Đau khớp bả vai
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau khớp bả vai có thể xuất hiện do yếu tố bệnh lý hoặc đau lan tỏa từ những cơ quan khác. Muốn điều trị dứt điểm trước tiên cần xác định rõ nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp cùng kết quả chẩn đoán để thực hiện điều trị. Quá trình này cần sự hợp tác của cả người bệnh và bác sĩ để đạt được kết quả như mong đợi.
Đau khớp bả vai là gì? Có chữa khỏi được không?
Bả vai có vị trí giải phẫu nằm giữa ngã ba của phần lưng – cổ – cánh tay, đây là nơi đi qua của nhiều mạch máu, rễ thần kinh và dây chằng nâng đỡ. Ngoài ra, khu vực bả vai còn có tỷ lệ khối cơ đứng thứ 2 toàn cơ thể (sau nhóm cơ đùi – mông), đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày.
Khi có vận động quá sức trong công việc hoặc chấn thương, khớp bả vai có tình trạng đau và viêm theo cấp độ khác nhau, từ đó dẫn đến vận động khó khăn và xuất hiện cảm giác khó chịu.
Bệnh nhân có thể kèm theo sốt hoặc tê buốt chân tay, đau lan tỏa theo dây thần kinh xuống khu vực lưng và cánh tay. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ biến chứng không hồi phục, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Đau khớp bả vai hoàn toàn có khả năng điều trị dứt điểm ở giai đoạn nhẹ và vừa. Đối với tình trạng nặng và tiên lượng xấu, mức độ ổn định sẽ tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân và quy trình điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên để tránh dẫn tới mất khả năng vận động, đối tượng có nguy cơ mắc nên chủ động thực hiện thăm khám và điều trị/ phòng ngừa ngay ở những ngày đầu của bệnh.
Nguyên nhân và cách nhận biết đau khớp bả vai
Như đã nói, để đạt được hiệu quả điều trị trước tiên chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng bệnh. Dựa trên các triệu chứng lâm sàng và quá trình chẩn đoán tại bệnh viện để làm rõ luận điểm này.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn tới đau khớp bả vai có thể là do:
- Làm việc quá sức: Làm việc quá sức được xem là nguyên nhân xác định đầu tiên của đau khớp bả vai, đặc biệt khi bệnh nhân có đặc thù công việc phải mang vác nặng nhiều hoặc thường xuyên phải vận động quá sức. Quá trình này khiến khớp bả vai bị lệch, dây chằng co giãn thất thường và xuất hiện tổn thương viêm tại chỗ. Trường hợp này bệnh nhân phải ngừng làm việc trong quá trình điều trị, đồng thời giảm dần khối lượng công việc để tránh tạo áp lực cho vị trí khớp này.
- Thoái hóa khớp bả vai: Thoái hóa khớp bả vai là nguyên nhân bệnh lý, xuất phát ở những đối tượng người cao tuổi hoặc người có hệ xương kém phát triển. Ngoài triệu chứng đau, căn bệnh này còn gây ra tình trạng mất cân bằng trọng lực hai bên cánh tay và suy giảm khả năng vận động.
- Đau liên quan đến bệnh lý khác: Đau trong các bệnh lý khác cũng có thể dẫn tới đau khớp bả vai, ví dụ như: Trượt đĩa đệm, giãn dây chằng, rách gân cơ, cong vẹo cột sống, xơ hóa cơ, hẹp ống sống…
- Chấn thương trong tập luyện: Đau trong tập luyện thường gặp ở đối tượng vận động viên. Với cường độ tập luyện cao và liên tục, chỉ cần có một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn tới va chạm và chấn thương.
- Bẩm sinh, di truyền: Trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa hoặc có vấn đề về khớp vai từ nhỏ cũng gây ra tình trạng đau bả vai, lúc này là biểu hiện mãn tính và gần như người bệnh phải sống chung với cơn đau cả đời.
