Đau dạ dày trong đêm và những cách điều trị hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Đau dạ dày trong đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tinh thần. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có ung thư dạ dày.

Tại sao lại đau dạ dày về đêm?
Đau dạ dày vào ban đêm khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn, tâm trạng căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân? Theo giới chuyên gia, có 3 nhóm yếu tố góp phần gây nên và thúc đẩy tình trạng này.
1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến sức khỏe dạ dày. Do đó, ăn uống không khoa học và hợp lý là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý cho cơ quan tiêu hóa. Những thói quen ăn uống không lành mạnh, các món ăn không phù hợp là thủ phạm gây đau dạ dày nói chung và đau dạ dày trong đêm.
- Những món ăn cay nóng hoặc thực phẩm khó tiêu sẽ khiến cho dạ dày hoạt động quá tải. Các loại đồ ăn này tồn đọng lâu trong dạ dày gây ra sự sản sinh axit dư. Từ đó dẫn đến tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau lâm râm về đêm.
- Ăn đồ chua chứa axit kết hợp axit trong dịch vị dạ dày gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Tình trạng này kéo dài dẫn đến viêm loét niêm mạc và đau dạ dày là điều khó tránh.
- Đồ ăn bị ôi thiu hay thực phẩm gây ngộ độc là nguyên nhân khiến cho dạ dày kích ứng. Ngoài đau dạ dày nửa đêm người bệnh còn có các triệu chứng đi ngoài, chóng mặt, buồn nôn.
- Người bệnh ăn quá no vào bữa tối hoặc ăn khuya khiến cho thức ăn không tiêu hóa hết. Đó là nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi và đau dạ dày về đêm.
Việc xác định những nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày giữa đêm sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt. Từ đó cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả.
2. Thức khuya, stress
Đi ngủ ban đêm đúng giờ và khoa học là trước 22h. Tuy nhiên có nhiều người vì thói quen, công việc nên thường xuyên thức khuya, đi ngủ rất muộn. Đây chính là nguyên nhân gây đau dạ dày vào ban đêm.
Khi thức khuya, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Do đó, dẫn đến tình trạng bị quá tải và mệt mỏi. Kèm theo đó là vấn đề về tâm trạng, căng thẳng thần kinh. Các chuyên gia đã chỉ ra mối quan hệ giữa yếu tố tinh thần và đau dạ dày.

Thức đêm cùng với tinh thần lo âu, căng thẳng sẽ gây rối loạn trong việc chỉ đạo thông tin từ não bộ. Do đó dạ dày tiết ra rất nhiều axit. Hàm lượng axit dư thừa không được trung hòa sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, viêm loét niêm mạc dạ dày và gây ra những cơn đau dạ dày trong đêm.
3. Mắc bệnh đường tiêu hóa
Những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng thường gặp những cơn đau dạ dày giữa đêm.
- Người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Đây là bệnh lý đường tiêu hóa do axit dạ dày tiết ra nhiều gây ra hiện tượng ợ chua, ợ nóng. Triệu chứng trên xuất hiện khi người bệnh vừa ăn no.
Ngoài ợ chua, ợ nóng thì người bệnh còn cảm thấy đau dạ dày về đêm, đầy bụng khó chịu. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần thì người cần cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Đau dạ dày về đêm thường xuất hiện ở những người bị bệnh viêm loét dạ dày. Không chỉ là những cơn đau, người bệnh còn bị cồn cào bụng, xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Nếu xuất hiện cơn đau dạ dày nửa đêm, tầm 1 – 2h thì rất có thể đó là viêm loét dạ dày. Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị bởi để lâu sẽ dẫn đến đau dạ dày mãn tính, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày trong đêm
Cơn đau dạ dày giữa đêm khác với những cơn đau bụng thông thường ở điểm nào? Chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây:
- Đau dạ dày về đêm thường xuất hiện trong khoảng 1 – 2h sáng. Tình trạng đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện theo cơn. Do vậy nó khiến cho người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ.

