Bệnh Viêm Cầu Thận Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không? Là những vấn đề đang được rất nhiều người bệnh quan tâm trong thời gian gần đây. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng người mắc. Bạn đọc hãy cùng với bài viết hôm nay tìm hiểu những thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề sau đây.
Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Viêm cầu thận xảy ra khi những tế bào nội mô thận bị tổn thương. Tình trạng này có thể là do sự tấn công của một số loại vi khuẩn, ví dụ như phế cầu, liên cầu nhóm A hay tụ cầu. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là kết quả của vấn đề suy giảm hệ miễn dịch cơ thể do bệnh lý, ví dụ như lupus ban đỏ, viêm gan C, bệnh thận lgA, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp,…
Viêm cầu thận thường phát triển dưới dạng cấp tính và có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh gồm có tiểu ra máu, nước tiểu kèm mủ trắng, tăng huyết áp, phù nề tay chân do cơ thể tích nước,…Chính vì những biểu hiện nghiêm trọng kể trên, nhiều người thường thắc mắc không biết liệu bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không.
Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhất là khi tình trạng cấp tính ban đầu đã tiến triển thành dạng mãn tính. Dưới đây là các biến chứng của bệnh viêm cầu thận mạn:
Cao huyết áp
Cao huyết áp là một trong những biến chứng hay gặp nhất khi tình trạng viêm cầu thận xảy ra. Nguyên nhân là do thận mất đi khả năng đào thải độc tố trong máu, khiến chức năng điều chỉnh áp suất trong mạch máu của cơ thể bị giảm sút.
Nếu để vấn đề huyết áp tăng kéo dài không điều trị trong một thời gian dài, nó có thể kéo theo một số tình trạng sức khỏe khác như bệnh tim, đột quỵ và giảm lưu thông máu đến hai chi dưới.
Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không? – Suy thận
Viêm cầu thận có thể khiến các tế bào bị phá hủy hoàn toàn, từ đó dẫn đến hậu quả là nephron mất khả năng đào thải cũng như tích tụ độc tố bên trong cơ thể. Người bệnh lúc này có thể sẽ phải nhờ đến sự giúp đỡ của các thiết bị lọc máu nhân tạo để duy trì sự sống.
Theo nhiều thống kê y tế, số trường hợp viêm cầu thận diễn tiến suy thận cấp chiếm khoảng ¼ tổng số người bệnh thận. Vì vậy, dù biến chứng này khá hiếm gặp nhưng mức độ ảnh hưởng của nó lại không thể xem thường.
Mất cân bằng các chất điện giải
Thận vốn là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ lọc máu và đào thải một số chất cặn bã ra khỏi cơ thể thông qua việc tạo thành nước tiểu. Nếu cầu thận gặp phải tình trạng viêm nhiễm kéo dài, công suất hoạt động của thận sẽ bị suy giảm, từ đó dẫn đến việc mất cân bằng các chất điện giải. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến là hàm lượng natri và kali trong máu cao bất thường.
Ảnh hưởng cục bộ đến các cơ quan nội tạng khác
Với các trường hợp có nguyên nhân gây ra viêm cầu thận ban đầu là do nhiễm khuẩn, thường thì chỉ có thận là bị ảnh hưởng. Nhưng với các bệnh nhân vốn có tiền sự suy giảm hệ thống miễn dịch, tình trạng viêm có thể gây hại đến một số cơ quan nội tạng khác như phổi và gan. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất là những đốm đỏ lấm tấm trên hai chân hoặc các khớp gối sưng đau khó chịu.
Theo các bác sĩ, biến chứng này của viêm cầu thận thường phát triển từ các bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch quá mẫn và ban xuất huyết Henoch-Schonlein.
Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không? – Biến chứng suy tim sung huyết
Suy tim sung huyết là tình trạng suy giảm sức bơm ở cơ tim, cụ thể hơn là vấn đề tích tụ chất lỏng xung quanh tim và khiến hoạt động bơm máu không đạt được hiệu quả như bình thường. Suy tim xung huyết có thể xảy ra khi viêm cầu thận ảnh hưởng đến khả năng lọc máu cũng như đào thải chất lỏng ra khỏi cơ thể.
Các bác sĩ nhận định đây là dạng biến chứng đặc biệt nguy hiểm, gây tử vong nhanh chóng nếu người bệnh không phát hiện kịp thời.
Viêm cầu thận có chữa được không?
Bên cạnh những câu hỏi liên quan đến triệu chứng hay bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không, nhiều người cũng thắc mắc rằng viêm cầu thận liệu có chữa được không. Theo các chuyên gia, vấn đề này phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh trước đó. Hiện nay, đối với viêm cầu thận mãn tính, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm.
Hầu hết các loại thuốc dùng trong chữa trị bệnh viêm cầu thận chỉ có khả năng làm chậm quá trình phát triển cũng như giúp cải thiện một số triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Điều quan trọng nhất là người bệnh phải được chẩn đoán sớm để giảm thiểu nguy cơ suy thận phải lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo.
Bị viêm cầu thận phải làm gì?
Việc điều trị viêm cầu thận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ví dụ như nguyên nhân gây bệnh, tiền sử bệnh lý, các triệu chứng gặp phải. Trước hết, người bệnh phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp.
Dưới đây là một số những biện pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bệnh phổ biến nhất:
Các loại thuốc kiểm soát huyết áp
Như đã nêu ở trên, cao huyết áp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của viêm cầu thận. Chính vì vậy, việc kiểm soát huyết áp ở mức bình thường rất quan trọng trong quá trình điều trị ở người bệnh.
Các bác sĩ có thể sẽ kê đơn những loại thuốc ức chế enzym chuyển hóa, ví dụ như captopril, perindopril, lisinopril,…hoặc các loại thuốc ức chế chuyển vận thụ thể angiotensin, bao gồm valsartan, losartan, losartan,…
Các thuốc chống viêm Corticosteroid
Corticosteroid thường được sử dụng trong trường hợp viêm cầu thận do các bệnh lý suy giảm hệ thống miễn dịch gây ra, bời vì loại thuốc này có thể làm giảm phản ứng viêm cũng như cải thiện các triệu chứng khó chịu. Các bác sĩ thường cho người bệnh dùng một trong hai loại Corticosteroid là prednisone hoặc cortisone.
Xây dựng lối sống khỏe mạnh
Một trong những biện pháp có ảnh hưởng tích cực nhất trong quá trình điều trị của người bệnh chính là việc xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh và khoa học.
- Chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn cho người viêm cầu thận là giảm thiểu tối đa lượng protein từ các loại thịt đỏ cũng như hạn chế dùng muối. Người bệnh cũng nên tăng cường thêm các loại rau xanh đâm, trái cây tươi như táo, dâu tây, việt quất và các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, diêm mạch, lúa mì, gạo lứt,…
- Kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể: Do chức năng của thận đã bị suy giảm, người bệnh không thể tiêu thụ quá nhiều chất lỏng vì sẽ làm tăng nguy cơ tích nước tại các cơ quan nội tạng. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ khuyến nghị lượng chất lỏng nên uống tối đa trong ngày với mỗi bệnh nhân.
- Tăng cường luyện tập thể thao: Vận động thể chất có thể giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn nhờ vào việc tăng lưu thông tuần hoàn máu và trao đổi không khí. Người bệnh nên lựa chọn các môn thể thao ở cường độ nhẹ, ví dụ như yoga hay đi bộ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích nói trên, bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc liên quan đến chủ đề “Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?”. Thận vốn là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với cơ thể và sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần bảo vệ nó thông qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ít dùng muối và đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, đừng quên dành thời gian vận động và rèn luyện thể chất mỗi ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!