- Loãng xương: Cấu trúc và chất lượng xương không đảm bảo, khiến khả năng nâng đỡ bị suy giảm và chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó bệnh nhân có cảm giác đau và kèm theo tê bì chân tay. Thường gặp hơn ở đối tượng người già, phụ nữ tiền mãn kinh…
- Viêm khớp vai: Bệnh nhân bị viêm khớp vai có biểu hiện đau dữ dội, kèm theo nóng sốt và phù nề tại chỗ. Đây cũng được xem là nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau khớp bả vai.
Triệu chứng
Biểu hiện của đau khớp bả vai được chia thành các giai đoạn rõ rệt, mỗi giai đoạn có cường độ và số lượng triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn nhẹ:
- Phần vai cảm thấy nhói đau, chỉ biểu hiện khi có vận động liên quan hoặc thay đổi thời tiết, cường độ xuất hiện chưa dày đặc.
- Đau nhẹ khi nằm nghiêng, nhưng khi nằm thẳng hoặc ngồi thì lại hết.
- Mỏi nhức thi thoảng ở vùng cổ – vai – gáy, do vậy ở giai đoạn này bệnh nhân chưa xác định rõ được mình đang gặp vấn đề ở khu vực nào.
Giai đoạn vừa:
- Mức độ đau bắt đầu tăng và có mật độ xuất hiện nhiều hơn.
- Bệnh nhân thường đau vào buổi tối.
- Mất dần khả năng vận động khớp bả vai và cánh tay.
- Tê bì cánh tay và bàn tay, có thể lan tỏa sang phần lưng trên.
- Bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu kèm theo nếu có tiền sử rối loạn tiền điền hoặc tụt huyết áp tư thế đứng.
- Bả vai sưng và có màu sậm hơn so với bình thường, sờ vào cảm thấy nóng thường xuyên.
Giai đoạn biến chứng:
- Giai đoạn xuất hiện biến chứng là thời điểm bệnh chuyển nặng mà không hề có biện pháp điều trị trước đó hoặc không có đáp ứng với phác đồ thông thường. Lúc này cảm giác đau của bệnh nhân dữ dội và tổn thương viêm nhìn thấy rõ rệt.
- Có thể xuất hiện biến chứng hoạt tử cơ và tổn thương dây chằng bên trong gây bất động.
- Bệnh nhân sốt cao và có khả năng không còn tỉnh táo.
- Biểu hiện nặng có thể dẫn tới teo cơ và đồng nhất xương tay – vai.
- Co cứng và không còn khả năng vận động.
Bệnh nhân dựa trên các biểu hiện đã nêu trên để quyết định thăm khám sớm bởi có điều trị dứt điểm được hay không cũng phụ thuộc một phần lớn vào thời điểm phát hiện bệnh.
Chẩn đoán và điều trị đau khớp bả vai
Quá trình chẩn đoán và điều trị nằm trong mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, nghĩa là nếu chẩn đoán thực hiện đúng thì bệnh nhân hoàn toàn tin tưởng vào quá trình điều trị sau đó đạt hiệu quả cao và ngược lại.
Do vậy, yêu cầu nhân viên y tế phải có trình độ chuyên môn, tận tâm với nghề và hỗ trợ người bệnh hết mức trong thời gian nằm viện. Bên cạnh đó, đối tượng mắc bệnh cũng không cung cấp những thông tin làm lệch hướng chẩn đoán hoặc cản trở nhân viên y tế làm việc.
Phương pháp chẩn đoán
Quy trình chẩn đoán đau khớp bả vai thực hiện như sau:
Lưu thông tin tại khoa khám bệnh
Để phục vụ cho quá trình lưu trữ hồ sơ, bệnh nhân trước tiên sẽ cung cấp những thông tin cá nhân liên quan để chờ đến lượt thăm khám. Lúc này người bệnh có thể miêu quả các triệu chứng hiện tại đang gặp với nhân viên y tế làm công tác hành chính. Tất nhiên những thông tin này sẽ được hỏi kĩ hơn khi gặp bác sĩ chuyên khoa.
Trao đổi trực tiếp với bác sĩ
Sau khi có thông tin bệnh án, bệnh nhân sẽ được trao đổi trực tiếp về bệnh lý hiện tại, tiền sử và các dòng thuốc đã – đang sử dụng. Bác sĩ sẽ tự lọc ra những dữ liệu quan trọng và cần thiết cho kết quả chẩn đoán và ghi lại vào bệnh án của bệnh nhân.
