Chi tiết cách dùng cây vòi voi chữa vảy nến an toàn lành tính
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChỉ từ 1 nắm nhỏ cây vòi voi với cách làm đơn giản như đun nước tắm, đắp trực tiếp lên da… là đã có thể cải thiện được tình trạng bong tróc da, rát da, kích ứng ở bệnh nhân vảy nến. Dùng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến được đánh giá là cách làm hiệu quả, an toàn và lành tính.
Cây vòi voi và công dụng đối với bệnh vảy nến
Cây vòi voi “nhỏ mà có võ”, thường được biết đến là cây cỏ dại mọc hoang nhưng ít ai biết rằng dược tính của nó rất tốt cho người bị bệnh vảy nến. Cây này chủ yếu mọc ở khu vực đồng ruộng, vườn tược ở nông thôn, ở thành phố khá khó gặp được tự nhiên.
Cây vòi voi còn được gọi với các tên gọi khác như: đền voi, cẩu vĩ trùng, nam độc hoạt, đại vĩ đạo. Từ xa xưa các thầy thuốc đông y và nhân dân ta đã biết đến tác dụng tốt của loại cây này đối với sức khoẻ con người. Vì vậy y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về dược tính của cây vòi voi, lấy tên khoa học là Heliotropium indicum L, thuộc họ Boraginaceae.
Để rõ hơn về tác dụng của cây vòi voi đối với bệnh nhân bị vảy nến, những thông tin viện dẫn từ nghiên cứu của y học hiện đại và y học cổ truyền sau đây sẽ giúp bạn:
Theo y dược học cổ truyền
Cây vòi voi có đặc điểm hình thái nổi bật là toàn bộ thân lá khi sờ vào hơi ráp tay, hoa của cây mọc thành 1 cụm và đối xứng song song nhau, cong cong như đôi ngà voi. Hoa cây thường có màu trắng và tím, khá dễ nhận biết. Toàn bộ từ thân, lá cho tới hoa của cây này có mùi hơi hắc.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Cây vòi voi được xếp vào nhóm dược liệu có tính mát, vị hơi cay và đắng nhẹ, quy vào kinh thận, tỳ, đại trường. Từ rễ, thân, lá cho tới hoa của cây này đều có dược tính hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Vì vậy khi sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường lấy cả cây hoặc có thể loại bỏ phần rễ.
Cây vòi voi thường được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh da liễu như: vảy nến, nổi mề đay, mẩn ngứa, nấm… nhờ khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, cải thiện tình trạng sưng tấy da. Ngoài ra, cây này cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị viêm xoang, viêm amidan mãn tính.
Theo y học hiện đại
Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu về loại dược liệu này và kết quả cho thấy tác dụng trong việc ức chế hình thành các khối u, hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Cụ thể, trong cả thân, lá, hoa cây vòi voi đều có chứa hoạt chất indixin N-oxyd, acid cyanhydric, heliotropin, ancaloit…. Đây là những chất đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Mặc dù vậy, cây vòi voi chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt khi áp dụng vào việc điều trị các bệnh lý da liễu. Thực tế có rất nhiều bệnh nhân vảy nến phản hồi tốt về việc áp dụng cây này vào điều trị bệnh, tình trạng ngứa giảm bớt và những tổn thương trên da được tái tạo nhanh hơn bình thường.
Hướng dẫn các bước chữa vảy nến bằng cây vòi voi
Bạn có thể tìm mua cây vòi voi khô tại các hiệu thuốc nam nếu ở thành phố còn ở nông thôn thì có thể dễ dàng tìm thấy cây này trong vườn nhà hoặc ngoài đồng ruộng. Vốn là cây cỏ dại với sức sống mãnh liệt nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề tồn dư hóa chất kích thích hay thuốc bảo vệ thực vật khi dùng cây vòi voi chữa vảy nến. Sau đây là một số cách chữa vảy nến bằng cây vòi voi thông dụng nhất, hiệu quả đã được kiểm chứng:
Tắm bằng nước đun cây vòi voi chữa bệnh vảy nến toàn thân
Cách này rất đơn giản, dễ dàng thực hiện được chỉ với 2 – 3 nắm cây vòi voi. Để tăng thêm hiệu quả làm sạch bề mặt da và tăng khả năng kháng viêm, tiêu sưng, bạn nên kết hợp thêm quả ké đầu ngựa để đun nước tắm.
