Chữa vảy nến bằng dầu dừa có thực sự hiệu quả? Giải đáp chi tiết!
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChữa vảy nến bằng dầu dừa là bài thuốc nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh này có thực sự hiệu quả? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời đúng đắn nhất.
Chữa vảy nến bằng dầu dừa có hiệu quả không?
Trong dân gian, dầu dừa được biết đến là nguyên liệu làm đẹp an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên. Một số công dụng phổ biến của dầu dừa với da như dưỡng ẩm, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn,… Vậy, dùng dầu dừa chữa vảy nến được không?
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Thành phần trong dầu dừa chứa rất nhiều axit béo, có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Dầu dừa cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc giảm đau. Chính vì lý do đó, người mắc vảy nến có thể yên tâm sử dụng loại nguyên liệu này để trị bệnh.
Ngoài ra, dầu dừa còn được xem là chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp làm mềm và loại bỏ tế bào chết. Với người mắc bệnh vảy nến, lớp da khô sẽ có xu hướng dày lên, bong tróc. Vì vậy, khi sử dụng dầu dừa có thể giữ ẩm, loại bỏ da chết, làm lành và giảm tình trạng sưng tấy, ngăn không cho vi khuẩn phát triển.
Với những công dụng trên, dầu dừa được xem là loại kem dưỡng “rẻ tiền” nhưng rất quý giá từ thiên nhiên, bất cứ ai mắc bệnh vảy nến cũng có thể áp dụng phương pháp này.
9 cách dùng dầu dừa chữa vảy nến an toàn tại nhà
Có rất nhiều cách chữa vảy nến bằng dầu dừa. Bạn có thể dùng dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên da hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác để tăng công hiệu chữa bệnh.
Dưới đây là 9 cách dùng dầu dừa giúp cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả nhất:
Dùng dầu dừa nguyên chất chữa vảy nến
Đây là cách chữa vảy nến bằng dầu dừa đơn giản nhất bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, bạn nên lựa chọn dầu dừa nguyên chất, được sản xuất an toàn, đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng có thể tự làm dầu dừa tại nhà.
Các bước để thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một lượng dầu dừa vừa đủ với vùng da bị tổn thương.
- Rửa sạch vùng da cần điều trị bằng nước ấm và lau khô.
- Lấy một ít bông, thấm dầu dừa và thoa nhẹ nhàng lên vùng da vừa làm sạch.
- Mát xa đều tay, nhẹ nhàng từ 3-5 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da, lấy đi tế bào chết và giúp da được phục hồi.
- Thực hiện 3 lần mỗi ngày, liên tục từ 7-10 để thấy các triệu chứng vảy nến giảm đi đáng kể.
Kết hợp dầu dừa và tỏi chữa vảy nến
Trong dân gian, tỏi được biết đến là một vị thuốc quý có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Để thực hiện bài thuốc này, bạn làm theo các bước đơn giản sau:
- Chuẩn bị khoảng 3 tép tỏi và 2-3 thìa dầu dừa nguyên chất.
- Tỏi đem lột sạch vỏ, giã nát và trộn đều cùng dầu dừa.
- Dùng nước ấm sạch vệ sinh vùng da cần điều trị và lau khô bằng khăn mềm.
- Sau đó, đắp hỗn hợp mật ong và tỏi lên.
- Để nguyên từ 10 – 15 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Chữa vảy nến bằng dầu dừa kết hợp mật ong
Chắc hẳn, nhắc tới mật ong, không ai là không biết đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại nguyên liệu đặc biệt này. Cũng như tỏi, trong thành phần của mật ong chứa một lượng lớn dưỡng chất có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi da rất tốt. Kết hợp mật ong với dầu dừa giúp tăng cường hiệu quả chữa bệnh, cũng như phục hồi lại làn da sau tổn thương.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất và 2-3 thìa dầu dừa.
- Làm sạch vùng da cần điều trị.
- Trộn đều 2 hỗn hợp. Sau đó massage nhẹ nhàng lên vùng da đã được làm sạch.
- Để yên trong khoảng 30 – 60 phút cho các dưỡng chất được thẩm thấu vào da.
- Rửa lại với nước ấm và thấm khô
- Áp dụng 3-4 lần/tuần.
Sử dụng dầu dừa kết hợp với nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội được trồng phổ biến ở nước ta. Đây là vị thuốc đặc biệt có tác dụng làm mát da, cấp ẩm và dưỡng trắng hiệu quả. Nha đam kết hợp với dầu dừa sẽ đem đến hiệu quả điều trị bệnh vảy nến á sừng rất tốt.
- Chuẩn bị gel nha đam tươi và dầu dừa theo tỷ lệ 2:3
- Trộn đều với nhau, khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp hòa tan hoàn toàn, không còn lợn cợn.
- Làm sạch vùng da cần điều trị với nước ấm và lau khô bằng khăn bông mềm.
- Thoa đều hỗn hợp lên da. Có thể giữ qua đêm hoặc ít nhất trong vòng 1 giờ để hỗn hợp thẩm thấu vào da.
- Thực hiện bôi liên tục 2 lần/ngày để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa vảy nến bằng dầu dừa và tinh bột nghệ
Thành phần trong tinh bột nghệ chứa một lượng lớn Curcumin – hoạt chất chống oxy hóa rất tốt, có khả năng tái tạo vùng da tổn thương do bệnh vảy nến, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Để thực hiện công thức này, bạn có thể làm theo 4 bước sau:
- Chuẩn bị dầu dừa và tinh bột nghệ (hoặc nghệ vàng) theo tỷ lệ 1:4
- Trộn đều hai nguyên liệu với nhau và đem hấp cách thủy. Sau đó để nguội.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị bằng nước ấm và khăn mềm. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên và để yên trong 2 giờ rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì thực hiện liên tục từ 7 – 10 ngày đến khi các triệu chứng được loại bỏ hoàn toàn.
Dùng dầu dừa và lòng đỏ trứng gà
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa các vitamin và protein giúp kích thích tăng sinh collagen, làm lành vết thương. Người mắc bệnh vảy nến, nếu kết hợp lòng đỏ trứng với dầu dừa để chữa bệnh sẽ giúp cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, giảm ngứa ngáy, làm sạch các vết sừng và làm lành vùng da tổn thương cho người bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 quả trứng gà, tách lấy lòng đỏ và trộn chung với 2 – 3 thìa dầu dừa nguyên chất.
- Vệ sinh vùng da cần điều trị với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
- Bôi hỗn hợp lên da, rồi massage nhẹ nhàng và để yên trong khoảng 20 phút.
- Rửa lại bằng nước ấm và lau khô
- Kiên trì thực hiện liên tục 2 lần/ngày, cho đến khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Chữa vảy nến toàn thân bằng cách tắm dầu dừa
Với những bệnh nhân bị vảy nến trên diện rộng, không thể dùng dầu dừa bôi lên từng vị trí tổn thương thì dùng dầu dừa pha nước tắm hàng ngày là một giải pháp hoàn hảo, vừa giúp thư giãn lại cải thiện bệnh hiệu quả.
- Chuẩn bị một chậu nước ấm to, pha thêm khoảng 5 muỗng dầu dừa nguyên chất. Khuấy đều.
- Ngâm cơ thể trong bồn tắm và massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút.
- Sau khi tắm xong với dầu dừa, người bệnh chỉ cần lau khô lại với khăn mềm, không cần tắm lại với nước.
- Thực hiện liên tục mỗi ngày để bệnh được cải thiện nhanh chóng
Dùng dầu dừa kết hợp giấm táo
Kết hợp dầu dừa với giấm táo sẽ tạo ra một hỗn hợp có tác dụng cân bằng độ pH và kiểm soát độ ẩm cho da rất tốt. Điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng da bong tróc, hạn chế hình thành các lớp sừng. Bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu này theo công thức đơn giản dưới đây:
- Chuẩn bị 2 thìa dầu dừa và 1 thìa giấm táo.
- Trộn đều hai nguyên liệu với nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm và lau khô
- Bôi hỗn hợp lên vùng da đã làm sạch và tiến hành massage nhẹ nhàng trong 15 phút.
- Đến khi hỗn hợp thấm khô thì rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý khi sử dụng dầu dừa chữa vảy nến
Đánh giá về các bài thuốc sử dụng dầu dừa chữa vảy nến thì đây là phương pháp chữa vảy nến trong dân gian an toàn và khá lành tính. Biện pháp này giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, da khô, da bong tróc và làm mòn các lớp sừng hiệu quả. Không chỉ vậy, các cách trên cũng được đánh giá là khá tiết kiệm, tốn ít thời gian, công sức và không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Tuy nhiên, cho đến nay bệnh vảy nến vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn, vì vậy, sử dụng dầu dừa chỉ có hiệu quả cải thiện bệnh tạm thời và không mang tác dụng chữa bệnh. Do đó, sử dụng dầu dừa chữa vảy nến chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, chưa có dấu hiệu tổn thương hở và viêm nhiễm trên da. Ở những người bệnh đã mắc lâu năm, dùng nhiều phương pháp nhưng không đỡ, xuất hiện viêm nhiễm, chảy máu, biến chứng,… cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó, để chữa vảy nến bằng dầu dừa đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn cũng nên ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Lựa chọn các loại dầu dừa sạch, nguyên chất, không chứa chất bảo quản.
- Nếu tự làm dầu dừa cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nếu mua hãy lựa chọn những đơn vị sản xuất uy tín, nổi tiếng.
- Trước khi sử dụng, nên bôi dầu dừa vào cổ tay và để nguyên trong 24h, nếu không thấy có những phản ứng như ngứa, mẩn đỏ,… thì có thể sử dụng cho toàn cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là các vùng bị vảy nến
- Không sử dụng dầu dừa trong trường hợp vảy nến mưng mủ, hoặc dị ứng với một số thành phần.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu kẽm trong thực đơn hàng ngày. Uống nhiều nước.
- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, chất kích thích khác.
Do đó, sử dụng dầu dừa chữa vảy nến chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, chưa có dấu hiệu tổn thương hở và viêm nhiễm trên da. Ở những người bệnh đã mắc lâu năm, dùng nhiều phương pháp nhưng không đỡ, xuất hiện viêm nhiễm, chảy máu, biến chứng,… cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!