Đau đầu mất ngủ là biểu hiện của bệnh gì? Cách khắc phục
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu mất ngủ là một trong những bệnh phổ biến xảy ra ở nhiều đối tượng. Vậy tình trạng này là biểu hiện của bệnh gì, có biện pháp nào để khắc phục hay không? Bài viết ngay sau đây cung cấp những thông tin hữu ích giúp giải đáp chi tiết vấn đề này.
Đau đầu mất ngủ là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?
Đau đầu mất ngủ là một bệnh lý với biểu hiện cơ thể con người khó đi vào giấc ngủ dẫn tới mất ngủ, ngủ không sâu giấc kèm theo triệu chứng đau đầu, mệt mỏi. Tình trạng này có thể bộc phát trong khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài triền miên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Vậy đau đầu gây tình trạng mất ngủ có gây nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, tình trạng này nếu diễn ra cấp tính, bộc phát trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại. Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng có thể khắc phục bằng cách thư giãn đầu óc, thay đổi chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt.
Ngược lại nếu đau đầu gây mất ngủ buồn nôn xuất hiện thường xuyên và kéo dài thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể đó là gây suy nhược cơ thể, khiến đầu óc luôn trong tình trạng căng thẳng, stress. Ngoài ra, chứng đau đầu trong trường hợp này cũng có thể là dấu hiệu cảnh một số bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ hay biến chứng do tai biến….
Nguyên nhân và triệu chứng đau đầu mất ngủ
Việc phát hiện sớm nguyên nhân và triệu chứng đau đầu dẫn đến tình trạng mất ngủ có thể giúp người bệnh chủ động hơn trong mọi tình huống để hạn chế các rủi ro không đáng có.
Nguyên nhân
Đau đầu mất ngủ có thể khỏi phát do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả yếu tố tâm lý và bệnh lý. Cụ thể:
- Tâm lý căng thẳng: Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, chứng mất ngủ đau đầu xuất hiện phổ biến ở những người làm việc văn phòng và cả học sinh sinh viên. Bởi đây là đối tượng thường xuyên phải vận động trí óc, chịu áp lực kéo dài mà có ít thời gian giải trí, nghỉ ngơi dẫn tới tâm trạng thường trong trạng thái lo âu căng thẳng.
- Do cảm xúc bất thường: Những xúc cảm quá mãnh liệt như quá vui, quá buồn, tức giận, sợ hãi hay hồi hộp quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ nghiêm trọng.
- Thời tiết thay đổi bất thường: Những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu sẽ thường bị ảnh hưởng bởi những tác động từ thời tiết. Cụ thể, khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh, nổi gió những đối tượng này không thể kịp thích nghi nên rất dễ bị phong hàn. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này là tình trạng đau đầu khó ngủ, chán ăn, buồn nôn,…
- Chế độ sinh hoạt mất cân bằng: Việc không ngủ nghỉ đúng giờ giấc, hay sử dụng điện thoại trong thời gian dài trước khi ngủ, lười vận động thể dụng thể thao,.. cũng chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đau đầu.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất sẽ khiến con người dần bị suy giảm sức đề kháng. Tình trạng này ban đầu chỉ dừng lại ở dấu hiệu mệt mỏng, chán ăn, lười vận động nhưng sau đó sẽ xuất hiện thêm một số vấn đề nghiêm trọng khác, trong đó có đau đầu mất ngủ kéo dài.
- Do yếu tố bệnh lý: Đau đầu cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về thần kinh, huyết áp hay não bộ,…
Triệu chứng
Đau đầu mất ngủ có thể xuất hiện những dấu hiệu khác nhau tùy theo từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ. Tuy nhiên về cơ bản bệnh lý này sẽ bao gồm những triệu chứng phổ biến như sau:
- Người bệnh khó đi vào giấc ngủ mặc dù đã rất cố gắng.
- Không thể duy trì một giấc ngủ sâu, thường xuyên tỉnh dậy nhiều lần trong đêm mặc dù không có bất cứ yếu tố nào tác động. Thậm chí, người bệnh có thể khó ngủ lại và bị thức cho tới sáng.
- Thức dậy rất sớm mặc dù đi ngủ muộn.
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo sau khi thức dậy.
- Tình trạng mất ngủ kèm biểu hiện đau đầu, khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên đầu hoặc cả đầu.
Đau đầu mất ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
Như đã nói ở trên, mất ngủ do có thể khởi phát do yếu tố bệnh lý. Cụ thể là:
- Thiếu máu lên não
Bệnh lý này khiến cho não bị thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết dẫn tới sự suy yếu của hệ thần kinh. Theo các bác sĩ, thiếu máu lên não chính là tiền đề của chứng đau đầu gây mất ngủ, buồn nôn, hay chóng mặt, ù tai,…
Hội chứng thiếu máu lên não thường gặp nhiều ở người cao tuổi khi mà chức năng tuần hoàn máu đã kém đi nhiều. Bên cạnh đó, giới văn phòng cũng là đối tượng hay mắc phải tình trạng này do phải xuyên ngồi làm việc, ít được vận động khiến chức năng tuần hoàn máu bị giảm thiểu đáng kể.
- Hạ đường huyết
Lượng đường trong máu duy trì ở mức độ thấp chủ yếu xuất phát từ việc cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm: Đau đầu mất ngủ, cơ thể mệt mỏng, tim đập nhanh, stress, tâm lý căng thẳng, dễ cáu bẳn.
- Đau nửa đầu migraine
Migraine có triệu chứng phổ biến là đau một nửa bên đầu thường kéo dài từ 4 đến 72h, tuy nhiên cũng có cơn nhẹ chỉ kéo dài 2h. Bên cạnh đó, tình trạng này thường kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng động và cơn đau đầu tăng thêm khi vận động. Đáng chú ý, trước, trong hoặc sau cơn đau, người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng mất ngủ đau đầu, chóng mặt, thâm chi không thể dứt được cơn đau ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên cũng là một trong những bệnh lý phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này thường kéo dài nhiều năm, khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng, stress và đặc biệt là hiện tượng đau đầu.
- Suy nhược thần kinh
Theo các bác sĩ, đau đầu mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu của chứng suy nhược thần kinh. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của thân kinh do sự căng thẳng, áp lực quá độ của người bệnh.
- Đau đầu mất ngủ có thể là biểu hiện của u não
Bệnh này rất hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe con người. Cụ thể, các khối u xuất hiện ở vùng não bộ sẽ chèn ép và gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của các trung khu thần kinh. Một trong những biểu hiện phổ biến của u não chính là hiện tượng đau đầu mất ngủ, căng thẳng kéo dài.
Chính vì vậy, khi gặp tình trạng này, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị khi cần thiết.
Cách điều trị chứng đau đầu dẫn đến mất ngủ
Người bệnh có thể khắc phục chứng đau đầu dẫn đến mất ngủ bằng việc dùng thuốc Tây y, Đông Y hay các mẹo dân gian với những dược liệu tự nhiên.
Đau đầu mất ngủ uống thuốc gì?
Khi bị đau đầu mất ngủ, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc Tây y để điều trị. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là giảm thiểu cơn đau nhanh chóng giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo, việc lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, nó còn tiềm ẩn nguy cơ khiến vi khuẩn nhờn thuốc kháng sinh.
Một số loại thuốc Tây y thường sử dụng để điều trị chứng đau đầu gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Gồm Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen và Cinnarizin. Các loại thuốc này đều có tác dụng thuyên giảm nhanh cơn đau đầu, tuy nhiên người bệnh nên sử dụng thận trọng, đúng liều lượng để tránh gây ra tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, khó tiêu,….
- Thuốc an thần gây ngủ: Gồm Diazepam, Phenobarbital, Bromazepam, Pentobarbital và Eszopiclone… Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm hoạt động của não bộ, giúp bộ phận này được thư giãn nên thường áp dụng để an thần, điều trị rối loạn giấc ngủ.
Chữa đau đầu mất ngủ bằng bài thuốc Đông y
Theo quan điểm của Đông y, chứng mất ngủ được khởi nguồn từ việc tâm tỳ hư, suy nhược can thận hay do thần trí bị rối loạn do ngoại tà xâm kích. Tập trung vào căn nguyên gây bệnh này, để loại bỏ bệnh từ gốc, các lương y đã nghiên cứu ra một số bài thuốc trị mất ngủ hiệu quả với một số dược liệu tự nhiên.