Chuẩn bị: 2 – 3 nắm cây vòi voi khô hoặc tươi đều được; 200 – 300gr quả ké đầu ngựa.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch bụi bẩn, đất cát bám trên cây vòi voi, sau đó vẩy cho ráo nước
- Cho cây vòi voi và quả ké đầu ngựa vào nồi khoảng 2 – 3l đun sôi lên
- Sau khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và đun tiếp từ 20 – 30 phút để tinh chất trong các loại dược liệu tiết hết ra nước.
- Bỏ phần bã, gạn lấy nước rồi pha thêm nước lã cho vừa nhiệt độ nước tắm
- Sau khi tắm xong không cần tráng lại bằng nước sạch
Để đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến – á sừng, bệnh nhân nên tắm đều đặn mỗi ngày 2 lần, thực hiện liên tục ít nhất 1 tuần. Nếu thực hiện với tần suất này mà không nhận thấy sự chuyển biến về sức khoẻ thì nên dừng lại.
Cây vòi voi ngâm rượu trắng chữa bệnh vảy nến
Bài thuốc này tận dụng khả năng kháng viêm, kháng khuẩn của cả 2 loại nguyên liệu là cây vòi voi và rượu trắng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đảm bảo làm đúng hướng dẫn, đúng liều lượng để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.
Chuẩn bị: 1 nắm lá cây vòi voi, chỉ lấy phần lá, không lấy thân và hoa; 0,5l rượu trắng, nên chọn rượu nếp; 1 bình thuỷ tinh loại 2l rửa sạch, lau khô hoàn toàn nước bên trong.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cây vòi voi với nước muối loãng, nên ngâm từ 15 – 20′ sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Vẩy cho ráo nước toàn bộ lá cây vòi voi
- Cho lá vòi voi và rượu trắng vào trong bình thuỷ tinh, đậy kín nắp rồi cất ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào
- Thời gian ngâm rượu nên là 10 – 15 ngày
Hướng dẫn dùng cây vòi voi ngâm rượu chữa vảy nến:
- Mỗi ngày lấy ra 1 chén hoặc 1 nửa bát con rượu ngâm lá vòi voi
- Dùng tay sạch hoặc miếng gạc sạch thấm rượu thoa trực tiếp lên da bị vảy nến
- Vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút để tinh chất thấm sâu vào bề mặt da
- Kiên trì thực hiện 1 – 2 tuần để đánh giá được hiệu quả của cách chữa trị này.
Đắp lá cây vòi voi chữa vảy nến
Thực hiện bài thuốc này thường xuyên, từ 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong vòng 2 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt. Đây là cách tận dụng tốt nhất những tinh chất có lợi cho da từ cây vòi voi, thẩm thấu trực tiếp vào da, làm mềm da và giảm kích ứng, hỗ trợ giảm ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Mẹo này chỉ nên thực hiện với những người bị vảy nến thể mảng dạng nhẹ, không nên áp dụng với các trường hợp có bội nhiễm.
Chuẩn bị: 1 – 2 nắm lá cây vòi voi; nửa thìa cafe muối hạt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cây vòi voi với nước muối ấm pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lá sau đó rửa lại với nước sạch
- Phơi lá vòi voi ở nơi sạch sẽ để ráo nước
- Cho nắm lá vào cối xay sinh tố hoặc cối giã cùng với muối hạt, xay nhuyễn.
- Lấy cả bã và nước cốt lá vòi voi ra, đắp trực tiếp lên chỗ da bị tổn thương do bệnh vảy nến.
- Dùng băng gạc y tế mỏng, sạch, băng lại
- Sau khoảng 15 – 20 phút đắp lá vòi voi thì bỏ ra, rửa lại bằng nước sạch
- Nếu bạn thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ thì có thể để qua đêm.
- Kiên trì đắp lá vòi voi chữa vảy nến liên tục mỗi ngày ít nhất 1 lần, từ 3 – 4 tuần hoặc cho tới khi thấy được hiệu quả rõ rệt của phương pháp này thì có thể dừng lại.
Trên đây là một số hướng dẫn dùng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến được lưu truyền trong dân gian. Các cách này chỉ nên được thực hiện với bệnh nhân bị vảy nến thể mảng, diện hẹp. Với những bệnh nhân bị vảy nến thể mủ hoặc có bội nhiễm, kích ứng thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Nhìn chung, cây vòi voi chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, tiêu viêm làm giảm các triệu chứng của vảy nến như mẩn ngứa, khô rát, đóng vảy trên bề mặt da. Tuy nhiên, dùng riêng lẻ cây thuốc này chỉ cho hiệu quả tạm thời, vảy nến có thể tái phát lại với tình trạng nghiêm trọng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!