Đau khớp vai phải là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênKhớp nằm ở vị trí vai phải đóng vai trò nâng đỡ rất quan trọng, ngoài việc hỗ trợ vận động cánh tay, đây còn là nơi liên kết cơ phần cổ – lưng và các dây thần kinh. Do vậy chỉ cần một tổn thương nhẹ bệnh nhân sẽ có khả năng bất động thân trên và đau nhức toàn thân. Vậy đau khớp vai phải là gì? Và có cách điều trị dứt điểm bệnh không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết.
Đau nhức khớp vai phải là gì? Có nguy hiểm không?
Vai được cấu tạo từ ba xương chính đó là: Xương đòn, cánh tay và bả vai. Điểm giao giữa các phần này là sụn nâng đỡ, hỗ trợ cử động lên xuống của chi. Bên cạnh đó còn có hai khớp linh hoạt là cùng đòn – ức đòn giúp tay mở rộng phạm vi di chuyển theo chiều ngang và xoay tròn.
Trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày và đặc thù công việc, bệnh nhân có thể gặp một số chấn thương liên quan, dẫn tới khó khăn trong di chuyển và mất khả năng vận động nửa người trên. Cụ thể về mức độ nguy hiểm của biến chứng do đau khớp vai phải gây ra như sau:
- Giảm biên độ vận động khớp vai: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và âm ỉ tại vùng khớp vai trong khoảng thời gian dài, dẫn tới tình trạng mệt mỏi và ảnh hưởng đến phạm vi vận động theo các chiều khác nhau của cánh tay.
- Thay đổi cấu trúc khớp vai: Đau kèm theo viêm kéo dài là điều kiện tiền đề gây tràn dịch tại ổ khớp, từ đó thay đổi cấu trúc khớp vai. Nếu bệnh nhân không điều trị ở giai đoạn đầu thì có khả năng dẫn tới biến dạng khớp khó hồi phục.
- Liệt thân trên/mất khả năng vận động: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm và nặng nhất mà bệnh đau khớp vai phải có thể gây ra. Thường gặp ở đối tượng nhập viện trong tình trạng nặng và tiên lượng xấu ngay từ đầu mà không có biện pháp phẫu thuật kịp thời. Lúc này bệnh nhân hoàn toàn mất cảm giác vận động và cần người chăm sóc chuyên biệt.
Một số đối tượng mắc bệnh đau khớp vai phải bao gồm:
- Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do chức năng miễn dịch suy giảm, đồng thời chất lượng xương khớp cũng bắt đầu đi xuống theo thời gian. Dẫn tới tình trạng thoái hóa xương khớp và dễ bị chấn thương hơn những người trẻ tuổi.
- Người phải ngồi làm việc văn phòng: Nhân viên kế toán, lập trình viên, cộng tác viên,…Đây là những đối tượng thường xuyên phải làm việc “tại chỗ”, ít có sự vận động, dẫn tới máu huyết khó lưu thông. Bên cạnh đó việc làm bạn với máy tính từ 8 – 12 tiếng mỗi ngày khiến cơ vai phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường.
- Vận động viên/hoạt động thể chất nặng: Bóng chuyền, gym, quần vợt, bơi lội, bóng rổ…thường xuyên phải dùng đến lực của khớp vai để tăng di chuyển. Đặc biệt trong trường hợp phải thi đấu, các vận động viên phải tập luyện với cường độ cao – liên tục sẽ khiến dây chằng bị kéo và khớp không được giữ chắc chắn. Từ đó gây ra biểu hiện mỏi và đau.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh đau khớp vai
Theo thống kê dịch tễ, đau khớp vai phải được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra và nhiều biểu hiện khác nhau được thể hiện ra ngoài. Cần xem xét kỹ càng để chẩn đoán đúng bệnh.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh đau khớp vai phải bao gồm:
Viêm co rút tại khớp vai phải
Viên co rút tại khớp vai phải là bệnh gây nên tình trạng đau cứng và khó khăn trong vận động theo các chiều của bả vai. Nguyên nhân chủ yếu là do các tổ chức mô mềm bên ngoài khớp có hiện tượng dày lên, khiến khớp bị khóa và không cử động như bình thường được.
