Chàm hóa: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách điều trị ra sao nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn. 

Chàm hóa là bệnh gì? Đối tượng dễ mắc

Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: chàm hóa là tên gọi khác của bệnh viêm da chàm hóa, tổ đĩa, viêm da cơ địa hoặc viêm da chàm hóa. Bệnh lý được phân chia thành hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. 

cham hoa
Chàm hóa là bệnh da liễu phổ biến bất kỳ ai cũng có thể bị

Chàm hóa da người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính. 

Người mắc bệnh chàm hóa da các triệu chứng thường tái phát theo từng đợt, chính điều này đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị. 

Những vùng da như khuỷu tay, đầu gối, vùng da mềm, nhạy cảm, vùng nếp gấp có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Lúc này người bệnh sẽ bị sẩn ngứa, khó chịu, chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ đều bị thay đổi. 

Tương tự với những thể bệnh chàm khác, chàm hóa có diễn biến đan xen theo từng đợt, chu kỳ tăng hay giảm phụ thuộc vào thời tiết, các triệu chứng của từng giai đoạn có thể xuất hiện đan xe hoặc kéo dài. Một số trường hợp biểu hiện bệnh lý có thể kéo dài dai dẳng. 

Dấu hiệu chàm hóa

Chàm hóa là tình trạng tổn thương ngoài da trong một thời gian dài nên mỗi giai đoạn sẽ có một biểu hiện khác nhau, tùy theo từng đối tượng các triệu chứng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên bạn có thể quan sát được tổn thương ngoài da bằng mắt thường. 

cham hoa
Người bị viêm da chàm hóa sẽ có những mảng ngứa mẩn đỏ xuất hiện

Cụ thể một số biểu hiện của viêm da chàm hóa có thể kể đến như sau: 

  • Trên da người bệnh có những mảng mẩn ngứa xuất hiện màu đỏ, các nốt sần có thể là mụn nước hoặc đã bị mưng mủ và tập trung thành từng đám. 
  • Các mảng đỏ do sẩn ngứa gây ra khiến người bệnh khó chịu, càng tác động cào gãi thì tổn thương càng nặng nề hơn. 
  • Vùng da bị chàm hóa có thể xù xì hoặc xuất hiện những lớp sừng gây mất thẩm mỹ. 
  • Viêm da chàm hóa kéo dài sẽ khiến tổn thương càng trở nên nghiêm trọng, biểu hiện bên ngoài càng rõ rệt hơn như: Da bị sưng đỏ, có dịch chảy bên ngoài, xung quanh vùng tổn thương nhẵn bóng, có vảy, lên da non hoặc có thể xuất hiện da chết theo từng mảng với bề mặt thô ráp. 
  • Chàm hóa thường xuất hiện ở những vị trí nếp gấp trên cơ thể và vùng da mỏng. 

Đây là những biểu hiện ban đầu của bệnh chàm hóa. Nếu bạn có bất kỳ một trong những triệu chứng trên hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và tìm các điều trị nhanh nhất, đề phòng biến chứng xuất hiện. 

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân dẫn đến chàm hóa da

Nguyên nhân gây bệnh chàm hóa da do nhiều yếu tố tác động đến. Nếu người bệnh không điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh hoặc áp dụng sai phương pháp có thể khiến tổn thương càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Theo các chuyên gia cho biết, cơ chế gây chàm hóa khá phức tạp, một số tác nhân gây bệnh điển hình có thể kể đến như: 

  • Do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình đã có tiền sử bị bệnh ngoài da. Bố mẹ đều bị viêm da dị ứng thì nguy cơ con bị chàm hóa càng cao hơn. 
  • Do cơ địa gặp phải các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, rối loạn thần kinh,… thì nguy cơ gây da bị chàm hóa càng cao hơn. 
  • Do yếu tố dị nguyên từ môi trường ngoài như bụi bẩn, môi trường làm việc có hóa chất độc hại,… da tiếp xúc lâu sẽ hình thành tổn thương, tạo ra phản ứng miễn dịch khiến người bệnh cào gãi nhiều dẫn đến chàm hóa.
  • Do hệ miễn dịch suy giảm, tác nhân gây bệnh có điều kiện thuận lợi để tấn công vào cơ thể dẫn đến sẩn ngứa chàm hóa. 
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây chàm hóa da như thiếu độ ẩm, da khô nứt nẻ thường xuyên, do căng thẳng, stress kéo dài. 

Chàm hóa có lây không và nguy hiểm gì đến sức khỏe?

Nhiều người có tâm lý lo sợ triệu chứng chàm hóa lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe khiến tình trạng bệnh lý kéo dài. Tuy nhiên, bác sĩ Phương cho biết bệnh da liễu này không thể lây nhiễm và có thể khắc phục được khi điều trị đúng cách. 

cham hoa
Chàm hóa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến bệnh nhân ngại giao tiếp

Chàm hóa không lây nhiễm từ người sang người nhưng một số trường hợp vùng da tổn thương có thể kéo dài và viêm nhiễm nặng do áp dụng sai cách điều trị, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng. 

“Chàm hóa không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân”, bác sĩ Phương nhấn mạnh.

Trường hợp áp dụng sai cách điều trị, quá trình chăm sóc  không phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng như: 

  • Bề mặt da thô ráp, xù xì gây cảm giác ngứa ngáy liên tục khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm. 
  • Bị ngứa ngáy nhiều ở mức độ dữ dội người bệnh có thể cào gãi khiến tổn thương bị trầy xước và chảy máu. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng da. 
  • Bệnh nhân sẽ lo lắng liên tục do ảnh hưởng từ triệu chứng bệnh lý khiến cơ thể suy nhược, chất lượng sức khỏe và tinh thần bị suy giảm. 
  • Chàm hóa da gây ảnh hưởng nặng đến ngoại hình của bệnh nhân khiến họ ngại tiếp xúc với người khác. 

Tác động của chàm hóa đến tinh thần và sức khỏe của bệnh nhân rất lớn chính vì vậy bạn nên chủ động điều trị sớm nếu có những triệu chứng khác thường.

ĐANG ĐAU ĐẦU VÌ CHÀM? LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Cách điều trị bệnh chàm hóa hiệu quả

Chàm hóa là dạng bệnh viêm da có thể tái phát dễ dàng, các biện pháp áp dụng điều trị không thể loại bỏ dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên để cải thiện triệu chứng, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần bạn nên chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Điều trị chàm hóa da bằng thuốc Tây y

Nếu điều trị chàm hóa theo phương pháp Tây y bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, kiểm tra chính xác mức độ tổn thương để có sự chỉ định phù hợp. Cụ thể như sau: 

cham hoa
Khi dùng thuốc bôi chữa bệnh bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Hồ nước bôi ngoài da để làm dịu da, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy do bệnh gây ra. Khi các triệu chứng chứng như đỏ, ngứa, có ít dịch tiết ra bạn nên áp dụng ngay. 
  • Thuốc tím hoặc dung dịch Jarish bôi ngoài da dùng khi bị chàm hóa bán cấp để kiểm soát triệu chứng, hạn chế nguy cơ lây lan sang những vùng da khác. 
  • Thuốc mỡ có chứa corticoid dùng khi bị chàm hóa, chàm khô ở diện tích nhỏ. Lưu ý loại thuốc này không dùng điều trị vùng da bị nhiễm khuẩn, diện tích tổn thương lớn vì có thể gây tác dụng phụ nếu người bệnh áp dụng sai cách. 
  • Thuốc mỡ synalar neomycin hoặc celestoderm neomycin dùng cho những trường hợp chàm hóa kèm theo triệu chứng nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc dạng uống như vitamin E, tinh chất aloe vera,… hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể, tốt cho lợi khuẩn, giúp tái tạo vùng da bị tổn thương được nhanh hơn. 

Mẹo dân gian điều trị da bị chàm

Dân gian có nhiều bài thuốc nam chữa chàm rất tốt bạn có thể tham khảo thêm để áp dụng ngay tại nhà. Một số mẹo chữa bệnh hay chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn đọc tham khảo thêm như sau: 

  • Mẹo chữa bệnh chàm hóa từ lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi làm sạch rồi nấu cùng vài lít nước để tắm mỗi ngày. Dưỡng chất có trong dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, giảm hiện tượng kích ứng trên da rất tốt. 
  • Mẹo chữa bệnh chàm hóa từ cây đinh lăng: Hái một nắm lá đinh lăng, thái nhỏ, phơi khô rồi dùng mỗi ngày một ít để hãm trà uống. Kiên trì thực hiện một thời gian tình trạng viêm da chàm hóa sẽ được cải thiện nhanh chóng, rõ rệt.
  • Mẹo chữa chàm hóa da bằng lá lốt: Làm sạch một nắm lá lốt đủ dùng, rửa sạch sau đó ngâm nước muối pha loãng để sát khuẩn. Dùng nước cốt lá lốt hòa chung ít muối để thoa lên vùng da bị tổn thương cần điều trị trong thời gian 20 phút và làm sạch với nước mát một lần nữa là được. 
  • Mẹo chữa chàm với tinh bột nghệ: Hòa tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1 thành hỗn hợp đặc sệt rồi thoa đều lên vùng da bị chàm hóa. Đợi 60 phút để các tinh chất thấm vào da rồi vệ sinh lại với nước sạch là được. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần sau một thời gian các triệu chứng viêm da chàm hóa sẽ được cải thiện nhanh trông thấy. 

Cách chăm sóc và phòng bệnh chàm

Ngoài vấn đề điều trị thì bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc da đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần chú ý khi điều trị bệnh: 

  • Cung cấp cho cơ thể ít nhất mỗi ngày từ 2 đến 2,5 lít nước để có một sức khỏe tốt, đảm bảo da có đủ độ ẩm và hoạt động đào thải độc tố ra ngoài cơ thể được tốt nhất. 
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp đặc biệt là rau xanh, hoa quả, các loại protein, chất chống oxy hóa, các loại vitamin để phòng bệnh chàm da.
  • Người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao bởi có thể khiến triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để phòng chống bệnh chàm và các loại bệnh da liễu khác. 
  • Tránh mặc quần áo bó sát, nên chọn loại được may từ chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Nên tránh dùng mỹ phẩm và các loại sản phẩm chăm sóc da trong thời gian này hoặc chọn loại có chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ với làn da. 

Những thông tin liên quan đến chàm hóa chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu kỹ lưỡng. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn nên chủ động phòng ngừa và tìm biện pháp điều trị trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính gây nguy hiểm đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *