Ho ngứa cổ họng
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHo ngứa cổ họng là triệu chứng phổ biến do hệ hô hấp phản ứng khi bị kích thích. Tình trạng bệnh nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bị ho ngứa cổ qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ngứa họng ho liên tục
Ngứa cổ họng, ho do nhiều nguyên nhân gây nên. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý điển hình như:
- Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Bệnh thường bùng phát khi thời tiết lạnh hay thời điểm giao mùa. Người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng ngứa rát, dẫn đến ho đi kèm sổ mũi, nhức đầu, sốt… Ngoài ra khi bị cảm, dịch nhầy ở mũi chảy xuống họng làm kích thích niêm mạc họng gây ho.
- Dị ứng: Ho, ngứa cổ khó thở là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng. Người bệnh sẽ gặp tình trạng ho ngứa cổ họng này khi phải tiếp xúc trực tiếp với phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc, lông động vật hay thực phẩm dị ứng…
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản và đọng ở niêm mạc họng lâu dần gây viêm. Người bệnh sẽ có triệu chứng ngứa rát họng, ho khan, ho kéo dài lâu ngày
- Viêm nhiễm đường hô hấp: Viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang… là các nguyên nhân chính gây ngứa cổ ho có đờm, ho khan…
Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý kể trên, tình trạng ho ngứa họng còn có thể bùng phát do các tác động như:
- Uống nước đá, ăn đồ ăn lạnh
- Ngủ trong phòng điều hòa lạnh
- Cổ họng bị mất nước do vận động ra mồ hôi nhiều, uống ít nước
- Nói, la hét liên tục
Ho ngứa cổ họng có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?
Ho ngứa họng thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh đeo bám dai dẳng, kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm, người bệnh cần hết sức cẩn trọng. Khi này, tình trạng ho kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng như lao phổi, ung thư vòm họng…Người bệnh cần sớm đi khám và có biện pháp chữa trị khi thấy có các biểu hiện sau:
- Đau họng kèm sốt cao trên 38,5 độ C, không hạ sốt dù đã dùng nhiều biện pháp
- Bị ngứa cổ ho liên tục không dứt kèm theo tình trạng khó thở trong nhiều ngày liền
- Bị ho ngứa cổ kèm triệu chứng nổi mề đay, mặt mũi phù nề
- Bệnh ho ngứa cổ họng kéo dài đi kèm với triệu chứng đau tức ngực
Các cách trị ho ngứa cổ họng
Bị ho ngứa cổ phải làm sao là thắc mắc thường thấy của người bệnh. Hiện nay có khá nhiều biện pháp điều trị cho người bệnh ho. Phổ biến trong số đó phải kể đến các mẹo dân gian, dùng thuốc Tây hay thuốc Đông y.
Trị ho và ngứa cổ tại nhà
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp chữa bệnh tại nhà như sau:
- Trà gừng:
Gừng có tính ấm mang lại công dụng kháng viêm, làm dịu cơn ngứa rát ở cổ họng. Các hoạt chất trong gừng có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây ra các bệnh hô hấp, cảm lạnh. Bạn có thể dùng gừng để pha trà uống mỗi ngày để giảm triệu chứng ho, sổ mũi, ngứa rát họng…Cách thực hiện: Bạn dùng 1 củ gừng tươi rửa sạch và thái lát. Gừng được cho vào hãm với 200ml nước sôi. Bạn pha thêm 3 thìa mật ong rồi dùng khi trà còn ấm.
- Quất hấp với đường phèn
Quả quất theo y học cổ truyền có tác dụng giải uất, tiêu đờm, trị ho. Bài thuốc dân gian từ quả quất chữa được các chứng bệnh đường hô hấp như cảm, ho, khàn tiếng,…Cách làm: Bạn chọn 2-3 quả quất còn xanh, rửa sạch và cắt đôi. Quất được bóp nát, bỏ hạt và trộn với đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong 20 phút. Người bệnh dùng quất hấp đường phèn để ăn nhiều lần trong ngày.
- Nghệ
Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin đóng vai trò giúp phục hồi các tổn thương viêm loét ở niêm mạc họng. Nghệ còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn đường hô hấp.Cách làm: Bạn dùng 1 thìa bột nghệ hòa với 200ml nước ấm cùng 4 thìa mật ong. Dùng phần nước vừa pha uống khi còn ấm.Mẹo dân gian chữa bệnh được đánh giá an toàn, lành tính. Những công thức trên cũng có thể áp dụng vào cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú…
Trị ho và ngứa cổ họng bằng thuốc tân dược
Ho ngứa cổ uống thuốc gì? Các loại thuốc tân dược mang lại hiệu quả đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Các loại thuốc chữa bệnh được bác sĩ kê thường có:
- Thuốc ho ngoại biên: Viên ngậm, Siro ho, Glycerol…làm giảm phản xạ ho
- Thuốc giảm ho trung ương: Codein, Dextromethorphan…ức chế trung tâm gây ho, giảm ngứa rát họng. Một số thuốc khác như Alphachymotrypsin, serrapeptase… chống viêm, giảm chứng phù nề cổ họng.
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, penicillin, roxithromycin,… làm giảm cơn ho nhanh chóng, tiêu đờm ra đờm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
TÌM HIỂU THÊM:
- Các loại thuốc trị ho được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay
- Chuyên gia chỉ rõ SAI LẦM phổ biến trong điều trị ho và Giải pháp điều trị hiệu quả SAU 1 LIỆU TRÌNH
Dùng thuốc Đông y trị ngứa cổ, ho
Thuốc Đông y không chỉ đem lại hiệu quả chữa bệnh toàn diện mà còn an toàn, lành tính. Các bài thuốc Đông y còn giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh.Các bài thuốc thường được dùng cho người bị ho ngứa cổ họng gồm:
- Bài thuốc 1:
Thành phần: La hán quả 20gr, tang bạch bì 12grCách sắc: Bạn sắc các nguyên liệu với 400ml nước cho đến khi cạn còn 1 nửa. Dùng thuốc để uống liên tục trong 7-10 ngày để thấy được hiệu quả
- Bài thuốc 2:
Thành phần: Lá tía tô 9gr, hạnh nhân 9gr, cát cánh 6gr, bạc hà 3gr.Cách dùng: Các vị thuốc được sắc với 500ml nước cho đến khi cạn còn phân nửa Thuốc được chia thành 2-3 phần để người bệnh dùng trong ngày. Bài thuốc đặc biệt có hiệu quả với người ho có đờm ngứa cổ.
- Bài thuốc 3:
Thành phần: Bạch giới tử 12g, la bạc tử 12gr và khoản đông hoa 12g; cát cánh 9gr, tử uyển 9gr, hạnh nhân 9gr.Cách dùng: Người bệnh dùng tất cả vị thuốc đem sắc cùng 500ml nước. Đến khi thuốc cạn còn 1 nửa thì bạn tắt bếp. Mỗi ngày người bệnh dùng 1 thang thuốc, chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 5-7 ngày điều trị.Các bài thuốc Đông y thường được gia giảm thành phần dựa trên thể trạng mỗi bệnh nhân. Do đó, người bệnh nên đến các trung tâm y học cổ truyền để thăm khám và được kê đơn thuốc phù hợp nhất.
Những điều người bệnh cần lưu ý khi bị ho ngứa cổ họng
Ngoài việc áp dụng các cách trị ho ngứa cổ họng, người bệnh cũng cần được chăm sóc đúng cách nhằm rút ngắn thời gian điều trị. Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Người bệnh không nên ăn những thực phẩm gây kích thích cổ họng như đồ ăn cứng, cay nóng , hải sản có vỏ…
- Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích hay hút thuốc lá nếu bạn không muốn tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Người bệnh nên cung cấp cho cơ thể nhiều nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung các loại nước hoa quả, nước ép rau củ.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh là điều cần thiết để phòng và điều trị bệnh
- Bạn không nên ngồi làm việc lâu cũng như ngủ trong phòng điều hòa quá khô hay lạnh.
- Vệ sinh khoang mũi và miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
- Khám sức khỏe định kỳ và đi kiểm tra nếu bị ho ngứa cổ kéo dài không thuyên giảm
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về tình trạng ho ngứa cổ cũng như giải đáp câu hỏi bị ho ngứa cổ phải làm sao? Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh và lựa chọn được cho mình phương pháp điều trị thích hợp.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Ho ngứa cổ họng: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Ho về đêm là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, điều trị như thế nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!