Hội chứng chèn ép khớp vai phải
Tình trạng này được gây ra bởi sự chèn ép hoặc ma sát giữa xương tay và các khớp tại vai phải. Dẫn tới tổ chức dây chằng có thể viêm hoặc kéo dãn, từ đó bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau khu trú. Nếu không được điều trị sớm có thể gây rách các cơ ở vai phải và viêm nghiêm trọng.
Viêm tổ chức túi thanh mạc tại vai phải
Túi thanh mạc có cấu trúc như một chiếc túi đựng nhân nhầy, được kẹp giữ xương và dây chằng với chức năng hỗ trợ các chuyển động tại khớp vai phải và giảm cọ sát trong vận động. Trong trường hợp, bệnh nhân thường xuyên vận động sẽ khiến túi này bị viêm, gây đau kèm theo sưng khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân điển hình dẫn tới đau khớp vai phải.
Thay đổi cấu trúc dây chằng vai
Trong quá trình vận động dây chằng ở vai phải bị co kéo thất thường và không có khả năng hồi phục cấu trúc, dẫn tới tình trạng viêm và phù nề tại chỗ. Bên cạnh đó, đây là tổ chức có liên quan đến cả cánh tay và lưng, do vậy khi bị tổn thương sẽ tác động đến chức năng của các vùng này.
Tổn thương cơ vai
Cơ vai phải thuộc nhóm cơ vân, có cấu trúc dày hay mỏng phụ thuộc vào cơ địa và chế độ tập luyện. Khi tổ chức này bị tổn thương (rách) sẽ dẫn tới viêm cục bộ và gây đau phần vai liên quan. Thường gặp ở những người có cường độ vận động mạnh và tập luyện cường độ cao.
Lệch vị trí khớp vai
Lệch vị trí khớp vai phải là tình trạng thường gặp, đặc biệt là khi bệnh nhân có các cử động vung tay mạnh theo biên độ khác nhau khi chơi thể thao, lao động hoặc tập luyện. Lúc này các xương cánh tay sẽ không còn khớp với xương bả vai, có thể chèn ép lên dây thần kinh và kéo dãn dây chằng. Vì vậy, bệnh nhân không thể tránh được tình trạng viêm và cảm giác đau dữ dội.
Đau lan tỏa từ các bệnh lý khác
Ngoài ra, đau khớp vai phải không nhất thiết sẽ xuất phát từ các tổn thương hoặc bệnh lý tại chỗ mà có thể gặp trong trường hợp lan tỏa từ các bộ phận khác như: Đốt sống cổ, tay, thoái hóa cột sống, viêm khớp tay,…
Triệu chứng
Đau khớp vai phải được tiến triển qua ba giai đoạn khác nhau, mỗi thời điểm sẽ có triệu chứng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do vậy, khi thấy các biểu hiện bất thường tại khớp vai phải, bệnh nhân nên đi khám và điều trị ngay.
Giai đoạn đau vai phải mạn tính:
- Đau là biểu hiện rõ rệt nhất, đặc biệt khi bệnh nhân có vận động liên quan đến khớp vai phải.
- Cơn đau thường được thấy vào buổi tối và nằm nghiêng bên phải, có thể lan sang cả đau khớp vai trái.
- Có xuất hiện giảm biên độ vận động theo thời gian.
- Thời gian xuất hiện từ 6 đến 54 tuần.
Giai đoạn đau vai phải cấp tính:
- Tình trạng đau xuất hiện thất thường và cường độ mạnh hơn mạn tính.
- Tổ chức vai phải to lệch so với vai trái kèm theo sốt nóng toàn thân.
- Đau có thể lan tỏa lên cổ, xuống chi tay và các khu vực lân cận.
- Bệnh nhân hoàn toàn mất khả năng vận động khớp vai trong giai đoạn này.
- Đối tượng có thể bị mất ngủ và thiếu ngủ trầm trọng.