Sử dụng các nghiệp vụ thăm khám tại chỗ bao gồm: Sờ vào vị trí đau, nắm tại chỗ, gõ vào khớp để nghe tiếng động để đánh giá mức độ tổn thương.
Kiểm tra chức năng: Yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số bài tập liên quan đến cử động ngang, lên – xuống và xoay tròn để đánh giá phạm vi vận động còn lại của bệnh nhân.
Chụp hình X – quang/3D: Sau khi thăm khám toàn thân, bác sĩ sẽ chỉ định chụp x – quang hoặc 3D để kết luận về bệnh và thực hiện điều trị.
Mẹo dân gian thường dùng
Các mẹo dân gian thường dùng trong điều trị viêm khớp bả vai có ưu điểm tác dụng tại chỗ rất nhanh, đặc biệt phù hợp với giai đoạn 1 trong tiến triển bệnh. Nếu có đau lan tỏa thì đây không phải là biện pháp tối ưu.
Bên cạnh đó, khi dùng các cách này bệnh nhân sẽ phải thực hiện nhiều lần và chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tức thời. Đây cũng là nhược điểm mà các phương pháp điều trị khác có thể khắc phục.
Chườm nóng
Thành phần: Vải gạc 1 tấm, muối trắng 100g, lá trầu 100g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lá trầu mang rửa sạch, xé miếng mỏng.
- Cho lá trầu và muối trắng vào chảo, đảo nhẹ đến khi nóng đều.
- Cho hỗn hợp vào tấm vải gạc và chườm xung quanh vị trí khớp bả vai.
Rượu ngâm địa liền
Thành phần: Địa liền 2 củ, rượu 200mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Địa liền cắt bỏ rễ và rửa sạch qua nước, thái lát thật mỏng.
- Cho hỗn hợp rượu vào bình, thêm địa liền và đóng nắp lạ. Ngâm địa liền trong khoảng 7 ngày thì dùng được.
- Đổ 1 chút rượu ra tay, sau đó massage trực tiếp lên vùng bả vai. Thoa nhẹ và theo chiều kim đồng hồ để tăng lưu thông khí huyết.
Rượu dây đau xương
Thành phần: Dây đau xương 100g, rượu trắng 1 lít.
Thực hiện và sử dụng:
- Dây đau xương dạng dược liệu được ngâm trong bình kín chứa 1 lít rượu.
- Sau khoảng thời gian 10 ngày thì bắt đầu lấy ra uống, mỗi ngày 5 – 10ml sẽ giúp giảm đau và an thần hiệu quả.
Đau khớp bả vai điều trị Đông y
Đau khớp xương bả vai được điều trị bằng thuốc Đông y theo nguyên tắc bổ thận – bổ xương khớp. Nghĩa là hầu hết các công thức này đều quy về kinh thận để hỗ trợ xương chắc khỏe từ bên trong, như vậy sẽ giúp bệnh ổn định lâu dài hơn.
Tuy nhiên người bệnh phải kiên trì với lịch sử dụng thuốc, cũng như tuân thủ liều lượng đã chỉ định thì mới có cải thiện.
Bài thuốc 1
Thành phần:
- Bạch truật, đẳng sâm, thục địa mỗi vị 12g.
- Hà thủ ô 10g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị thuốc trên được cho vào một ấm sắc thuốc sạch, thêm nước đến đầy và tiến hành sắc.
- Thực hiện đun nhỏ lửa khoảng 20 phút, tắt bếp và lọc bỏ phần bã thuốc.
- Lấy phần nước, để nguội và sử dụng dần.
Bài thuốc 2
Thành phần:
- Thục địa, đẳng sâm, hoàng kỳ mỗi vị 16g.
- Bạch thược 12g.
- Đương quy, đào nhân, xuyên khung, hoa hồng mỗi vị 10g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các thuốc trên được cho vào nồi sắc thuốc, thêm nước và tiến hành nấu đến sôi.
- Đổ hỗn hợp ra chậu, rửa và vớt lấy phần dược liệu.
- Thực hiện sắc lần hai với 1000mL nước trong khoảng 35 phút. Lọc lấy thuốc dùng uống hàng ngày.
Điều trị Tây y hiệu quả nhanh
Đau khớp bả vai phải và đau nhức khớp bả vai trái được chỉ định điều trị Tây y khi bệnh nhân ở giai đoạn vừa và có biến chứng. Ưu điểm của cách làm này là giúp cải thiện nhanh bệnh, có thể điều trị dứt điểm và mang lại khả năng hồi phục cao.
Tuy nhiên cần lưu ý về tác dụng phụ để tránh gây độc cơ thể và tương tác trong quá trình uống.
Thuốc Tây
Thuốc tây điều trị đau khớp bả vai bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Globic, difelene, voltaren…có tác dụng giảm đau tại chỗ và toàn thân. Được chỉ định khi bệnh nhân đau quá mức chịu đựng hoặc có viêm kèm theo.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, decontractyl, mephenesin…hỗ trợ giảm tình trạng co cứng và khó cử động của bệnh nhân.
- Thuốc hạ sốt: Efferalgan, hapacol, pacegan…giảm triệu chứng sốt đi kèm của bệnh nhân, được sử dụng với liều lượng tính theo cân nặng.
- Thuốc kháng viêm: Huhajo tab, mekocetin, metasone…có tác dụng chống viêm. Chú ý thực hiện liều lượng theo chỉ dẫn và thực hiện giảm liều theo ngày để tránh tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu trong đau nhức xương khớp bả vai bao gồm một số biện pháp như:
- Bài tập hỗ trợ vận động: Nhân viên y tế sẽ thiết kế cho mỗi bệnh nhân một giáo trình cụ thể để tập luyện trong và sau giai đoạn điều trị. Đối với những đối tượng phải phẫu thuật thì nên tập luyện sau ít nhất 1 tháng nằm viện.
- Sử dụng các sóng cao tần để giãn cơ tại chỗ: Các sóng cao tần giúp cơ và khớp được di chuyển về đúng vị trí. Mặt khác hỗ trợ lưu thông khí huyết, nhanh liền vết thương…
Phẫu thuật
Thực hiện phẫu thuật ngoại khoa là điều không thể tránh khỏi khi bệnh nhân có đau nhức khớp bả vai ngay sau chấn thương hoặc va chạm cấp tính. Người bệnh có thể bị tình trạng bất động và mất tiềm thức, do vậy thực hiện xâm lấn mô mềm để đưa đối tượng ra khỏi tình trạng nguy kịch.
Một số biện pháp mổ mở thường được dùng như:
- Phẫu thuật nội soi khớp vai.
- Mổ mở ghép nối xương.
- Mổ mở loại bỏ khớp cũ và thay khớp nhân tạo
- Phẫu thuật khâu dây chằng…
Lưu ý mọi người nên nhớ để phòng tránh đau khớp bả vai
Để phòng tránh tình trạng đau khớp bả vai, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên lưu ý:
- Đối với các vận động viên, trước khi tập luyện phải thực hiện quá trình khởi động để làm nóng cơ thể cũng như hạn chế được nguy cơ chấn thương.
- Không nên duy trì những bài tập có cường độ cao và kỹ thuật khó trong một khoảng thời gian lâu dài, cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp đặc biệt là cho khớp vai.
- Quan tâm đến chế độ ăn uống giàu vitamin, canxi và nguyên tố vi lượng để duy trì hoạt động của hệ cơ xương trong cơ thể.
- Thực hiện các động tác giãn cơ sau thời gian làm việc hoặc tập luyện căng thẳng, tăng vận động đi lại với nhân viên văn phòng để hạn chế tình trạng thoái hóa đi kèm.
- Thực hiện thăm khám thường xuyên và có theo dõi tình trạng bệnh lý xương khớp liên quan, tiến hành điều trị ngay khi có biểu hiện khác thường hoặc biến chứng xuất hiện.
Đau khớp bả vai là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Khi phát hiện thấy các bất thường tại khớp và cơn đau kéo dài không rõ nguyên nhân, người bệnh nên thực hiện chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế ngay lập tức.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!