- Vị trí xuất hiện cơn đau này thường nằm ở vùng xương ức, bên trên rốn (tức là đau thượng vị dạ dày).
- Người bệnh đau quặn thắt hoặc đau âm ỉ kéo dài kèm theo đó là cảm giác nóng rát thượng vị.
- Ngoài cơn đau, người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng kèm theo triệu chứng ợ chua, ợ hơi và nôn mửa hoặc buồn nôn.
Đa phần thì đau dạ dày đêm liên quan đến thức ăn mà người bệnh sử dụng vào bữa tối. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
Đau dạ dày về đêm có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Đau dạ dày vào ban đêm tác động đến giấc ngủ của người bệnh, gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và tinh thần.
- Hẹp môn vị: Khi môn vị hẹp, đường di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột sẽ bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho thức ăn bị tồn đọng, tắc nghẽn. Đó là lý do người bệnh cảm thấy đau thắt, thậm chí nôn ra máu.
- Chảy máu dạ dày: Đau dạ dày trong đêm kéo dài, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các ổ viêm loét lan rộng, trầy xước và gây chảy máu. Lúc này người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Nếu mất máu nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng người bệnh.

- Thủng dạ dày: Đây là một ảnh hưởng nguy hiểm mà người bệnh cần thận trọng. Do niêm mạc dạ dày bị viêm loét, bào mòn nên sẽ mỏng đi rất nhiều. Điều này tiềm ẩn nguy cơ thủng dạ dày và viêm ruột.
- Ung thư dạ dày: Đau dạ dày về đêm do có u ác tính, nó sẽ phát triển nhanh chóng, thậm chí di căn sang các bộ phận khác. Điều này đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh.
Như vậy, những nguy hiểm mà đau dạ dày về đêm mang lại khiến chúng ta không thể ngó lơ. Do đó, khi có biểu hiện này cần thăm khám ngay để có hướng điều trị tích cực, triệt để. Phát hiện bệnh sớm sẽ mang lại cơ hội chữa trị nhiều hơn.
Những cách chữa đau dạ dày về đêm không thể bỏ qua
Chúng ta đã tìm hiểu và biết được những nguy hiểm mà đau dạ dày giữa đêm mang lại. Vậy, cần điều trị dứt điểm tình trạng này để đảm bảo sức khỏe và tinh thần thế nào?
Dùng thuốc Tây
Thuốc Tây với ưu điểm cho hiệu quả, giảm đau nhanh, dễ sử dụng nên là lựa chọn trong nhiều phác đồ điều trị bệnh dạ dày.

Người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc sau khi bị đau dạ dày đêm:
- Thuốc chữa dạ dày chữ P: Giảm sản sinh axit dạ dày, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua và nóng rát thượng vị.
- Thuốc đau dạ dày Gastropulgite: Tạo lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, xoa dịu cơn đau nhanh chóng, giúp dạ dày êm hơn, trung hòa axit.
- Các loại thuốc kháng sinh: Có tác dụng giảm nhanh cơn đau ở dạ dày, chống viêm hiệu quả.
Đó là một số loại thuốc thường dùng để điều trị đau dạ dày vào ban đêm. Bên cạnh các ưu điểm của thuốc Tây như kể trên thì chúng cũng có những tác dụng phụ khác như có thể gây rối loạn tiêu hóa, chóng mặt … Do đó, người bệnh cần thận trọng khi dùng, tốt nhất hãy nghe theo mọi chỉ định từ thầy thuốc.
Phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau dạ dày về đêm
Áp dụng vật lý trị liệu khi bị đau dạ dày vào ban đêm được nhiều người tin tưởng bởi tính đơn giản, khả năng giảm đau nhanh. Bạn dùng các cách:
- Mát-xa vùng bụng: Người bệnh xoa hai bàn tay vào nhau cho đến khi tay ấm lên. Dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ một cách nhẹ nhàng. Sau khoảng 15 phút, cơn đau dạ dày đêm sẽ được khống chế.
- Bấm huyệt: Cách làm này giúp chấm dứt đau dạ dày giữa đêm nhanh chóng. Một số loại huyệt có tác dụng xoa dịu cơn đau và cải thiện chức năng co bóp dạ dày như huyệt Nội quan, Cự khuyết, Thượng quản, Trung quản … Tuy nhiên, cách làm này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Người bệnh không nên tự ý bấm huyệt bởi nếu ấn sai sẽ gây ra những tác dụng xấu như co cơ, chấn thương …
- Chườm nóng: Lấy túi chườm hoặc chai thủy tinh đựng nước nóng. Di chuyển chúng xung quanh vùng bụng. Cách làm này giúp ấm bụng, lưu thông khí huyết và giảm đau.

Nhìn chung, các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau dạ dày về đêm tạm thời, giúp xoa dịu cơn đau cho người bệnh trong khoảng thời gian nhất định. Nó thường được dùng kết hợp khi điều trị bằng thuốc hoặc sau khi phẫu thuật. Để dứt điểm bệnh, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khoa học.
Áp dụng mẹo dân gian
Trong dân gian có rất nhiều cách làm giảm cơn đau dạ dày trong đêm. Bệnh nhân có thể ghi nhớ một vài gợi ý dưới đây để áp dụng khi cần. Đó là:
- Dùng trà cam thảo: Trong cam thảo có thành phần hoạt chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP đồng thời có công dụng giảm đau. Do đó, nếu bị đau dạ dày đêm, bệnh nhân có thể pha ấm trà cam thảo và uống từ từ khi còn nóng.
- Ăn lá bạc hà sống: Lấy vài ngọn bạc hà sau đó cho vào miệng nhai và nuốt. Nhờ công dụng chống viêm, chống oxy hóa và kích thích tiêu hóa nên lá bạc hà giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày giữa đêm rất tốt.

- Uống trà gừng: Lấy củ gừng thái lát mỏng hoặc giã nát, hòa cùng nước ấm. Có thể cho thêm mật ong để tăng hương vị và hiệu quả. Gừng không chỉ có khả năng kháng viêm mà nó còn giúp ấm bụng, lưu thông máu. Do vậy nên uống trà gừng cũng sẽ giúp xoa dịu cơn đau dạ dày vào ban đêm hiệu quả.
Các mẹo dân gian chữa đau dạ dày đêm trên đây rất đơn giản, dễ thực hiện. Do đó, người bệnh có thể duy trì thành thói quen để giúp dạ dày hoạt động ổn định, khỏe mạnh hơn. Để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho quá trình điều trị, người bệnh đừng quên tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa đau dạ dày trong đêm như thế nào?
Để không bị những cơn đau dạ dày về đêm hành hạ, làm đảo lộn cuộc sống của bạn thì cần trang bị cho mình những kiến thức sức khỏe. Hãy phòng tránh trước khi bị bệnh ghé thăm.
Ăn uống lành mạnh:
- Luôn nhớ ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải áp lực co bóp cho dạ dày.
- Không ăn những thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, khó tiêu.
- Ăn những thực phẩm tốt cho dạ dày như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc.
- Chia nhỏ bữa ăn, đặc biệt không nên ăn quá nhiều vào bữa tối.
- Uống nhiều nước để làm loãng dịch vị và trung hòa nồng độ axit ở dạ dày, chống đầy hơi, khó tiêu.

Sống khoa học:
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường sự trao đổi chất, gia tăng sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Tránh xa những cuộc vui thâu đêm, đi ngủ đúng giờ và không sử dụng rượu bia.
- Suy nghĩ lạc quan, tích cực để tinh thần không căng thẳng, mệt mỏi.
Đau dạ dày trong đêm hoàn toàn có thể điều trị triệt để nếu phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Do vậy, khi có dấu hiệu bất thường kèm theo các triệu chứng như chia sẻ trên hãy đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Tìm hiểu ngay