Ưu điểm của phương pháp điều trị này là an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và có thể chữa dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của tất cả các bài thuốc Đông y lại tùy thuộc vào cơ địa của người dùng và không phải ai cũng phù hợp để áp dụng.
Một số bài thuốc Đông y chữa đau đầu mất ngủ được đánh giá cao như:
Bài thuốc chữa mất ngủ do đau đầu với tâm sen:
- Chuẩn bị 5g tâm sen, 20g lá vông, toan táo nhân và hoa nhài mỗi vị 10g.
- Nguyên liệu đã chuẩn bị đem sao vàng rồi hãm cùng với 2 bát nước sôi.
- Sử dụng nước thuốc trên ngày 2 lần sau bữa ăn sáng và tối.
Bài thuốc chữa mất ngủ đau đầu với lá dâu:
- Chuẩn bị 10g lá dâu tằm tươi, 30g lá vông và 2g liên tâm.
- Rửa sạch nguyên liệu cho vào nồi cùng 100ml nước.
- Bật bếp đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cô đặc lại.
- Pha 2, 3 thìa nước thuốc cùng với nước âm và cho thêm lượng đường vừa đủ rồi uống trực tiếp. Ngày thực hiện như vậy từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả trị bệnh đau đầu mất ngủ tốt nhất.
Bài thuốc chữa mất ngủ nghiên cứu bởi Nhất Nam Y Viện:
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang của Nhất Nam Y Viện được nghiên cứu, kết hợp từ rất nhiều dược liệu quý như: Phù tiểu mạch, bành vôi, trám đen, kiện chí, phục thần, thiên môn, đan sâm, thiên ma,…
Những người thường bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay mộng mị. Người có triệu chứng suy nhược cơ thể, thiếu máu gây mất ngủ,… Đều có thể sử dụng những bài thuốc trên để điều trị. Các bài thuốc đều đã qua kiểm định chất lượng, hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe người sử dụng. Bệnh nhân tùy từng nguyên nhân gây bệnh sẽ được kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.
Bấm huyệt chữa đau đầu mất ngủ
Xoa bóp, bấm huyệt là một trong những liệu pháp trị đau đầu mất ngủ của Y học cổ truyền được sử dụng qua nhiều thế kỷ và cho tới tận ngày nay. Đây là biện pháp có tác dụng lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, giúp người bệnh thư giãn cơ và hệ thần kinh.
Bạn có thể tác động lên một số huyệt để điều trị đau đầu mất ngủ như:
- Huyệt nội quan: Huyệt này có vị trí phía trên cổ tay, cách 2 tấc đồng thân từ chỗ cổ tay lên. Để trị mất ngủ, người bệnh hãy day và ấn huyệt nội quan trong 3 phút. Cách bấm huyệt này có tác dụng điều hòa khí huyết, tĩnh tâm và an thần từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.
- Huyệt thần môn: Huyệt này nằm ở vị trí giao bên phía trên giữa cổ tay và bàn tay, tính từ ngón út dóng xuống. Để trị mất ngủ, bạn hãy day và ấn mạnh huyệt vị này trong khoảng 3 giây và sau đó lặp lại 10 lần.
- Huyệt ấn đường: Huyệt này nằm giữa đường nối hai bên chân mày. Việc day ấn huyệt ấn đường sẽ mang lại tác dụng cải thiện chứng mất ngủ, đau đầu đồng thời giúp lưu thông khí huyết.
