Dùng Cây Tầm Gửi Ngâm Rượu Có Tốt Không? Hướng Dẫn Thực Hiện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCây tầm gửi được xem là một thảo dược quý trong Đông y bởi đem lại nhiều giá trị về dinh dưỡng. Tầm gửi có thể được chế biến thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với khẩu vị mỗi người như ngâm trà, sắc thuốc hay thậm chí là ngâm rượu. Vậy cây tầm gửi ngâm rượu có tốt và nên sử dụng không? Hãy cùng tìm hiểu.
Tổng quan về cây tầm gửi
Cây tầm gửi hay còn được gọi với cái tên là cây chùm gửi, là một loại thực vật thân gỗ, mọc bò dưới đất hoặc mọc leo lên trên thân cây khác. Loại cây này thường sinh sống ở vùng trung du, đồng bằng và miền núi nước ta. Toàn bộ những bộ phận trên cây tầm gửi đều có thể sử dụng và phần lớn người dân thường thu cây tầm gửi về phơi khô để làm thuốc, bởi chúng đem lại rất nhiều giá trị về dinh dưỡng.
Dựa theo đặc điểm của từng cây tầm gửi mà chúng được chia ra thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Tầm gửi trên cây đa.
- Tầm gửi trên cây mít.
- Tầm gửi trên cây gạo.
- Tầm gửi trên cây hồng.
- Tầm gửi trên cây bưởi.
Theo Đông y, cây tầm gửi là thảo dược có vị đắng nhẹ, tính bình và đem lại những lợi ích như:
- Giúp điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp: Tầm gửi chứa các thành phần có thể làm bôi trơn các khớp, giúp cơ xương dẻo dai và linh hoạt hơn.
- Giúp ổn định đường huyết cho người tiểu đường: Đường huyết cao rất dễ gây nên tình trạng đột quỵ, vì vậy việc dùng tầm gửi hàng ngày sẽ giúp bình ổn máu, duy trì đường huyết ở mức cho phép.
- Giúp giảm thiểu các cơn ho: Thay vì sử dụng thuốc Tây độc hại cho cơ thể, việc dùng cây tầm gửi sẽ làm dịu các cơn ho một cách tự nhiên hơn, sử dụng lâu dài thì triệu chứng sẽ biến mất hẳn.
- Giúp thai phụ lợi sữa, an thai: Các thành phần trong cây tầm gửi sẽ tăng cường lượng sữa có trong cơ thể người mẹ, đồng thời giữ cho tinh thần người mẹ ổn định, từ đó giúp an thai.
- Giúp điều trị sỏi thận và sỏi ở bàng quang: Trong cây tầm gửi có chứa các hoạt chất tiêu biểu như Trans-phytol, catechin, alpha – tocopherol quinone hay quercetin,… có khả năng kháng viêm và bào mòn sỏi. Từ đó có thể giúp cho hệ thống tiết niệu của người bệnh giảm bị chèn ép.
Sử dụng cây tầm gửi để ngâm rượu có tốt không? Hướng dẫn thực hiện
Theo nghiên cứu, cây tầm gửi mọc ở những vị trí khác nhau sẽ có những chất dinh dưỡng chuyên biệt riêng. Chính vì vậy mà cũng có rất nhiều bài thuốc lưu truyền về cách ngâm rượu tầm gửi. Tuy nhiên, bất kỳ bài thuốc ngâm rượu nào cũng được đánh giá và kiểm chứng để đảm bảo hiệu quả cũng như tính an toàn khi sử dụng.
Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến độc giả cách ngâm rượu tầm gửi chính xác nhất hiện nay. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 0,5 kg cây tầm gửi.
- Các thảo dược có thể có thêm: Đương quy, thục địa, đỗ trọng, cam thảo, đảng sâm, tế tân, ngưu tất và sinh địa.
- Rượu trắng.
- Bình ngâm rượu thuỷ tinh.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch cây tầm gửi và các thành phần khác, sau đó cắt ngắn cành tầm gửi thành từng mẩu để chuẩn bị ngâm.
- Xếp lần lượt lá tầm gửi xuống cuối, sau đó là cành tầm gửi.
- Đổ rượu vào từ từ cho đến khi rượu đổ ngập mặt dược liệu.
- Ngâm rượu trong vòng 30 ngày (đối với tầm gửi khô) và 40-45 ngày (đối với tầm gửi tươi).
Lưu ý khi ngâm rượu với cây tầm gửi
Trong quá trình ngâm và sử dụng rượu với cây tầm gửi, có một số lưu ý sau đây mà bạn cần nhớ đó là:
- Nên chọn mua cây tầm gửi tại những địa chỉ uy tín, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Tầm gửi trên cây gạo tía là loại tầm gửi có dược lực mạnh mẽ và nhiều chất dinh dưỡng nhất. Do đó bạn có thể ưu tiên lựa chọn loại này để sử dụng ngâm rượu. Đồng thời, tuyệt đối không được sử dụng tầm gửi trên cây lim, cây trúc đào hoặc cây thông thiên bởi chúng có độc tính có hại cho cơ thể.
- Rượu tầm gửi chứa nhiều dược liệu an toàn và lành tính với mọi cơ địa, chính vì thế mà hầu hết các đối tượng đều có thể sử dụng, ví dụ những người mắc bệnh về xương khớp, những người bị cao huyết áp, thần kinh, nam giới muốn tăng cường bổ thận, tráng dương,…
- Tầm gửi ngâm rượu chỉ là một bài thuốc xử lý bệnh ở giai đoạn cấp tính. Ở những trường hợp mắc các bệnh khác, bạn nên tham khảo chi tiết ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không kết hợp sử dụng rượu tầm gửi cùng các loại thuốc Tây nếu chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng rượu tầm gửi, nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên dừng uống ngay lập tức và đến các cơ sở y tế gần nhất để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu hơn về cây tầm gửi cũng như hướng dẫn làm cây tầm gửi ngâm rượu. Mong rằng những chia sẻ này có thể giúp ích cho quý độc giả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!