Top 5 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Cho Hiệu Quả Cao
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là một trong những mẹo điều trị bệnh da liễu được nhiều người áp dụng. Chưa kể, đây còn là dược liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ và có thể áp dụng thường xuyên mà không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện các cách chữa tổ đỉa tại nhà với lá lốt mang tới hiệu quả cao và an toàn nhất.
Lá lốt chữa bệnh tổ đỉa có hiệu quả không?
Lá lốt là một trong những loại rau thơm khá phổ biến trong đời sống gia đình Việt. Không chỉ được sử dụng như để chế biến món ăn, lá lốt còn được biết tới là vị thuốc chữa bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh tổ đỉa cực kỳ hiệu quả.
Sở dĩ có thể sử dụng lá lốt để chữa bệnh tổ đỉa là vì chúng có chứa chất chống oxy hóa cùng các dưỡng chất như Alkaloid, Benzylaxetat, Beta-caryophylen,… mang tới công dụng diệt khuẩn, kháng viêm và tái tạo da hữu hiệu.
Chưa kể, với nguồn khoáng chất, vitamin dồi dào, lá lốt còn giúp phục hồi da, cải thiện tình trạng tổn thương và giúp da tăng sức đề kháng hiệu quả. Theo quan niệm Đông y, lá lốt có khả năng tiêu viêm, giải độc, chống hàn,… Vì thế, chúng thường được tận dụng để điều trị chứng tay chân lạnh, nhiễm độc và bệnh tổ đỉa.
Hướng dẫn 5 chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt an toàn, hiệu quả
Các mẹo sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa được người dân áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Theo đó, các bạn có thể tham khảo lựa chọn thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Uống nước cốt lá lốt tươi chữa bệnh tổ đỉa
Trong trường hợp bệnh tổ đỉa đã tái phát nhiều lần và có xu hướng chuyển thành bệnh mãn tính thì bạn có thể sử dụng bài thuốc dùng nước cốt lá lốt. Việc uống nước cốt lá lốt sẽ giúp cải thiện bệnh lý từ bên trong, giúp hỗ trợ trị bệnh lâu dài, ngăn bệnh tái phát nhiều lần. Mặc dù vậy, các bạn chỉ nên sử dụng nước lá lốt với liều lượng vừa đủ để tránh làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 30g lá lốt tươi, 1 thìa muối hạt nguyên chất.
- Mang lá lốt rửa sạch bụi bẩn rồi ngâm với nước muối loãng, vớt ra để cho ráo nước.
- Xay nhuyễn lá lốt với 1 ít muối hạt bằng máy xay sinh tố, vắt lấy phần nước cốt và bỏ bã.
- Hòa nước cốt thu được với 300ml nước đã đun sôi rồi uống ngay khi còn ấm.
- Một tuần bạn nên sử dụng nước cốt lá lốt từ 3 – 4 lần.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt tươi đắp lên vùng da bị bệnh
Việc dùng lá lốt đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh sẽ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng bên ngoài, giúp da giảm sưng viêm và kích thích quá trình tái tạo da hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da hoàn hảo, tránh để bệnh tái phát nhiều lần.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị lá lốt tươi cùng ít muối biển.
- Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối rồi vớt ra rửa lại với nước, để cho ráo.
- Giã nát lá lốt cùng muối hạt, sử dụng chúng để đắp lên vùng da bị tổ đỉa.
- Chỉ đáp trong khoảng 30 phút và rửa lại ngay sau đó với nước ấm.
- Nên đắp lá lốt trong khoảng 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả trị liệu tốt nhất.
Sử dụng lá lốt kết hợp với rượu trắng
Cách chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt với rượu trắng không còn xa lạ với nhiều người. Nồng độ cồn trong rượu sẽ giúp diệt khuẩn và làm tăng công dụng của dược liệu. Công thức kết hợp rượu trắng và lá lốt trị bệnh tại nhà được thực hiện đơn giản, bạn có thể áp dụng theo cách sau:
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá lốt cùng 1 chén rượu trắng.
- Dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đem ngâm với nước loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Giã nát số dược liệu trên, bỏ rượu trắng vào, khuấy đều rồi thoa lên vùng da bị tổ đỉa.
- Để hỗn hợp trên da trong 10 phút, bạn rửa sạch lại với nước ấm rồi dùng khăn bông thấm khô da.
Ngâm rửa vùng da bị bệnh với nước lá lốt
Đây cũng là một trong những cách chữa tổ đỉa an toàn, có khả năng khắc phục tốt các triệu chứng khó chịu của bệnh một cách hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 50gr lá lốt tươi, mang rửa sạch và vò nhẹ.
- Đun sôi lá lốt với 1 lít nước sau đó để nguội bớt mới ngâm vùng tay, chân bị tổ đỉa.
- Bạn có thể dùng bã lá lốt để chà lên từng vùng bị bệnh để tăng khả năng kháng khuẩn và giúp da nhanh chóng hồi phục.
- Rửa lại da với nước sạch rồi lau khô.
- Với cách này bạn nên ngâm rửa 2 lần mỗi ngày.
Chế biến món ăn với lá lốt
Bên cạnh các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt nêu trên, bạn có thể dùng lá lốt trong các món ăn để cải thiện bệnh. Được biết, thành phần dinh dưỡng có trong loại lá này rất đa dạng, việc sử dụng thường xuyên không chỉ giúp cải thiện bệnh da liễu tốt mà còn góp phần củng cố sức khỏe hiệu quả. Chưa kể, lá lốt khi được chế biến sẽ rất thơm ngon, đậm vị nên được rất nhiều người yêu thích sử dụng.
Các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà người bệnh có thể chế biến với lá lốt là bò cuốn lá lốt, trứng chiên lá lốt, canh lá lốt nấu thịt heo nạc,… Cụ thể:
Canh lá lốt nấu thịt nạc điều trị tổ đỉa
- Chuẩn bị lá lốt tươi 200g, 500g thịt heo nạc, tỏi, gừng, gia vị vừa đủ.
- Rửa sạch lá lốt, dùng dao thái rối, thịt nạc mang rửa sạch, băm nhuyễn rồi cho vào ướp cùng với gia vị. Tỏi đem lột bỏ vỏ, băm nhuyễn, gừng bỏ vỏ, cạo phần vỏ ngoài thái thành lát mỏng. Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn rồi bỏ dầu ăn, tỏi băm vào phi thơm. Khi tỏi thơm rồi bạn cho thịt băm vào đảo cho tới khi thịt săn lại. Cho thêm 700ml nước sạch, đun tới lúc nước sôi thì cho lá lốt cũng như gừng vào. Sau đó, cho thêm 2 phút thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, sử dụng món ăn lúc còn nóng để cho hiệu quả tốt.
Trứng rán lá lốt
- Chuẩn bị lá lốt tươi 100g, 3 quả trứng gà, gia vị vừa đủ.
- Khi rửa xong lá lốt, bạn dùng dao thái nhỏ, đập trứng vào tô, cho lá lốt vào, bỏ thêm gia vị đánh đều. Sau đó cho hành tím đem lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Cho hành vào chảo phi thơm tới khi hành chín vàng, bạn đổ hỗn hợp trứng lá lốt vào trán đều khắp mặt chảo.
- Lưu ý nên đậy kín nắp tới khi trứng chín vàng đều thì tắt bếp và lấy ra đĩa ăn cùng cơm nóng.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt tại nhà
Các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt chỉ là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào chứng thực về hiệu quả điều trị ở các biện pháp này. Do đó, khi điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách này, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên chọn lá lốt bánh tẻ, không quá non cũng không già, không bị sâu bệnh, hư hỏng hay có chứa hóa chất để đảm bảo an toàn.
- Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị tổn thương trước khi áp dụng các cách bôi, đắp lá lốt lên da.
- Dùng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa chỉ thích hợp với những trường hợp bị bệnh da liễu nhẹ. Hơn nữ, chúng còn cho hiệu quả khá chậm nên cần áp dụng kiên trì và thực hiện đều đặn trong thời gian dài.
- Cần áp dụng đúng cách, đúng liều lượng để tránh làm ảnh hưởng xấu tới làn da, sức khỏe nói chung. Với những bài thuốc ăn/uống, bệnh nhân tuyệt đối không dùng quá 100g lá lốt mỗi ngày.
- Việc sử dụng lá lốt trị bệnh tổ đỉa chỉ giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, viêm sưng, da dày sừng,… Chúng không thể tác động vào căn nguyên gây bệnh để giải quyết bệnh một cách triệt để.
- Chú ý không cào gãi lên vùng da bị tổn thương khi ngứa, tránh để da tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa,…
- Trường hợp đang bị táo bón, nhiệt miệng do nóng trong,… hay bị bệnh dạ dày thì tránh sử dụng bài thuốc uống hay ăn quá nhiều món ăn được chế biến từ lá lốt.
- Trong quá trình thực hiện, nếu thấy da xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên dừng lại ngay và tìm tới bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn xử lý.
- Muốn đạt được kết quả trị bệnh tổ đỉa tốt, bệnh nhân nên kết hợp điều trị bằng phương pháp chuyên khoa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt không khó, bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng thuốc hay áp dụng mẹo dân gian trị bệnh, các bạn cũng cần chủ động điều chỉnh lại thói quen, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho khoa học, hợp lý để tránh khiến bệnh trở nặng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!