Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị đúng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu thắc mắc hiện tượng này có gây nguy hiểm đến em bé hay không. Vấn đề này nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn cũng như đưa ra hướng điều trị và phòng ngừa hiệu quả. 

Bị vảy nến khi mang thai có hiện tượng gì?

Vảy nến khi mang thai là một dạng bệnh mãn tính thường phát triển dai dẳng và gây ra những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân trong thời gian dài. 

Tuy nhiên không phải ai cũng nắm chắc về thông tin bệnh lý, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị phù hợp để tránh gây biến chứng nguy hiểm. 

Cụ thể theo các chuyên gia, phụ nữ bị vảy nến khi mang thai sẽ có những biểu hiện như: 

  • Vùng da bị đỏ ứng, có viền phân định rõ khu vực mắc bệnh và khu vực bình thường. 
  • Trên da xuất hiện vảy màu xám, trắng bạc và hơi cứng. 
  • Da sẽ bong tróc thành từng mảng, nếu triệu chứng xuất hiện ở đầu có thể gây nhầm lẫn với gàu. 
  • Mẹ bầu bị bệnh có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. 
  • Vảy nến có thể xuất hiện ở cả đầu gối, khuỷu tay và các khớp. 
  • Một số trường hợp có thể bị đau khớp, sưng khớp. 

Trong giai đoạn mang thai các mẹ nên chủ động chăm sóc sức khỏe để bảo vệ cho chính mình và cả thai nhi. Ngay khi có những triệu chứng bất thường hãy chủ động đi khám và điều trị trước khi bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng và phát sinh biến chứng. 

Nguyên nhân gây vảy nến khi mang thai

Mẹ bị vảy nến khi mang thai có thể do nhiều yếu tố tác động đến. Các nguyên nhân gây bệnh sẽ được phân chia thành hai giai đoạn là vảy nến khi bắt đầu mang thai và khi cơ thể đang mắc bệnh. Cụ thể như sau: 

Nguyên nhân bị vảy nến khi bắt đầu mang thai 

Khi bước vào giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi lớn về tinh thần và thể chất. Lượng hormone trong cơ thể có sự thay đổi, sức đề kháng suy yếu hơn so với thể trạng bình thường. 

Đây là thời điểm thuận lợi để các yếu tố gây bệnh vảy nến tấn công, phát triển. Bị vảy nến khi mới mang thai là do sự rối loạn hệ miễn dịch, sự nhạy cảm quá mức của cơ thể khiến tế bào da dễ bị nhầm lẫn là yếu tố tiêu cực và bị đào thải một cách mạnh mẽ. 

Các tế bào da sẽ bị rút ngắn dẫn đến tình trạng da xếp chồng các lớp lên nhau và tạo thành vảy cứng. 

Trường hợp mang thai khi đã bị vảy nến

Thống kê của tổ chức y thế ghi lại tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh da liễu thường trong giai đoạn từ 15 đến 35 tuổi.  Đây là thời điểm phụ nữ đang trong giai đoạn sinh đẻ.

bi vay nen khi mang thai
Có nhiều yếu tố tác động khiến mẹ bầu bị vảy nến khi đang mang thai

Phần lớn các mẹ bị bệnh là do yếu tố di truyền, bệnh lý rối loạn hormone, rối loạn chuyển hóa, yếu tố tâm lý tiêu cực hoặc do môi trường sống bị ô nhiễm,…

Nếu trường hợp trên ít gặp hơn thì tình trạng mang thai khi đang bị vảy nến lại có tỉ lệ mắc cao hơn. Các nhà khoa học cho rằng bệnh lý bộc phát là do sự thay đổi trong quá trình mang thai, sinh nở và mãn kinh. 

Những chị em đã từng bị vảy nến cho biết bệnh có dấu hiệu thuyên giảm tích cực khi mang thai. Một vài trường hợp khác không có sự thay đổi gì, số còn lại do lo lắng nhiều càng khiến triệu chứng ngày một nghiêm trọng hơn. 

Đặc biệt có không ít trường hợp vảy nến bùng phát mạnh sau khi sinh nở. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen khi mang thai tăng cao đã ngăn chặn sự phát triển của tế bào da, tạm thời cải thiện triệu chứng. Sau khi sinh xong, nồng độ nội tiết tố nữ estrogen trở về mức bình thường, lúc này các triệu chứng bùng phát trở lại. 

Mẹ bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Theo ý kiến của các chuyên gia cho biết, bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, không gây sảy thai và không gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi nên các mẹ không cần quá lo lắng. 

Tuy nhiên, bệnh vảy nến là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân nếu mẹ mắc bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Kết luận này được công bố bởi Tạp chí Viện da liễu Mỹ. 

Do đó nếu chị em bị vảy nến khi đang mang thai tuyệt đối không được chủ quan mà hãy tiến hành điều trị để có một thể trạng tốt và tinh thần thoải mái. 

Cách chữa bệnh vảy nến khi mang thai cho mẹ

Các mẹ nên chủ động điều trị bệnh để có thể yên tâm, thoải mái hơn khi mang thai, tạo điều kiện tốt nhất để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh vảy nến da đầu cho bà bầu hay được các chị em áp dụng.

Tây y chữa vảy nến khi mang thai cho mẹ bầu

Phương pháp Tây y chữa vảy nến chủ yếu sử dụng các loại thuốc để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên với mẹ bầu cần phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. 

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Mẹ bầu có thể được kê một số loại thuốc như kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da, kem chứa thành phần corticoid,…

Với mẹ bầu bác sĩ khuyến khích dùng thuốc bôi ngoài da hơn dạng uống, dạng tiêm bởi ít tác động đến thai nhi. Nếu triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể áp dụng biện pháp chiếu tia cực tím, quang hóa trị liệu khi được bác sĩ đồng ý. 

Với những chị em mắc bệnh nhưng thai nhi còn nhỏ, chưa rõ bụng thì cần khai báo tình trạng bệnh lý và thông báo về giai đoạn thai kỳ để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. 

Lưu ý, không được sử dụng các loại thuốc trị vảy nến dành cho bà bầu khi mang thai dưới đây bởi có thể gây hại cho em bé: 

  • Thuốc Etanercept (Enbrel). 
  • Thuốc Methotrexate (Trexall). 
  • Thuốc Adalimumab (Humira),…

Do chưa có nghiên cứu nào chứng minh các loại thuốc trên không gây ảnh hưởng đến thai nhi nên bạn không được sử dụng. Đặc biệt, chúng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như dị tật bẩm sinh, hở hàm ếch, rối loạn nhiễm sắc thể hoặc sảy thai. 

Trước khi áp dụng Tây y để chữa bệnh mẹ bầu nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con. Trường hợp đang dùng thuốc có triệu chứng bất thường hãy chủ động ngừng thuốc và đến bệnh viện thăm khám ngay. 

Mẹo dân gian chữa vảy nến cho bà bầu

Nếu mẹ bầu bị vảy nến ở diện tích nhỏ, triệu chứng thoáng qua thì có thể áp dụng những mẹo chữa trị dưới đây. Phương pháp dân gian không gây tác dụng phụ, mang đến sự an toàn và rất dễ thực hiện. 

Một vài mẹo dân gian hay dùng để trị vảy nến cho mẹ bầu để bạn tham khảo thêm như sau: 

  • Mẹo dùng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa, chống viêm, cải thiện triệu chứng bệnh. Mẹ bầu hãy làm sạch vùng da bệnh cần điều trị bằng nước ấm, lau khô sau đó lấy một lượng tinh dầu đủ dùng để thoa và massage đều trong khoảng 10 – 15 phút là được. Áp dụng ngày 1 đến 2 lần các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ sẽ được thuyên giảm. 
  • Mẹo dùng dầu oliu: Tinh dầu oliu có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh, làm mềm mịn da cho bà bầu. Bạn chỉ cần lấy một lượng dầu vừa đủ dùng, cho vào lò vi sóng quay nóng rồi cho lên da thoa đều, massage nhẹ nhàng. Thư giãn 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch là được. 
  • Mẹo dùng nha đam: Nguyên liệu này có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp da mềm mịn, giảm viêm, sát khuẩn và chống ngứa ngáy. Mẹ bầu bị vảy nến khi mang thai chỉ cần lấy gel trong để thoa lên vùng da cần điều trị đã làm sạch trong 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch là được. 
  • Mẹo dùng trầu không: Trầu không có chứa nhiều tinh dầu, vitamin và khoáng chất mang đến công dụng sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa và hiện tượng bong tróc da. Mẹ chỉ cần nấu nước lá trầu không để ngâm rửa vùng da bệnh, phần bã có thể sử dụng để chà xát nhẹ nhàng để phát huy tốt các tác dụng. 

Bị vảy nến khi mang thai mẹ cần lưu ý gì?

Trong quá trình chữa vảy nến khi mang thai mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề như sau: 

  • Thường xuyên cung cấp vitamin và các dưỡng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. 
  • Tắm nắng thường xuyên vào khoảng thời gian phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào quá mức của mẹ bầu khi bị vảy nến toàn thân.
  • Thường xuyên giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm thiên nhiên. 
  • Tinh thần luôn thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress bởi không tốt cho việc điều trị và sức khỏe thai nhi. 
  • Tắm nắng thường xuyên vào khung giờ cố định, phù hợp để ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào quá mức. 
  • Vệ sinh da đúng cách, chú ý làm sạch da khi đang bị bệnh mỗi ngày. 
  • Trang phục mặc hàng ngày nên chọn loại có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, rộng rãi. 
  • Mẹ bầu nên siêu âm theo lịch định kỳ để nắm rõ chỉ số phát triển của thai nhi.
  • Không nên cào gãi để tránh hiện tượng viêm nhiễm lan rộng. 
  • Chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu omega 3 để cải thiện tình trạng vảy nến trên da. 
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ, đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. 
  • Chú ý duy trì cân nặng khi mang thai một cách hợp lý, tránh tăng cần quá nhiều.
  • Không cào gãi để tránh vết thương nhiễm trùng có nguy cơ nhiễm lan rộng.

Khám, chữa vảy nến cho bà bầu ở đâu tốt?

Mẹ bị vảy nến khi mang thai nên khám chữa ở đâu để đảm bảo tính hiệu quả? Dưới đây là những địa chỉ chuyên chữa bệnh da liễu uy tín chúng tôi đã tổng hợp lại để mẹ tham khảo thêm: 

bi vay nen khi mang thai
Địa chỉ khám bệnh da liễu uy tín cho mẹ
  • Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Đây là một trong những cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng không chỉ nhờ vào trình độ chuyên môn của bác sĩ, mà còn bởi cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lượng. Bệnh viện có địa chỉ ở số 1, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. 
  • Bệnh viện Da liễu TW: Đây là cơ sở y tế chuyên thăm khám và điều trị các bệnh da liễu trong đó có vảy nến. Các mẹ có thể đến đây để khám và chữa bệnh theo địa chỉ số 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. 

Bị vảy nến khi mang thai có dấu hiệu gì, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào nội dung trên đây chúng tôi đã chia sẻ hết để bạn có thêm thông tin tham khảo. Các mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng bệnh lý mà hãy chủ động điều trị, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để có kết quả trị liệu tốt nhất. 

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần