều trị 3 giai đoạn: Điều trị triệu chứng – Điều trị căn nguyên – Điều trị dự phòng.
Phác đồ điều trị được xây dựng dựa trên mức độ bệnh lý, cơ địa của mỗi mẹ bầu nên mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc điều trị dứt điểm đau khớp gối, mẹ bầu còn được tăng cường sức đề kháng và bồi bổ, nâng cao sức mạnh gân cốt để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phác đồ kết hợp bài thuốc uống điều trị từ bên trong với các sản phẩm bổ trợ và vật lý trị liệu. Như vậy, giúp mẹ bầu phục hồi hệ thống tạng phủ, trị bệnh từ gốc và tăng cường sức đề kháng tốt song các triệu chứng tắc ngạt, khó thở, sưng viêm mũi vẫn được xử lý nhanh chóng.
4/ Sử dụng 100% nam dược sinh học an toàn, phù hợp với cơ địa người Việt
Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, đặc biệt là cho mẹ bầu, bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang luôn kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng dược liệu. Toàn bộ dược liệu sử dụng trong bài thuốc đều là thảo dược sinh học, đạt chuẩn GACP – WHO, sử dụng công nghệ hiện đại để xử lý và bảo quản.
Do đó, thảo dược có hàm lượng dược chất cao, hoàn toàn không có hóa chất độc hại. Trước khi đưa vào sử dụng điều trị, dược liệu đã được kiểm nghiệm độc tính cấp, bán trường diễn nên đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ lên mẹ và em bé.
5/ Bào chế tiện lợi giúp mẹ bầu, mẹ sau sinh dễ dùng, dễ mang theo
Ngoài dạng thuốc thang thô, Nhất nam y viện hỗ trợ người bệnh sắc thuốc sẵn đóng túi hoặc cô thuốc cao đặc rất tiện lợi sử dụng, dễ dùng, dễ đem theo. Mẹ bầu có thể sử dụng trực tiếp mà không cần đun sắc cầu kỳ.
Sau 10 năm ứng dụng, Cốt vương thần hiệu thang đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh:
>> Xem ngay Hành trình điều trị thoái hóa khớp, đau khớp gần 10 năm của chị Đỗ Thị Minh Lợi tại Nhất nam y viện:
Để biết thêm thông tin bài thuốc, bạn đọc liên hệ ngay:
Điều trị Tây y đau một bên đầu gối phải
Điều trị Tây y luôn là biện pháp cuối cùng trong các phác đồ điều trị, đặc biệt là khi đau khớp gối khi mang thai lại đặc biệt phải chú ý. Các dòng thuốc Tây có ưu điểm cải thiện bệnh rất nhanh và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi sử dụng trong thai kỳ sẽ dễ dẫn đến quái thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.
Khi sử dụng cả bác sĩ và mẹ bầu phải theo dõi tất cả các đáp ứng và tác dụng không mong muốn liên quan, để khi có tiến triển xấu sẽ dừng thuốc ngay hoặc đổi phác đồ điều trị.
Các dòng thuốc tây khuyên dùng khi bị đau khớp gối khi mang thai bao gồm:
Các thuốc giảm đau tại chỗ
Các thuốc này có thành phần là hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs như: Diclofenac, Meloxicam, Methyl Salicylate,… ở dạng bào chế gel bôi hoặc miếng dán ngoài da. Tác dụng giảm đau chỉ nên khi trú tại khớp gối và hạn chế tác động lên các cơ quan bộ phận khác. Lưu ý, chỉ nên dùng dạng giảm đau ngoài da cho đối tượng bà bầu.
Kháng sinh
Kháng sinh có thể chỉ định trong giai đoạn mang thai, an toàn nhất vẫn là dạng kết hợp amoxicillin và acid clavulanic/muối của acid clavulanic. Thuốc thường được dùng ở tỉ lệ 4:1 hoặc 7:1.
Sử dụng dạng kháng sinh này không ảnh hưởng đến thai nhi, có tác dụng kháng khuẩn trong trường hợp viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Liều dùng khuyến cáo trong trường hợp đau nhẹ đến vừa trong viêm khớp là 500mg amoxicillin/125mg acid clavulanic mỗi lần x 2 lần/ngày.
- Trong trường hợp nặng phải sử dụng liều 875mg amoxicillin/125mg acid clavulanic mỗi lần x 2 lần/ngày.
Biện pháp phòng tránh đau khớp gối khi mang thai
Đau khớp gối khi mang thai thường gặp ở các tháng cuối cùng của thai kỳ. Mẹ bầu nên tìm hiểu thêm về bệnh lý cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay ở những tháng đầu tiên.
Các biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được tình trạng đau khớp gối trong thai kỳ.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn các món ăn nên chế biến, các thực phẩm cần bổ sung đặc biệt là nhóm khoáng chất Canxi, kẽm và các vitamin nhóm A – C – D. Các nhóm chất này giúp hệ xương của mẹ và bé đều phải triển khỏe mạnh..
- Tăng cân hợp lý: Mẹ nên thực hiện chế độ tăng cân hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh dẫn đến tắc nghẽn mạch máu chân và các biểu hiện bệnh lý liên quan đến xương khớp.
- Vận động cường độ nhẹ và thường xuyên: Khuyên mẹ bầu nên thực hiện các bài tập đơn giản hoặc vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ. Đặc biệt là tập hít thở để tăng quá trình lưu thông dòng máu trong cơ thể. Không nên thường xuyên ngồi tại chỗ hoặc nằm nhiều.
- Hạn chế các công việc quá sức: Mẹ bầu đừng “tham việc” khi trong thai kỳ, nên dành thời gian nhiều hơn để nghỉ ngơi. Bởi vì những thay đổi thất thường của mẹ trong thời gian này sẽ làm mẹ rất khó chịu. Nếu còn gánh vác thêm nhiều việc khác thì sẽ ảnh hưởng xấu thêm đến tâm lý và sức khỏe.
- Thăm khám thai kỳ thường xuyên: Ngoài mục đích kiểm tra sức khỏe thai nhi, khi thực hiện thăm khám còn giúp phát hiện ra các tình trạng bệnh khác của mẹ. Như vậy, khi biết sớm tình trạng bệnh sẽ có biện pháp xử lý từ những tháng đầu của thai kỳ.
- Trang phục thoải mái: Mẹ bầu nên mặc những bộ đồ thoải mái, kèm theo việc hạn chế sử dụng giày cao gót khi đi chơi hoặc đi làm.
Đau khớp gối khi mang thai tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ có phương hướng điều trị. Tuy nhiên cần hạn chế việc sử dụng các thuốc Tây y để điều trị trong thời gian này. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc làm tiến triển bệnh nặng hơn, mẹ bầu nên thực hiện thăm khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng khác thường tạo khớp gối.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!