- Huyệt thái dương: Hai huyệt này có vị trí cách 2 đuôi lông mày 0,5cm. Người bệnh nên ấn và day huyệt thái dương trong 20 lần lần tiếp với mỗi bên để giảm cảm giác đau đầu cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chữa đau đầu, mất ngủ bằng mẹo dân gian
Người bệnh cũng có thể dùng một số mẹo dân gian giúp để hỗ trợ điều trị triệu chứng mất ngủ một cách an toàn mà không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, phương pháp này thực sự chỉ phù hợp với trường hợp bệnh mới khởi phát và chưa gây ra biến chứng. Một số mẹo dân gian đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng gồm:
- Uống trà thảo mộc
Bằng cách sử dụng trà thảo mộc mỗi ngày, khá nhiều người bệnh đã cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu mất ngủ. Bởi phương pháp này có khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể đồng thời giúp tâm trí được thoải mái, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, stress. Nhờ đó, người dùng trà thảo mộc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Một số loại trà thảo mộc thường được áp dụng phổ biến đó là trà tam thất, trà hoa dâm bụt hay trà hoa cúc. Mỗi ngày, bạn chỉ cần hãm loại một trong những loại chè này với sôi sau đó sử dụng để uống thay cho trà.
- Sử dụng tinh dầu
Để cải thiện chứng đau đầu, người bệnh cũng có thể xông hơi với một số loại tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên như tinh dầu húng quế, bạc hà hay oải hương. Cách làm này sẽ giúp tinh thần bạn trở nên sảng khoái và thư giãn hơn.
Cách sử dụng tinh dầu chữa đau đầu mất ngủ được thực hiện như sau:
- Tinh dầu húng quế: Nhỏ khoảng 2 đến 3 giọt tinh dầu húng quế vào chậu nước nóng để xông hơi mặt trong khoảng thời gian từ 5 đến 30 phút.
- Tinh dầu oải hương: Cho 2 đến 3 giọt tinh dầu oải hương vào lòng bàn tay rồi dùng tay day ấn và xoa bóp 2 bên thái dương trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút.
Những bác sĩ có chuyên môn cao trong việc điều trị mất ngủ
Mất ngủ trong nhiều ngày cùng những triệu chứng bất thường của cơ thể chính là dấu hiệu có thấy người bệnh đang mắc các bệnh lý về thần kinh. Vì vậy, bệnh nhân cần tới các bệnh viện, tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị. Sau đây là một số bác sĩ rất có uy tín trong việc chữa trị mất ngủ.
- Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Phương Vịnh hiện công tác ở bệnh viện Lão khoa Trung ương, Phương Mai, Hà Nội. Liên hệ bệnh viện: 02435764558.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đăng Thục đang công tác tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội thuộc quận Đống Đa. Liên hệ bệnh viện: 19006422.
- Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hà An công tác tại bệnh viện Bạch Mai đường Giải Phóng, Hà Nội. Liên hệ bệnh viện: 02435765344.
- Bác sĩ Nguyễn Thùy Khương công tác tại bệnh viện Quân dân 102 Nam Từ Liêm, Hà Nội. Liên hệ bệnh viện: 0888598102.
- Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần công tác tại Nhất Nam Y Viện quận Cầu Giấy, Hà Nội. Liên hệ bệnh viện: 02485851102.
- Bác sĩ Doãn Hồng Phương công tác tại Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp quận Thanh Xuân, Hà Nội. Liên hệ đơn vị: 02466873434.
Một số biện pháp khác chữa chứng đau đầu
Nếu tình trạng đau đầu đang ở trong giai đoạn khởi phát và không quá ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh có thể chỉ cần thay đổi một vài thói quen xấu trong sinh hoạt ăn uống là có thể khắc phục tình trạng này. Cụ thể:
- Ngủ đúng giờ và đủ 8 tiếng 1 ngày, hãy ngủ trưa trong 15 đến 20 để cơ thể được nghỉ ngơi sau đó mới tiếp tục làm việc.
- Không sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ bởi sóng của thiết bị này có thể tác động tiêu cực tới bộ não của con người.
- Nạp đủ các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Đồng thời tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay các đồ uống chứa cồn, gas và một số chất kích thích khác.
- Chăm chỉ vận động thể dục thể thao, tập yoga hay ngồi thiền để giúp đầu óc, cơ xương khớp thư giãn đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Chứng đau đầu mất ngủ thường do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có cả yếu tố tâm lý và bệnh lý. Trong bất cứ trường hợp nào, tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, nếu tình trạng mất ngủ kèm theo nhiều biểu hiện bất thường hay nhiều ngày không dứt thì tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để nhận được sự chẩn đoán và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!