- Giai đoạn này kéo dài 1 – 2 tuần tùy vào tổn thương viêm của bệnh nhân.
Giai đoạn cứng khớp vai phải:
- Giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, nhìn thấy rõ nhất là biểu hiện cứng khớp và không còn khả năng vận động.
- Khớp vai gần như đồng nhất với xương tay, do vậy khi di chuyển sẽ thấy chúng đi cùng một chiều.
- Bệnh nhân khi thấy các biểu hiện này thì khả năng điều trị khỏi rất thấp. Hầu hết đối tượng phải cắt bỏ khớp và ghép nối xương tại vai phải.
Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp vai phải
Quá trình chẩn đoán giúp bệnh nhân phát hiện sớm tình trạng đau khớp vai phải, xác định nguyên nhân chính xác và tiến hành điều trị theo các phác đồ tại viện. Đây cũng là quá trình quyết định tỷ lệ phục hồi và mức độ biến chứng. Do vậy đòi hỏi nhân viên y tế phải tiến hành theo quy trình và thực hiện theo dõi trong suốt quá trình nằm viện của bệnh nhân.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Phương pháp chẩn đoán đau khớp vai phải được thực hiện theo quy trình sau:
Thu thập thông tin và triệu chứng
Trước tiên, bệnh nhân được lấy những thông tin cá nhân để lưu hồ sơ. Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ tại khớp vai phải để đánh giá phạm vi đau, mức độ sưng và các biến chứng đã xuất hiện. Bệnh nhân nên hợp tác để cung cấp các thông tin liên quan về công việc, chấn thương hoặc bệnh lý đã và đang mắc phải để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Đánh giá biên độ vận động
Sau khi đã lưu được những thông tin sơ bộ về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá biên độ vận động qua các bài tập nâng khớp vai. Khả năng thực hiện của bệnh nhân được ghi lại theo thang điểm của từng động tác, đây cũng là dữ liệu quan trọng để đánh giá cải thiện vận động sau này.
Chụp X – quang
Tiến hành chụp X – quang để xác định chính xác vị trí tổn thương và đánh giá khả năng điều trị ban đầu (tiên lượng). Đây là tiêu chí quan trọng để kết luận bệnh.
Sau khi thực hiện quá trình chẩn đoán và ghi lưu hồ sơ bệnh án, bệnh nhân sẽ được điều trị tùy thuộc vào biểu hiện và các biến chứng hiện tại. Bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt được tỷ lệ phục hồi cao nhất.
Mẹo dân gian điều trị đau khớp vai phải tại nhà
Mẹo dân gian sử dụng trong đau khớp vai phải nhằm mục đích giảm triệu chứng sưng viêm và cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Người bệnh nên dùng ở giai đoạn cấp tính và chưa có các biến chứng nặng, tuy nhiên không được dùng đơn độc trong các phác đồ trị liệu.
Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, chỉ giải quyết tạm thời các triệu chứng mà không đi sâu vào căn nguyên. Do vậy đối tượng mắc bệnh nên kết hợp với các bài thuốc Đông y hoặc Tây y trong điều trị.
Một số mẹo điều trị đau khớp vai phải thường dùng
Rượu gấc
Thành phần: Gấc chín 1 quả, rượu trắng 2 lít.
Thực hiện và sử dụng:
- Gấc chín lấy phần thịt đỏ bên trong, hạt và vỏ ngoải bỏ.
- Mang thịt quả gấc phơi khô, sau đó rang bằng chảo nóng đến khi bay hết hơi nước còn đọng lại.
- Để gấc nguội và tiến hành dùng cối giã nhỏ thành bột.
- Cho bột gấc vào bình thủy tinh, thêm 2 lít rượu trắng đã chuẩn bị vào và đậy nắp. Ngâm hỗn hợp này trong khoảng 7 ngày là có thể dùng được.
- Sử dụng rượu gấc thoa trực tiếp lên vùng khớp vai và tiến hành massage. Thực hiện như vậy mỗi khi thấy nhức hoặc đau tại khớp vai phải.
Nước nấu từ lá trinh nữ hoàng cung
Thành phần: Trinh nữ hoàng cung 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Trinh nữ hoàng cung mang rửa sạch, sau đó thêm 1500mL nước trắng và nấu.
- Tiến hành đun đến khi sôi thì dừng.
- Uống thay nước hàng ngày sẽ giảm triệu chứng đau nhanh chóng.
Gừng tươi, muối hạt và giấm ăn
Thành phần: Gừng tươi 4 củ, muối hạt 100g, giấm 100mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Gừng bỏ phần vỏ, rửa sạch và thái thành những lát mỏng và mang giã nhỏ.
- Cho thêm muối và giấm với gừng mới sơ chế, sau đó đắp trực tiếp lên vị trí đau khớp vai phải.
Đau khớp vai phải điều trị Đông y
Sử dụng Đông y trong đau khớp vai phải mạn tính là hợp lý nhất bởi khả năng điều trị sâu và ổn định lâu dài. Trong trường hợp cấp tính hoặc đã xuất hiện biến chứng nặng không khuyến cáo người bệnh điều trị bằng phương pháp này.
Bên cạnh đó, các thuốc Đông y cần sử dụng lâu dài, bào chế thường xuyên và gây bất tiện khi phải mang đi xa sử dụng. Do vậy bệnh nhân nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Bài thuốc 1
Thành phần:
- Ngưu tất bắc và chi mẫu tá được 10 – 12g.
- Hy thiêm, độc hoạt, xuyên khung, đỗ trọng bắc, quế chi mỗi vị 10g.
- Hoàng cầm, cương cốt tỳ, thạch cao mỗi vị 8g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các dược liệu sau khi được chuẩn bị đúng hàm lượng thì mang rửa qua bằng nước.
- Cho vào ấm sắc thuốc cùng 1500mL nước. Tiến hành đun khoảng 30 phút với ngọn lửa nhỏ.
- Tắt bếp, chắt lọc lấy phần nước cốt thu được và uống. Nên vừa uống vừa thổi sẽ có hiệu quả hơn.
Bài thuốc 2
Thành phần:
- Dây đau xương 15g.
- Thạch cao, ngưu tất bắc, độc hoạt, đỗ trọng mỗi vị 12g.
- Dây tơ hồng, hy thiêm, vương cốt tỳ, cẩu tích, chi mẫu mỗi vị 8g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị thuốc được sắc cùng 2 lít nước, với ngọn lửa nhỏ trong ít nhất 30 phút.
- Khi cạn còn ⅓ ấm sắc thuốc thì dừng, gạn bỏ phần bã và lấy nước uống.
- Thực hiện trong khoảng 20 – 30 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc 3
Thành phần:
- Đỗ trọng bắc, quế nhục, cẩu tích mỗi vị 10g.
- Cam thảo, hy thiêm mỗi vị 8g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các dược liệu cho vào ấm sắc, thêm khoảng 100mL và bắt đầu nâu. Đun đến khi sủi bọt trắng thì tắt. Mang rửa phần thuốc và tiến hành nấu lại lần 2.
- Thêm nước khoảng 800mL vào dược liệu vừa sơ chế, sau đó nấu đến khi sôi 20 phút thì dừng.
- Lọc bỏ phần bã, lấy thuốc dùng hàng ngày trong 10 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Điều trị bệnh bằng Tây y
Điều trị tây y bao gồm việc sử dụng thuốc đặc trị chữa đau khớp vai, thực hiện biện pháp phẫu thuật và vật lý trị liệu đi kèm, mang lại hy vọng điều trị đau khớp vai phải với tỷ lệ hồi phục cao.
Tuy nhiên khi đã quyết định điều trị Tây y, bệnh nhân sẽ phải chấp nhận các tác dụng phụ và biến chứng sau phẫu thuật kèm theo. Do vậy, người bệnh nhân cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Thuốc Tây
Một số dòng thuốc được chỉ định trong điều trị đau khớp vai phải:
- Thuốc decontractyl: Đây là thuốc giãn cơ vân thông dụng và thường được chỉ định khi bệnh nhân bị co cứng cơ và đau xương khớp nhằm giảm các lực tác động. Sử dụng theo liều lượng từ 1 – 2 viên/lần và 2 lần trong ngày trong các bữa ăn.
- Thuốc medrol 16: Đây là thuốc kháng viêm corticosteroid có hiệu lực mạnh và hàm lượng cao, bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 viên vào đầu buổi sáng là đủ liều lượng hàng ngày. Lưu ý về các tác dụng phụ khi phải dùng liên tục như: Suy tuyến thượng thận, mệt mỏi, tăng khả năng chảy máu đường tiêu hóa…
- Thuốc an thần seduxen: Đây là thuốc có tác dụng gây ngủ mạnh, hỗ trợ bệnh nhân điều trị mất ngủ do đau khớp vai phải. Tuy nhiên không uống quá 4 viên/ngày, phải có sự theo dõi và kiểm soát của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong giai đoạn bệnh nhân điều trị ngoại khoa hoặc sau phẫu thuật xâm lấn. Quá trình này hỗ trợ cải thiện vận động và phục hồi dần chức năng di chuyển, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các biện pháp vật lý trị liệu thường được chỉ định bao gồm:
- Sử dụng sóng siêu âm năng lượng cao tại vị trí khớp vai phải nhằm giảm đau – chống viêm và giảm tổ chức cơ cứng.
- Kỹ thuật kéo và giãn thụ động giúp bệnh nhân tăng phạm vi vận động.
- Kĩ thuật di động tại khớp nhằm giảm co rút tại ổ khớp…
Phẫu thuật
Thực hiện phẫu thuật được chỉ định khi bệnh nhân có biến chứng và biểu hiện không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đặc biệt khi người bệnh có tiên lượng xấu nên được xâm lấn ngoại khoa sớm.
Một số biện pháp phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân bị đau khớp vai phải:
- Mổ nội soi vai khớp.
- Cắt bỏ khớp, nối liền xương vai và cánh tay.
- Nối dây chằng trong trường hợp bệnh nhân bị giãn gây đau…
Biện pháp phòng tránh đau khớp vai phải trong cuộc sống
Đau khớp vai phải gây khó chịu cho người bệnh, khiến bệnh nhân phải nghỉ việc và nằm viện điều trị trong thời gian dài. Do vậy ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, căn bệnh này còn tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để tránh đau khớp vai phải, chúng ta nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Cung cấp dinh dưỡng theo chế độ, đầy đủ các nhóm chất cần thiết và calo hàng ngày. Đặc biệt là Canxi và vitamin D có trong: Trứng, sữa, bơ, súp lơ, hải sản…
- Uống nước theo nhu cầu tập luyện để hỗ trợ các quá trình chuyển hóa và thanh thải.
- Rèn luyện sức khỏe theo các bài tập mức độ từ nhẹ đến vừa. Không nên thực hiện quá sức hoặc lựa chọn các bài tập dễ gây chấn thương.
- Đối với đối tượng người cao tuổi, nên hạn chế các vận động nặng hoặc di chuyển quá nhiều, tránh gây tổn thương lên xương khớp. Bên cạnh đó nên bổ sung chất dinh dưỡng từ những thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Thường xuyên khám bệnh và theo dõi tình trạng xương khớp theo chu kỳ 2 – 3 tháng/lần, khi có nguy cơ tiềm ẩn nên thiết lập kế hoạch phòng ngừa.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc bằng cách giãn cơ và xương khớp tại chỗ theo các bài tập có hướng dẫn. Hoặc tăng vận động bằng cách di chuyển nhiều trong văn phòng làm việc hoặc nghỉ giữa giờ…
Đau khớp vai phải thường gặp ở đối tượng phải lao động chân tay nhiều hoặc có chất lượng hệ xương kém, để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, để tránh mắc phải bệnh, chúng ta nên tìm hiểu và thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp. Bên cạnh đó, thiết lập chế độ sinh hoạt riêng là cách để bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!