Vảy Nến Toàn Thân

Vảy nến toàn thân là căn bệnh mãn tính, khó chữa dứt điểm. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn. Có những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Dấu hiệu và cách điều trị chăm sóc ra sao để hạn chế triệu chứng bệnh? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của bệnh vảy nến toàn thân

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến toàn thân vẫn chưa được xác định. Nhưng một số chuyên gia về da liễu cho rằng bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến các tế bào da tăng sinh nhanh hơn so với bình thường.

vay nen toan than
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến khá đa dạng

Bên cạnh đó, các yếu tố về môi trường cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh hoặc thúc đẩy bệnh nặng thêm. Trời quá nóng hoặc quá lạnh, đối với những người có da dễ mẫn cảm hay dị ứng với thời tiết, thì là tác nhân gây bệnh chính.

Không chỉ thế, các yếu tố dưới đây cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh:

  • Chấn thương: Khi bạn bị chấn thương, vảy nến có thể xuất hiện ở những vùng da bị chấn thương và các vùng lân cận. Thậm chí là vảy nến cũng xuất hiện ở cả những vết trầy xước nhẹ. 
  • Các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan cũng là tác nhân gây bệnh hoặc làm bệnh nặng thêm.
  • Những người hay bị stress, luôn căng thẳng thần kinh, buồn phiền, lo lắng, giận giữ cũng là một tác nhân gián tiếp gây bệnh.
  • Thời tiết lạnh và khô là yếu tố dễ gây bùng phát bệnh vảy nến toàn thân. 
  • Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… cũng có thể gây ra bệnh vảy nến.  
  • Tác dụng phụ của các thuốc kháng viêm của là nhân tố gây bệnh đáng quan tâm. 

Dấu hiệu/biểu hiện bệnh vảy nến toàn thân

Dấu hiệu bệnh có thể bùng phát cấp tính hoặc phát triển dần theo từng thể khác nhau (bao gồm vảy nến thể mảng hoặc vảy nến mụn mủ). Các dấu hiệu thường gặp có thể kể đến:

vay nen da mat
Biểu hiện bệnh là bị ngứa, đỏ rất khó chịu
  • Trên vùng da toàn bộ cơ thể đều bị đỏ.
  • Bỏng da, ngứa da
  •  Chỗ vùng da bị tổn thương xuất hiện vảy.
  • Trên da xuất hiện nhiều mụn nước hoặc mụn nhọt  
  • Cơ thể đau nhức
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường
  • Nhịp tim tăng
  • Một số dấu hiệu khác như: Bị ớn lạnh hoặc sốt cao, đau khớp, nhất là vùng mắt cá chân. 

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân vảy nến toàn thân

Bệnh vảy nến nói chung rất khó điều trị dứt điểm, nhất là khi có biến chứng hoặc nhiễm trùng. Tốt nhất là gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị. Bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị vảy nến toàn thân thường được áp dụng dưới đây:

Điều trị bệnh bằng thuốc

Tùy vào cơ địa của mỗi người, tình trạng bệnh lý ra sao mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống hoặc bôi ngoài. Những loại thuốc được dùng bao gồm thuốc ức chế miễn dịch, chống ngứa hoặc chống trầm cảm.  Cụ thể:

vay nen da mat
Dùng kem bôi tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thuốc dùng bôi tại chỗ: Corticosteroid, Calcipotriol, Tazaroten, Tacrolimus, Acid salicylic… Đây là những thuốc bôi tại chỗ nhằm giảm ngứa ngáy, ngăn bệnh phát triển tối ưu được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng.
  • Thuốc dạng uống, tiêm truyền: Trong các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ thường kê đơn với các loại thuốc trị vảy nến toàn thân hiệu quả như: Methotrexat, Acitretin, Ciclosporin, Infliximab. 

Thuốc nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, cho nên bạn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bệnh vảy nến toàn thân quá trầm trọng, thì bác sĩ sẽ chỉ định truyền tĩnh mạch. 

⇒ XEM THÊM : Top 10 loại thuốc trị vảy nến của Nhật Bản được chuyên gia khuyên dùng

Cách phòng ngừa/các lưu ý cho người bệnh vảy nến toàn thân

Như đã đề cập, bệnh vảy nến toàn thân cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, các bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây: 

  • Hạn chế căng thẳng: Cuộc sống quá áp lực, stress luôn là nguyên nhân gốc của nhiều bệnh. Đối với người mắc bệnh vảy nến, thì căng thẳng sẽ thúc đẩy bệnh nặng thêm.
  • Tránh sử dụng một số loại thuốc như: Hydroxychloroquine hoặc Chloroquine trong điều trị sốt rét, Inderal được sử dụng để điều trị huyết áp cao, Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không Steroid và được sử dụng để điều trị viêm khớp, Lithium được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần, chống trầm cảm.
  • Hạn chế các vết thương ngoài da: Các chấn thương phổ biến có thể kể đến cháy nắng và trầy xước. Điều này có thể coi là nguyên nhân kích hoạt bệnh vảy nến.
  • Tránh nhiễm trùng: Nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây viêm và góp phần dẫn đến bệnh vảy nến toàn thân.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Cần bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và thường xuyên luyện tập thể dục để cải thiện cân nặng và tăng sức đề kháng.

Hy vọng với một số phương pháp điều trị trên, bạn có thể áp dụng khi bản thân mắc phải vảy nến toàn thân. Tuy nhiên, bạn nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự điều trị.

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở…

Xem chi tiết

Vảy nến da mặt là bệnh da liễu mọi người không nên chủ quan bởi chúng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự tin khi giao tiếp với mọi người. Do vùng da mặt…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không là nỗi lo lắng chung của người bệnh và những người thân xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hướng điều trị và phòng tránh…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh…

Xem chi tiết

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh ngoài da, tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy vảy nến có tự khỏi không, cách điều trị như thế…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *