Ợ HƠI
Ợ hơi về bản chất là một hiện tượng sinh lý, tuy nhiên nếu xảy ra liên tục thì có thể đang cảnh báo sức khỏe gặp trục trặc. Vậy làm sao để xác định khi nào là bệnh và cần phải chữa thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ cho biết những vấn đề xoay quanh hiện tượng này cần phải cảnh giác.
Định nghĩa
Ợ hơi là một quá trình. Trong đó khí ở dạ dày do hoạt động ăn và nhai, nuốt tích tụ lại và tìm cách đi ra ngoài bằng đường miệng.
Cụ thể, khi ta nhai và nuốt thì cơ thực quản dưới sẽ giãn ra theo nhịp. Nó góp phần làm cho không khí tích tụ xuống dạ dày và gây áp lực ngược lại để thoát ra. Khi chúng đi từ dạ dày lên thực quản và ra đường miệng sẽ tạo thành hiện tượng ợ hơi. Lượng khí ra càng nhiều thì tiếng ợ càng to. Đây có thể chỉ là hiện tượng sinh lý nhưng nhiều khả năng cũng liên quan đến bệnh.
Ợ hơi sinh lý
- Ợ hơi sinh lý là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chịu tác động của một vài yếu tố như:
- Ăn quá no.
- Dùng bữa vội.
- Sử dụng các món dưa chua, ăn tỏi, ớt, uống cà phê hoặc hút thuốc…
Nếu thuộc trường hợp này bạn thường ợ hơi từ 3 - 4 lần/giờ sau ăn. Sau đó khoảng 2 giờ sẽ không xuất hiện lại nữa. Ngoài ra không có biểu hiện kèm theo, cũng không bị tiết dịch vị dạ dày gây đắng hay chua miệng.
Ợ hơi bệnh lý
Nếu bạn bị ợ hơi liên tục bất cứ lúc nào trong ngày và không kiểm soát được thì đó là do bệnh. Ở trường hợp này, sau khi ợ cơ thể bạn sẽ có nhiều biểu hiện khác kèm theo. Cụ thể sẽ nêu ở các bệnh lý liên quan dưới đây.
Nguyên nhân
Đa phần các biến đổi ở hệ tiêu hóa từ thực quản đến tá tràng đều có thể ảnh hưởng gây ra bất thường. Trong đó ợ hơi phổ biến ở các bệnh liên quan như:
- Bệnh đau dạ dày: Đau dạ dày làm cho khả năng tiêu hóa thức ăn kém đi. Do đó khi dịch vị dạ dày tiết càng nhiều thì chúng càng dễ bị lên men, tạo ra sinh khí và gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, cùng cơ tâm vị. Từ đó gây rối loạn đóng mở cơ và làm ợ hơi.
- Trào ngược dạ dày: Hầu hết người bệnh trào ngược thực quản dạ dày đều bị ợ hơi kéo dài. Đó là do cơ vòng thực quản dưới bị suy giảm trương lực. Đồng thời axit dạ dày tăng cao khi cơ quan này co bóp khiến thức ăn và men tiêu hóa cùng với dịch vị bị đẩy lên gây ợ hơi và sôi bụng.
- Viêm loét dạ dày: Tổn thương ở niêm mạc dạ dày không chỉ gây viêm loét mà nó còn làm cho dịch vị dư thừa trộn vào thức ăn gây ợ liên tục.
Ngoài ra có thể còn một số bệnh lý khác cũng làm gia tăng áp lực từ ổ bụng lên trên vào làm chúng ta bị ợ. Nên cẩn trọng và xem xét những biểu hiện liên quan để xác định đúng tình trạng của mình.
Những yếu tố làm tăng khả năng ợ hơi
Ợ hơi nhiều lần trong ngày do bệnh lý ở đường tiêu hóa kèm theo tình trạng buồn nôn, khó thở.... có thể do 3 nhóm yếu tố chính sau đây:
- Chế độ ăn: Nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn có quá nhiều gia vị cay nóng như mù tạt, ớt hoặc món ăn chế biến bằng cách chiên, xào sẽ dễ gây ợ hơi sinh lý và cả bệnh lý. Bên cạnh đó việc uống các loại bia, nước ngọt cũng làm dư axit và đẩy mạnh nguy cơ bị tình trạng này.
- Sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn quá nó, vội vã, nói chuyện khi ăn hoặc ngủ muộn, stress cũng làm cho dạ dày bị ảnh hưởng xấu. Từ đó gián tiếp tác động lên hệ tiêu hóa và sinh ra ợ.
- Dùng thuốc khánh sinh: Thuốc khánh sinh nếu sử dụng dài ngày hoặc tự ý thêm liều lượng sẽ vô tình làm cho lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị hại. Đồng thời những tác nhân gây bệnh phát triển và gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa, gồm cả ợ hơi.
Triệu chứng
Ợ hơi do bệnh lý thường kèm theo một vài biểu hiện khác chứ không xuất hiện đơn lẻ. Bạn nên để ý khi:
- Ợ nhiều lần liên tục: Do quá trình lên men trong dạ dày khiến áp suất tăng cao nên cơ thể đưa ra cơ chế tự động điều chỉnh bằng cách ợ ra. Nếu trong dịch được đẩy lên kèm theo axit từ dịch vị thì người bệnh còn bị nóng ruột, ợ nóng và rát cổ.
- Ợ hơi buồn nôn: Ợ kèm theo cảm giác buồn nôn xảy ra khi hoạt động co bóp của nhu động dạ dày bất thường. Thức ăn không được đẩy xuống ruột mà trào ngược lên thực quản, làm bệnh nhân ợ và nôn.
- Ợ hơi khó thở: Đây là trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên axit dư trong dạ dày sẽ kích thích làm tăng trương lực cơ dạ dày. Kèm theo biểu hiện ợ và khó thở còn có thể nhận thấy tình trạng đau tức ở vùng thượng vị.
Như vậy ợ hơi do rất nhiều nguyên nhân mà tạo thành. Nó có thể chỉ là hiện tượng bình thường nhưng nếu đi kèm biểu hiện khác thì là bệnh. Bạn nên tìm cách chữa trị từ sớm vì nhiều trường hợp có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Biến chứng
Nếu chỉ bị ợ hơi khoảng 1 - 2 lần mỗi tháng sau khi ăn một bữa "thịnh soạn" thì tình trạng này hoàn toàn bình thường. Ngược lại, tình trạng ợ hơi diễn ra liên tục, mất kiểm soát mỗi ngày, thậm chí hàng tuần, cho dù bạn có cải thiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thì vẫn có thể kéo theo nhiều rắc rối. Chúng không chỉ khiến người mắc phải mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày mà còn kéo theo nhiều bệnh lý phức tạp về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày,...
Bệnh có điều trị được không
Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành cho biết: Tình trạng ợ hơi sinh lý có thể tự cải thiện sau vài giờ khi thức ăn mà chúng ta tiêu thụ đã được tiêu hóa hết và chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặt khác, tình trạng ợ hơi kéo dài liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày, kéo dà không kiểm soát sẽ tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Giải pháp điều trị
Chữa ợ hơi có rất nhiều cách làm hay cả trong dân gian lẫn Y học cổ truyền, hiện đại. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và những triệu chứng kèm theo mà bạn nên chọn cách trị tốt nhất.
Chữa mẹo dân gian
Trong dân gian không phân biệt ợ hơi sinh lý hay bệnh lý. Họ thường chỉ đưa ra một số mẹo chữa bệnh này tốt. Chẳng hạn như:
- Uống nước chanh: Pha chanh tươi với nước ấm, thêm mật ong vào rồi khuấy đều lên. Uống ngay sau bị ợ nấc hoặc dùng sau bữa ăn.
- Dùng dầu tỏi: Nhánh tỏi đem ép lấy dầu và trộn thêm dầu đậu nành để thoa lên bụng. Ấn và xoa tay theo chiều kim đồng hồ 20 phút mỗi lần. Việc này sẽ làm cho nhu động ruột hoạt động hiệu quả, từ đó giảm ợ hơi.
- Trà bạc hà: Lấy lá bạc hà tươi rửa sạch và thả vào cốc nước sôi, ủ từ 2 - 5 phút. Chắt lấy nước để uống, đưa tinh chất bạc hà vào dạ dày để làm dịu cơn đau, giảm đầy hơi, khó chịu.
- Trà hoa cúc: Loại trà hoa này không những giúp chúng ta thư giãn mỗi ngày mà còn giảm co thắt và hỗ trợ tiêu hóa.
Cách chữa Tây y
Ợ hơi nghẹn cổ Y học hiện đại đã có nhiều cách để cải thiện tình hình. Trong đó gồm 2 phương án chính là uống tân dược và phẫu thuật.
Sử dụng thuốc Tây y
Những trường hợp ăn xong ợ hơi liên tục hoặc mắc bệnh lý ợ và xì hơi nhiều… có thể uống thuốc Tân dược thuộc các nhóm sau:
- Thuốc PPI: Đây là nhóm ức chế bơm proton, làm giảm tiết axit trong dạ dày, nhờ đó bớt biểu hiện đẩy khí lên khoang miệng. Trong số này, bác sĩ thường tư vấn dùng Esomeprazol, Lansoprazol và Omeprazol.
- Nhóm kháng H2: Là thuốc kiểm soát khả năng tiết dịch vị, đồng thời ức chế sự giải phóng histamin. Do đó nó ngăn chặn hai yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị ợ là men tiêu hóa và viêm loét. Có thể kể đến các dược phẩm thường được kê như Cimetidin, Famotidin, Ranitidin…
- Thuốc điều hòa co bóp: Dạ dày co bóp liên tục cũng là một nguyên nhân gây dư axit và tăng áp lực lên trên. Với những bệnh nhân này, bác sĩ hay kê Domperidon để điều hòa nhu động ống tiêu hóa, Cisaprid để điều chỉnh hoạt động co bóp. Đồng thời kết hợp với Metoclopramid nhằm kiểm soát tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Nhờ đó, các yếu tố gây ợ hơi được ngăn chặn.
- Men tiêu hóa: Các loại men tiêu hóa như là Enzcyme Go, Neopeptine, T.Pepsin sẽ hỗ trợ dạ dày chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm lượng tồn động ở dạ dày. Thế nhưng nhóm thuốc này được khuyến cáo chỉ nên sử dụng từ 7 - 10 ngày. Khi dùng nhiều hơn, tác dụng có thể ngược lại, khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa.
Không chỉ men tiêu hóa mà các loại thuốc khác cũng có thể mang đến nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Cho nên việc điều trị ợ hơi bằng thuốc Tây mặc dù hiệu quả nhưng nhiều người vẫn muốn thử với cách làm khác an toàn hơn.
Người bệnh có thể tự chủ hơn trong việc ngăn chặn không khí thoát ra ngoài đột ngột từ dạ dày lên khoang miệng.
Phẫu thuật ngoại khoa
Với người bệnh không thể hết ợ bằng thuốc, họ cần được mổ ngoại khoa. Hiện nay Tây y có 2 cách phẫu thuật với cơ vòng thực quản chính là mổ nội soi và mổ mở.
- Mổ nội soi: Bác sĩ lành nghề sẽ rạch những đường nhỏ để đưa thiết bị vào trong ổ bụng, sau đó điều chỉnh cơ vòng thực quản để tăng khả năng chịu lực. Mổ nội soi chống trào ngược gây ợ hơi không áp dụng được cho những người quá nhiều mỡ bụng hoặc đã từng mổ ở phần trên rốn dưới ngực.
- Mổ mở: Khi không thể tiến hành mổ nội soi, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định mổ mở. Theo đó, bằng dụn cụ y tế chuyên dụng, họ mổ phanh ổ bụng để tác động lên phần đáy trên của dạy dày và tạ nút thắt cơ vòng giống như cổ áo quanh thực quản. Nút thắt này sẽ trợ lực thêm, tăng khả năng chịu áp lực cho cơ vòng thực quản. Với cách mổ này, tổn thương của bệnh nhân là khá lớn. Cho nên sau phẫu thuật buộc phải nằm viện theo dõi khoảng 10 ngày.
Nhìn chung các cách phẫu thuật đều đem lại khả năng trợ lực tốt cho ổ bụng. Tuy nhiên, đây là cách làm tốn kém nhiều chi phí và tính nguy hiểm của rủi ro là cao. Vì vậy, nhiều người vẫn không sẵn sàng để tiến hành, họ tìm đến cách chữa đơn giản hơn.
Chữa bằng Đông y
Y học cổ truyền cho rằng, ợ hơi liên quan nhiều đến bệnh ở Tỳ vị, thường gặp ở người đau dạ dày, viêm hang vị hoặc loét hành tá tràng với biểu hiện ợ (hay nấc) liên tục và trướng bụng. Bệnh do vị khí uất nghịch mà ra nên cách chữa nhằm giáng khí hòa vị.
Một trong những bài thuốc đông y chữa ợ chua hiệu quả cao hiện nay là bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc được phát triển dựa theo công thức “bí truyền” chữa chứng vị quản thống (bệnh dạ dày) của Ngự y Nguyễn Địch tiến Vua Tự Đức.
Dựa trên nền tảng YHCT HOÀNG CUNG, các chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu, gia giảm dược liệu, bào chế thành công bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang phù hợp với cơ địa, thể trạng của con người thời hiện đại.
Nhất Nam Bình Vị Khang có khả năng loại trừ ợ chua nhờ áp dụng cơ chế HƯ BỔ THỰC TẢ. Theo đó, cơ chế này sẽ đi sâu vào các tạng phủ, nhất là Tỳ - Vị - Can và tạo ra 3 TÁC ĐỘNG: Làm ấm dạ dày, điều hòa axit dịch vị – Lưu thông khí huyết giúp tiêu hóa thức ăn, giảm áp lực dạ dày – Phục hồi chức năng dạ dày, phòng bệnh tái phát.
Từ đó, bài thuốc mang đến nhiều công dụng như:
- Ngăn ngừa khí nghịch, loại trừ hiện tượng ợ chua, đau bụng…
- Tăng cường khả năng tiêu hóa, phục hồi và củng cố chức năng dạ dày, đẩy lùi tình trạng đầy bụng, khó tiêu…
- Điều tiết dịch vị, ngăn axit trào ngược, giảm tối đa nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Kháng viêm, giảm đau nhằm chống lại những tổn thương do axit gây ra tại niêm mạc thực quản.
Dựa trên cơ chế trị bệnh CHUYÊN SÂU, Nhất Nam Bình Vị Khang đã phối ngũ hơn 30 loại thảo dược quý như: Đương quy, Hoắc hương, Lá khôi, Bạch truật, Sinh khương, Sa nhân, Hoài sơn, Bồ công anh,… Các loại dược liệu này có tác dụng kiện Tỳ, bổ Vị, điều tiết axit dịch vị, kháng hại khuẩn, thúc đẩy tiêu hóa, bảo vệ lợi khuẩn, tăng tiết màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ dứt nhanh các triệu chứng khó chịu như: Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng…
>>> ĐỌC NGAY: Bệnh nhân 4 năm mắc trào ngược, ợ hơi, ợ chua, viêm dạ dày Hp vui mừng âm tính sau 2 tháng dùng Nhất Nam Bình Vị Khang
Để “chặn đứng” ợ hơi, ợ chua hiệu quả, bệnh nhân hãy liên hệ ngay:
NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Facebook: Nhất Nam Y Viện
Lưu ý điều trị
Hãy nắm một số lưu ý quan trọng khi điều trị ợ hơi sau đây:
- Trong quá trình điều trị cần tránh dùng các loại nước uống có gas, bia, nước ngọt. Bởi những loại thức uống này có chứa carbon hòa tan, tạo ra khí gas trong dạ dày, từ đó dễ dẫn đến tình trạng chướng bụng, ợ hơi.
- Có thể nhai kẹo cao su sau khi ăn để tăng lượng nước bọt giúp dễ tiêu hóa.
- Hạn chế dùng ống hút khi uống nước, bởi hành động này dễ làm cho không khí vào khoang miệng nhiều hơn.
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nói chuyện khi ăn để tránh nuốt phải nhiều không khí hơn và không bị tạo khí gas trong dạ dày.
- Tuyệt đối không nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
- Từ bỏ việc hút thuốc để hạn chế hấp thụ thừa không khí, gây ợ hơi.
- Không mặc quần áo bó sát, nhất là vùng bụng dưới vì chúng có thể gây ợ hơi.
- Giảm cân nếu thừa cân để giữ một trọng lượng cơ thể cân đối, tránh bị ợ hơi quấy rầy.
Phòng tránh bệnh học
Ợ hơi sinh lý hay bệnh lý đều phần lớn do chế độ ăn và sinh hoạt gây ra. Để kiểm soát tình trạng này bạn nên điều chỉnh theo cách:
- Ăn các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như là sữa chua, táo và giấm táo, các loại quả ngọt như dưa hấu, đu đủ, chuối. Đồng thời bổ sung vừa đủ lượng chất xơ và vitamin, khoáng chất từ rau xanh thẫm màu.
- Tránh ăn uống nhiều đồ có tính axit dễ gây ợ hơi như là món chiên qua dầu cũ, rượu, cà phê, đồ ăn tẩm gia vị hành, ớt, tiêu, các món muối lên men như dưa, cà…
- Uống đủ nước (trung tính hoặc kiềm) để hỗ trợ hoạt động chuyển hóa thức ăn, tránh để tồn dư trong dạ dày và lên men.
- Khi ăn không nên kết hợp làm việc khác, hoặc ăn nhanh và no quá. Cần ăn vừa đủ, đúng bữa, nhai kỹ và không bỏ bữa.
- Nên làm việc điều độ sau khi ăn ít nhất 30 phút và dừng mọi hoạt động để đi ngủ trước 11 giờ đêm.
- Không vận động mạnh ngay sau khi ăn như là chạy nhảy, khuân vác, đá bóng…
- Cần đi khám bác sĩ khi ợ hơi kéo dài nhiều ngày kèm theo nhiều biểu hiện như trào ngược, đau bụng, nôn ói…