Đau đầu gối sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu gối sau sinh là một tình trạng khá phổ biến ở chị em phụ nữ sau sinh đẻ. Tuy nhiên, nhiều người lại không quá quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt là các bà mẹ trẻ mới sinh con lần đầu tiên. Tình trạng này nếu không can thiệp thì có thể sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sau này. Vì vậy, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cần lưu ý, hy vọng chị em có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này.
Đau đầu gối sau sinh là gì? Có tự khỏi được không?
Đau đầu gối sau sinh là một bệnh thường gặp ở các bà mẹ. Đây là một tình trạng đầu gối của chị em mới trải qua thai kỳ bị yếu đi, có biểu hiện đau mỏi rõ rệt. Tình trạng này có thể xảy ra khi ngồi lâu rồi đứng dậy, đi lại nhiều. Đôi khi có thể nghe thấy tiếng kêu khi di chuyển.
Đau đầu gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ hậu sản. Bệnh thường chỉ kéo dài một vài tuần sau khi sinh. Nhưng cũng có thể kéo dài 3 – 4 tháng sau sinh mới khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp và có các biện pháp cụ thể thì có thể tình trạng này sẽ diễn biến phức tạp. Từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt, tâm lý và công việc của người phụ nữ.
Nguyên nhân đau đầu gối ở phụ nữ sau sinh đẻ
Đau đầu gối ở phụ nữ sau sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng đều có điểm chung là tác động lên khớp gối của thai phụ sau thai kỳ gây đau mỏi khi vận động.
Tăng cân
Thông thường khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, mỗi tháng mẹ bầu sẽ tăng từ 1,5 – 2kg. Đến cuối thai kỳ, mẹ bầu tăng 10 – 12kg so với bình thường.
Cân nặng của thai nhi, nước ối… liên tục đè nặng lên phần đầu gối của mẹ bầu. Khi chịu áp lực lớn như vậy, đầu gối dần bị tổn thương và đau nhức. Mặc dù sau khi sinh, áp lực này đã giảm, nhưng vẫn cần một khoảng thời gian để mẹ hết cảm giác đau đầu gối.
Ngay trong quá trình sinh em bé, khớp đầu gối của mẹ cũng chịu ảnh hưởng. Để chuyển dạ dễ dàng hơn, các khớp của mẹ phải giãn ra. Đến khi vượt cạn, mẹ phải dùng nhiều lực để đẩy em bé ra. Điều này càng làm tăng áp lực lên đầu gối. Vì vậy sau khi sinh, mẹ sẽ có cảm giác đau khớp gối.
Tiền sử mắc bệnh lý xương khớp
Nhiều thống kê cho thấy, nếu các bà mẹ đã từng mắc các bệnh lý về xương khớp thì sẽ gặp đau đầu gối thời kỳ hậu sản.
Trong giai đoạn thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm tạm thời do thay đổi nội tiết tố. Sau khi sinh, hệ miễn dịch của mẹ chưa kịp hồi phục, tạo điều kiện cho các bệnh phát triển trở lại và nặng hơn trước.
Ngoài ra, trước và sau khi sinh, mẹ có sự thay đổi đột ngột về hormone, cân nặng và tâm lý. Đây chính là các yếu tố làm mẹ tái phát các cơn đau ở vị trí trước đây từng gặp chấn thương. Do đó, nếu mẹ đã có tiền sử chấn thương khớp gối thì đau nhức có thể trở lại nhanh hơn và đau hơn người khác.
Người ít vận động
Cho dù đang mang thai, nhưng các mẹ vẫn nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu không, các khớp xương của mẹ sẽ dần bị cứng lại, mất sự linh hoạt. Sau khi sinh, các mẹ trở lại cuộc sống bình thường, nhưng khi này các khớp xương đã thay đổi. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy đau nhức, trong đó có đau khớp đầu gối.
Thiếu hụt vitamin D và canxi
Khi mang thai con, cơ thể mẹ tập trung các dưỡng chất cho con, trong đó bao gồm vitamin D và canxi. Đây là các chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành xương khớp. Do đó, phần lớn lượng chất này trong cơ thể mẹ dùng để hình thành nên khung xương của em bé.
Nếu mẹ không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cả hai mẹ con, chắc chắn mẹ sẽ bị thiếu hụt canxi và gây loãng xương. Khi lượng canxi trong xương suy giảm, xương sẽ trở nên giòn yếu, kém vững chắc. Vì vậy, mẹ sẽ gặp tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở khớp háng và khớp gối.
Do hormone 2 relaxin
Trong thời kỳ thai sản, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone. Trong đó, hormone 2-relaxin được sản sinh nhiều vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nó có tác dụng làm giãn dây chằng và ổ khớp. Do đó khiến xương chậu giãn nở theo sự phát triển của em bé, cũng như trong quá trình sinh nở.
Tuy nhiên sau khi sinh, lượng hormone này trong cơ thể mẹ vẫn còn nhiều. Mặt khác dây chằng vẫn giãn, chưa hồi phục lại trạng thái ban đầu. Do đó khiến ổ khớp của mẹ lỏng lẻo, gây đau nhức, thậm chí gây tê mỏi khi đi lại.
Chẩn đoán và điều trị đau đầu gối sau sinh
Giai đoạn sau khi sinh, cơ thể mẹ rất nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ lên mẹ có thể gây ảnh hưởng đến con trẻ. Vì vậy các phương pháp chẩn đoán bệnh cũng cần phải được chú ý đặc biệt.
Phương pháp chẩn đoán
Có nhiều hình thức để chẩn đoán bệnh khác nhau mà các mẹ sẽ được áp dụng khi đi thăm khám cụ thể:
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ tiến hành điều tra tiền sử mắc bệnh của người mẹ và tìm hiểu các triệu chứng mà mẹ gặp phải. Sau đó, tùy trường hợp, có thể tiến hành gõ đầu gối để kiểm tra phản xạ của mẹ. Từ đó, sẽ đưa ra hướng điều trị hoặc hướng chẩn đoán bệnh tiếp theo.
Chẩn đoán bằng hình ảnh
Chẩn đoán đau đầu gối bằng hình ảnh là phương pháp thường sử dụng. Tuy nhiên, đối với mẹ đang cho con bú, có một số điều cần lưu ý:
- Siêu âm: Siêu âm khá an toàn cho cả mẹ và bé đang bú sữa mẹ. Nhưng bác sĩ vẫn nên cân nhắc, chỉ tiến hành siêu âm khi thật sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
- X-quang: Khi chụp x-quang vùng đầu gối, mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường. Ngay cả khi sử dụng chất cản quang trong khi chụp x-quang, thì lượng iod hấp thu vào em bé không đủ để gây nguy hiểm.
Tình trạng đau đầu gối sau sinh tuy phổ biến và không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị đúng và kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sinh hoạt của bà mẹ sau sinh. Từ đó, có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Mẹo dân gian điều trị đau đầu gối sau sinh
Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh, thường hạn chế sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Bởi các thuốc có nhiều tác dụng phụ, có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tình trạng của em bé. Vì vậy, các bà mẹ sau sinh luôn ưu tiên các biện pháp điều trị bệnh không cần uống thuốc.
Mẹo dân gian sử dụng lá lốt
Theo Đông y, lá lốt là vị thuốc tính ấm có tác dụng đặc biệt tốt trong điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp. Để chữa đau đầu gối sau sinh, các mẹ có thể tham khảo mẹo sau:
Chuẩn bị: Lá lốt sạch khoảng 10g.
Tiến hành:
- Đun lá lốt trong nước đến sôi. Để nguội đến nhiệt độ vừa đủ ấm (khoảng 40 độ C).
- Ngâm khớp gối trong nước trên trong 20 phút.
- Vì ăn lá lốt có thể gây mất sữa, nên các mẹ chỉ nên dùng nước lá lốt để ngâm.
Mẹo dân gian sử dụng ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi hăng nồng, có chứa nhiều tinh dầu và flavonoid. Do đó thường được dùng trong các bài thuốc giảm đau nhức, kháng khuẩn, điều hòa khí huyết… Vì vậy, bà mẹ sau sinh không nên bỏ qua loại thảo dược hữu ích này.
Chuẩn bị: 3 – 4 nhánh ngải cứu tươi, sạch
Tiến hành:
- Cho ngải cứu lên chảo, đảo cho nóng đều. Hơ ngải cứu lên vùng khớp đầu gối bị đau nhức.
- Kiên trì thực hiện các mẹo dân gian này, sau một thời gian, các cơn đau nhức sẽ chấm dứt.
Đông y điều trị hiệu quả tốt
Đông y có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tình trạng đau nhức khớp gối sau sinh. Các thành phần lấy từ thiên nhiên, an toàn, hiệu quả cao. Tuy nhiên, các mẹ sẽ hơi mất thời gian trong việc chuẩn bị thuốc cũng như sắc và canh thuốc.
Bài thuốc y học cổ truyền
- Lá lốt, hà thủ ô, sinh địa, thiên niên kiện, xấu hổ, quế chi, cỏ xước. Các thành phần rửa sạch và cho vào ấm sắc thuốc cùng 3 bát nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát thì dừng lại và uống.
- Khương hoạt, đại táo, phòng phong, hoàng kỳ, xích thược, cam thảo, đương quy, phụ từ, gừng, khương hoàng, . Sắc thuốc cùng 3 bát nước. Đến khi còn khoảng 1 bát thì dừng lại và uống khi còn ấm.
- Độc hoạt, xuyên khung, phòng phong, tần giao, đương quy, sinh địa, quê tâm, ngưu tất,bạch thược, phục linh, tế tân, cam thảo. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm cùng 500ml nước và sắc trên lửa nhỉ. Đến khi còn 1/2 thì dưng lại và uống.
Đây là biện pháp tác động vào một số huyệt đạo trên cơ thể. Đối với các bà mẹ sau khi sinh, châm cứu không chỉ làm giảm đau vùng khớp gối, mà còn có thể áp dụng với nhiều khu vực khác trong cơ thể. Nhưng để đảm bảo an toàn, cần tới các cơ sở uy tín được Bộ Y tế cấp phép để tiến hành châm cứu.
Tây y điều trị tình trạng đau nhức khớp gối sau sinh
Các thuốc Tây y thường làm giảm các cơn đau trong thời gian ngắn. Và khi dùng thuốc không cần mất thời gian chế biến như các thuốc Đông y.
Nhưng điều trị theo Tây y có thể gặp các tác dụng phụ. Một số thuốc thậm chí có thể theo đường sữa mẹ đi vào cơ thể em bé, gây độc hại. Nhưng khi tình trạng đau nhức đầu gối sau sinh quá trầm trọng, mẹ vẫn điều trị theo phương pháp này.
Các biện pháp thường sử dụng như sau:
Bổ sung vitamin D, canxi
Trong giai đoạn thai sản, các mẹ cần phải ăn đầy đủ để thai nhi phát triển đầy đủ. Ngoài ra, thai phụ còn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất để cả mẹ và thai nhi được đảm bảo cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ phải chú ý bổ sung từ 800 – 1200 mg canxi một ngày. Sau khi sinh, để đảm bảo không bị thiếu hụt, mẹ cần bổ sung 1300 mg canxi một ngày.
Đối với vitamin D, mẹ đang cho con bú nên bổ sung mỗi ngày 10 microgam (hoặc 400 UI).
Sử dụng thuốc
Phụ nữ đang cho con bú không nên thuốc để tránh ảnh hưởng đến bé. Nếu bệnh diễn biến xấu hơn thì các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi được phép uống thuốc để điều trị thì tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các thuốc mà phụ nữ mang thai có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau mỏi gối:
- Thuốc giảm đau: Dùng thuốc giảm đau thông thường, ít có tác dụng phụ. Ví dụ như paracetamol, diclofenac,….
- Thuốc khác: Khi tình trạng đau nhức nặng xảy ra, bác sĩ sẽ kê thuốc chống thấp khớp, thuốc kháng sinh để điều trị viêm nhiễm vùng khớp. Trong đó thường sử dụng acid hyaluronic hoặc các thuốc tiêm chứa corticoid.
Biện pháp kết hợp
Đôi khi, việc áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y hoặc Đông y không đạt hiệu quả như mong muốn, các mẹ có thể tìm đến các biện pháp kết hợp khác. Các biện pháp dưới đây thường được sử dụng trong điều trị bệnh đau đầu gối sau sinh.
Chườm nóng, lạnh
Giảm đau bằng nhiệt là biện pháp đơn giản, dễ tiến hành và đem lại hiệu quả cao. Chườm lạnh và chườm nóng đều có tác dụng trong việc giảm đau nhức. Tuy nhiên chườm lạnh thường chỉ dùng khi các cơn đau là cấp tính, thông thường với mẹ cho con bú nên chườm nóng.
Các mẹ chỉ cần đắp miếng đệm sưởi vào khu vực khớp bị đau là có thể đạt được hiệu quả. Hoặc thường xuyên ngâm nước nóng các vị trí bàn chân, khớp đầu gối cũng có thể đẩy lùi các cơn đau.
Vận động, tập luyện
Mặc dù sau khi sinh các mẹ không nên đi lại nhiều và vận động quá sức, nhưng cũng không được quên tập luyện nhẹ nhàng hằng ngày.
Có nhiều bài thể dục dành cho bà mẹ mới sinh, giúp giảm sự giãn của các dây chằng vùng đầu gối. Tùy tình trạng của mỗi người mà các bài tập có mức độ và thời gian luyện tập khác nhau. Các mẹ nên chú ý luyện tập hằng ngày để nhanh chóng khỏi các cơn đau đầu gối cũng như lấy lại được vóc dáng ban đầu.
Đau khớp gối sau sinh cần chú ý điều gì?
Sau khi sinh con, các bà mẹ cần lưu ý nhiều điều, bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Tuy nhiên, những điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
Về chế độ ăn uống
- Các mẹ gặp tình trạng đau nhức đầu gối không nên ăn nhiều các món ăn chứa hàm lượng gluten cao, như ngũ cốc, bánh mì, bánh ngọt, nước tương…
- Cần bổ sung các thức ăn giàu canxi, vitamin D, kẽm… như tôm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, sụn, xương ống… Hoa quả cung cấp nhiều vitamin cũng nên được bổ sung trong khẩu phần ăn cho mẹ.
- Các mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống hợp lý, tránh tình trạng thừa cân càng làm tình trạng đau nhức đầu gối thêm trầm trọng.
Từ bỏ các thói quen không tốt
- Để tránh tác động lực lên khớp gối, mẹ nên hạn chế đi lại và lao động nặng nhọc
- Khi tắm cho con không nên quỳ. Sử dụng bồn tắm cao hoặc đặt khăn lót phía dưới gối khi tắm cho em bé.
- Khi bế con, không gập người hay uốn cong lưng, vì sẽ làm các dây chằng giãn ra gây đau. Cách bế đúng là ngồi thấp xuống, đặt em bé vào ngực rồi đứng dậy từ từ.
Luyện tập thể dục hằng ngày
Việc luyện tập đúng cách cũng làm giảm tình trạng đau nhức đầu gối ở bà mẹ sau sinh. Các mẹ có thể tập các bài tập có cường độ vừa phải như yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàn. Buổi sáng khi bế các bé ra ngoài tắm nắng, mẹ có thể tranh thủ đi dạo. Tuy nhiên, các mẹ không nên cố gắng sức, nếu thấy mệt mỏi có thể dừng lại nghỉ ngơi.
Giai đoạn hậu sản các mẹ thường gặp nhiều vấn đề, trong đó có đau đầu gối sau sinh. Tuy vậy, nếu các mẹ biết điều trị đúng phương pháp, kết hợp chế độ ăn khoa học, tập luyện hợp lý, chắc chắn các cơn đau sẽ chấm dứt, mẹ có thể yên tâm chăm lo cho con trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!