Bí quyết “né” đau dạ dày do rượu bia ngày Tết
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTết đến xuân về là thời điểm mọi người đều ăn uống thả ga, tiệc tùng liên miên. Niềm vui năm mới, gia đình quây quần là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng, những sự kiện này lại là nỗi ám ảnh đối với người bị đau dạ dày. Bởi vì các món ăn cay nóng, những lời mời rượu của bạn bè là tác nhân khiến cơn đau dạ dày tái phát. Hãy cùng điểm qua 5 bí quyết né đau dạ dày do rượu bia để “bụng thảnh thơi, mừng năm mới” nhé!
Tác hại của việc uống nhiều rượu bia ngày Tết với dạ dày
Tết là thời gian gia đình sum vầy, đoàn tụ, các món ăn đặc trưng của ngày Tết như: Bánh chưng, bánh tét, giò chả, thịt cá, bánh kẹo, rượu bia,… rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, việc uống rượu bia quá đà cũng gây tổn hại rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Đa phần, mọi người sau khi uống rượu bia đều có cảm giác nóng rát và căng chướng ở bụng rồi ợ hơi, ợ chua. Các triệu chứng này lặp đi lặp lại khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng gây ra viêm – loét dạ dày, trầm trọng hơn nữa là xuất huyết tiêu hóa.
TTƯT, BSCKII Lê Phương (Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Nguyên Phó GĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông) lý giải rằng, trong dạ dày và ruột có lớp niêm mạc có khả năng tiết ra chất nhầy phủ lên trên để bảo vệ. Trong khi đó, rượu bia là thức uống có cồn, khi đi vào dạ dày và ruột sẽ kích thích tiết ra nhiều axit – 1 trong những tác nhân chính phá vỡ lớp dịch nhầy, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và hình thành các vết loét.
Khi rượu bia đi vào cơ thể, chúng sẽ gây phản ứng oxy hóa khiến cho các tế bào và mô bên trong hệ tiêu hóa bị tổn thương. Lượng cồn trong rượu bia còn làm tiêu diệt lượng lớn vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, khi uống nhiều rượu bia người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng với các triệu chứng như:
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và có cảm giác nặng nề sau khi ăn
- Đau tức vùng thượng vị, đau lan từ vùng bụng lên ngực và xuyên ra sau. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ. Khi đói hay no đều có cảm giác đau.
- Ợ hơi, ợ chua và thường có cảm giác buồn nôn, nôn.
- Ăn uống kém, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
>> ĐỌC NGAY: Đau dạ dày trong đêm và những cách điều trị hiệu quả
5 tuyệt chiêu “né ngay” cơn đau dạ dày do rượu bia vào dịp Tết
Để vui xuân trọn vẹn, tránh các cơn đau dạ dày tái phát do rượu bia vào dịp Tết, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
1. Nên ăn trước khi uống rượu, bia
Uống rượu, bia khi bụng rỗng sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn bình thường. Để tránh bị đau dạ dày khi uống rượu bia vào dịp Tết, bạn có thể ăn trước hoặc trong khi uống rượu một số loại thực phẩm như:
- Bánh mì: Lượng carbon trong bánh mì giúp hấp thụ hết chất cồn giúp bạn tránh bị say rượu và giảm đau dạ dày do rượu.
- Các món ăn từ khoai: Các loại khoai sọ, khoai tây, khoai lang chứa hàm lượng lớn carbohydrate, có khả năng làm giảm nồng độ cồn trong bia rượu. Không những thế, các món từ khoai còn giúp bù đắp lượng vitamin B1 thiếu hụt trong cơ thể do rượu bia gây ra.
- Thực phẩm giàu chất béo: Các thực phẩm giàu chất béo như phô mai giúp bao bọc xung quanh thành bao tử và cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại.
- Đậu phụ: Hàm lượng cysteine axit amin trong đậu phụ giúp giải độc dạ dày rất tốt. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có khả năng đào thải rượu nhanh hơn, giảm tác hại của rượu lên hệ tiêu hóa. Đồng thời, đậu phụ còn giúp kích thích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
2. Uống sữa
Uống sữa hoặc ăn sữa chua trước khi uống rượu bia sẽ giúp giảm nồng độ cồn trong rượu. Bởi sữa chứa nhiều protein, giúp tạo ra một lớp màng mỏng, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác hại của rượu bia và axit dịch vị.
3. Uống nước trái cây
Để phòng ngừa đau dạ dày do rượu bia vào dịp Tết, trước khi uống rượu bia, bạn nên uống nước lọc, nước trái cây hoặc nước rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn và giảm kích ứng dạ dày. Hiệu quả này có được là nhờ hàm lượng axit hữu cơ trong nước trái cây khi kết hợp với cồn trong rượu bia tạo thành một hợp chất không có hại cho dạ dày và giảm gánh nặng của rượu lên dạ dày một cách hiệu quả.
4. Đồ uống có vị chua
Nước trái cây có vị chua như nước chanh, nước cam khi kết hợp với cồn sẽ sản sinh một hợp chất khác ít gây hại cho dạ dày và giúp giảm tải gánh nặng của rượu lên hệ tiêu hóa.
5. Uống 1 muỗng canh dầu Oliu
Để bảo vệ dạ dày, ngăn chặn các cơn đau dạ dày cấp tính có thể tái phát thì trước khi uống rượu, bạn có thể uống 1 muỗng canh dầu oliu. Dầu oliu có khả năng bôi trơn thành ruột và khi đi vào dạ dày tạo lớp màng mỏng bao phủ lên niêm mạc bảo vệ dạ dày. Bên cạnh đó, dầu oliu còn giúp giảm cảm giác nôn nao, khó chịu sau mỗi lần uống rượu bia.
Hướng dẫn cách giảm đau dạ dày tại nhà sau khi uống rượu bia dịp Tết
Chén rượu đầu xuân là phong tục, thói quen đi kèm lời chào, câu chúc sẽ rất khó để từ chối. Thế nhưng hãy nhớ đến sức khỏe dạ dày của mình và hạn chế sử dụng rượu bia ít nhất có thể.
Trong trường hợp sau khi uống rượu bia, cơn đau dạ dày tái phát hoặc gặp một số triệu chứng về tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi, ợ chua,… bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà sau đây:
1. Uống nhiều nước ấm
Sau khi uống nhiều rượu bia, bạn nên uống nước ấm để tránh mất nước. Khi cơ thể mất nước sẽ khiến cho việc tiêu hóa khó khăn hơn, làm gia tăng cơn đau dạ dày. Nước ấm sẽ làm giảm dịch vị trong dạ dày và giúp giảm cảm giác đau.
2. Uống trà gừng
Gừng vị cay, tính ấm có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và làm giảm nhanh các cơn đau, chống nôn hiệu quả. Vì vậy, dân gian thường áp dụng các mẹo từ gừng để chữa các chứng về tiêu hóa.
Theo y học hiện đại, trong gừng có chứa các hoạt chất Zingerone, Gingerol, Shogaol có tác dụng kháng viêm, giảm viêm nhiễm, điều hòa nhu động ruột, tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương ở dạ dày.
Bạn có thể dùng gừng theo cách sau đây để giảm cơn đau dạ dày:
- Lấy 1 củ gừng nhỏ đem rửa sạch, bỏ hết vỏ bên ngoài và thái thành lát mỏng rồi đem đập dập.
- Cho gừng đã đập dập vào cốc, chế thêm nước đun sôi và đậy nắp hãm khoảng vài phút.
- Có thể cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều. Nên uống khi còn ấm.
Lưu ý: Nếu không có gừng tươi, bạn có thể thay thế bằng trà gừng đóng gói cũng cho hiệu quả tương tự.
3. Uống nước dừa
Dừa tính hàn và có vị ngọt thanh mát. Các dưỡng chất có trong nước như: sắt, canxi, natri, magie,… rất có lợi cho sức khỏe, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, các loại enzyme: catalase, peroxidase… còn hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng kiềm trong nước dừa rất cao giúp trung hòa axit dạ dày và giảm các triệu chứng ợ chua, trào ngược.
Bạn có thể áp dụng cách dùng nước dừa giảm đau dạ dày vào dịp Tết như sau:
- Lấy 1 nắm lá chè xanh đem rửa sạch rồi mang đi hãm với nước đun sôi khoảng 20 phút.
- Chắt lấy nước chè và pha cùng nước của 1 quả dừa rồi khuấy đều.
- Chia hỗn hợp nước dừa và chè xanh ra làm 3 phần. Uống sau các bữa ăn.
4. Ăn thức ăn thô
Một số thực phẩm thô và các loại hạt dinh dưỡng như: gạo lứt, mè, hạt điều, các loại đậu có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất rất tốt cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, các loại hạt có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ lớp màng tế bào của thành dạ dày.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bánh mì bởi loại thực phẩm này chứa lượng lớn chất bicarbonat giúp trung hòa acid dịch vị, giảm tổn thương niêm mạc dạ dày và hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày.
5. Chườm ấm
Chườm ấm là biện pháp giúp làm giãn mạch máu, tăng máu lưu thông vùng thượng vị, từ đó thành dạ dày sẽ co bóp nhẹ nhàng hơn và giảm đau đáng kể.
Bên cạnh đó, chườm nóng còn giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu đến dạ dày và đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, giảm triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.
Cách chườm ấm giảm đau dạ dày do uống nhiều rượu bia vào dịp Tết như sau:
- Cách 1: Dùng túi sưởi: Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm điện cho nóng lên và chườm.
- Cách 2: Dùng túi chườm: Bạn lấy nước nóng 70-80 độ rồi đổ vào túi, đậy kín nắp và chườm lên vùng bụng. Hãy để yên trong một vài phút sau đó tiếp tục đặt lại vào vị trí bị đau và chườm.
Uống nhiều bia rượu trong những cuộc vui tất niên, hay ngày Tết khiến bệnh đau dạ dày có nguy cơ tái phát. Cơn đau dạ dày xuất hiện vào ngày Tết khiến bạn càng căng thẳng, mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình sao cho hợp lý và khoa học.
Để có một sức khỏe tốt, sẵn sàng đón Tết, không phải lo lắng về các cơn đau dạ dày hành hạ, ngay khi có các dấu hiệu về đường tiêu hóa trong đó có đau dạ dày, bạn cần có giải pháp điều trị hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!