Đau khớp vai trái là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau khớp vai trái là một trong những thể bệnh phổ biến, thường gặp khi bị đau khớp vai nói chung. Biểu hiện của tình trạng này là đau nhức ở vị trí vai trái, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng.
Đau nhức khớp trái là gì? Có nguy hiểm không?
Đau khớp vai trái là hiện tượng khớp, lớp sụn khớp hoặc màng dịch bao khớp ở vai trái bị tổn thương do các yếu tố nội – ngoại nhân tác động, từ đó gây đau nhức, sưng tấy và phù nề một cách từ từ. Chính vì thế mà rất nhiều bệnh nhân không để ý đến dấu hiệu của bệnh, chỉ đến lúc bị đau dữ dội mới “ngã ngửa” biết mình bị bệnh.
Đau khớp vai trái khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái đau nhức âm ỉ, đau cứng cơ và ảnh hưởng đến sự vận động của nửa phần người phía trên. Tình trạng đau khớp vai trái mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu đang còn nhẹ thì gây hạn chế vận động của bệnh nhân, khiến bệnh nhân không làm được việc nặng, đi lại khó khăn. Đối với bệnh nặng thì nó sẽ chèn ép rễ dây thần kinh, rối loạn vận động, dần dần dẫn đến teo cơ, thậm chí có thể tàn phế suốt đời. Chính vì thế bệnh bệnh đau khớp vai bên trái nó rất nguy hiểm, khi có những triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên phát hiện kịp thời và đến trung tâm y tế để được điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm khớp vai trái
Đau khớp vai bên trái là bệnh lý phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không ít người lại chưa nhận thức đúng đắn và chi tiết về viêm khớp vai trái khiến tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng. Vậy đau khớp vai trái do đâu? Triệu chứng như thế nào?
Nguyên nhân
Nguyên nhân đau khớp vai trái có thể hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, mỗi một nguyên nhân tương ứng với một phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế, thay vì tự ý chữa bệnh, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến khi bị đau khớp vai bên trái.
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ thì lúc này các đốt sống cổ khô lại, không còn dịch nhầy nên cọ xát với nhau, chèn ép rễ dây thần kinh làm cho khớp vai trái bị đau. Càng về đêm thì cơn đau lại càng dữ dội.
- Vôi hóa khớp vai: Khi người bệnh bị nhiễm bất kì một loại bệnh lý xương khớp nào đó, vận động sai tư thế dẫn đến sụn khớp tổn thương, lượng canxi trên thân khớp xương bị thiếu hụt, dần dần gây nên hiện tượng vôi hóa.
- Trật khớp vai: Đây là chấn thương phổ biến nhất, tình trạng này xảy ra khi xương khớp vai bị lệch khỏi vị trí ban đầu làm cho khớp vai trái đau nhức, tấy đỏ và các cử động hạn chế.
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã, gây tổn thương xương khớp vai nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân như sinh hoạt không khoa học, làm việc không đúng tư thế, khuân vác vật nặng, thừa cân, lười tập thể dục thể thao,….
Triệu chứng
Các dấu hiệu của bệnh rất rõ ràng, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:
- Cơn đau kéo dài, âm ỉ và xuất hiện thường xuyên ở vùng vai trái, đau xương vai trái có thể lan sang đau vai phải và lan xuống phần lưng và cổ.
- Khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó cử động ở khớp vai. Phải mất 15 đến 30 phút xoa bóp vùng khớp vai trái thì mới cử động bình thường trở lại.
- Đau nhức kéo dài, tác động đến các hoạt động của vùng vai. Các động tác co duỗi, xoáy bả vai đều bị hạn chế, cử động khó khăn. Bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân không thể tự chải đầu, thay áo hay giơ tay lên cao.
- Khi bệnh nhân bị đau nhức khớp vai trái đến giai đoạn nặng thì sẽ xuất hiện triệu chứng tê bì, lúc này màng dịch cọ xát với rễ dây thần kinh trên vai trái gây tê bì râm ran ở cánh tay và bàn tay.
Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp vai trái
Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng của bệnh đau khớp vai bên trái, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và có những phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Phương pháp chẩn đoán
Khi bệnh nhân thăm khám về tình trạng đau khớp vai trái, bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bằng cách sau:
- X-quang khớp vai: Phim chụp khớp vai có thể nhìn thấy được sự thoái hóa, lắng đọng calci ở gân cơ trên vai nhưng không chẩn đoán được có bị tổn thương khớp vai hay không.
- Chụp MRI: Phương pháp này cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương phần mềm ở khớp vai trái.
- Bên cạnh đó, bác sĩ còn thực hiện thăm khám, chẩn đoán tại chỗ bằng việc hỏi các câu hỏi liên quan đến bệnh và xem trực tiếp vùng bị đau.
Mẹo dân gian điều trị tại nhà
Các mẹo dân gian điều trị bệnh dễ làm, hiệu quả, được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ hữu hiệu khi bệnh đang còn nhẹ. Nếu bệnh tái phát nặng, bệnh nhân nên sử dụng phương pháp điều trị khác.
Giảm đau khớp vai bằng cách chườm đá
Nguyên liệu: 1 cục đá và 1 tấm vải mỏng.
Thực hiện:
- Lấy tấm vải mỏng bọc lấy cục đá, chườm lên khớp vai trái bị đau từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.
- Mỗi ngày nên chường từ 2 đến 3 lần.
- Áp dụng thường xuyên trong vòng 7 ngày liên tục bệnh nhân sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Dùng gừng tươi
Nguyên liệu: 10 củ gừng
Thực hiện:
- Rửa sạch 10 củ gừng đã chuẩn bị, sau đó đem đi giã nát.
- Bỏ vào ấm rồi đun sôi với nước, thêm chút mật ong vào dùng hàng ngày.
- Mỗi ngày uống 3 đến 4 lần, nên uống liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Rễ đinh lăng
Nguyên liệu: 30g rễ đinh lăng và 2 lít nước.
Thực hiện:
- Đem rửa sạch 30g rễ đinh lăng trên thật sạch.
- Cho vào ấm sắc với 2 lít nước trên lửa nhỏ.
- Đến khi nước cạn, chỉ còn 1 lít nước thì tắt bếp.
- Đổ nước ra cốc và uống dần trong ngày.
- Sử dụng liên tục trong 7 ngày, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
Phương pháp Đông y an toàn, hiệu quả
Từ lâu, Đông y đã có nhiều phương pháp điều trị các bệnh xương khớp trong đó có đau khớp vai bên trái, người bệnh có thể sử dụng.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Độc hoạt 12g, đương quy 12g, phòng phong 12g, khương hoạt 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, xuyên khung 12g và ngưu tất 12g.
Thực hiện:
- Cho thuốc vào ấm sắc, thêm nước rồi sắc trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc sắc đặc.
- Mỗi ngày uống một thang thuốc.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Cam thảo 8gr, ma hoàng 16gr, phòng phong 18gr, hạnh nhân 16gr và bạch chỉ 22gr.
Thực hiện:
- Cho các nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 1 lít nước sạch.
- Sau đó để sôi trên lửa nhỏ, chỉ lấy 2 bát nước thuốc để sử dụng.
- Ngày uống 2 lần trước khi ăn khoảng 30 phút trưa và tối.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Đỗ trọng 16g, khương hoạt 12g, độc hoạt 12g, đương quy 12g, xích thượng 12g, thục địa 12g, quế chi 12g, kê huyết đằng 12g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 12g và tục đoạn 12g.
Thực hiện:
- Cho các nguyên liệu trên vào sắc sôi với nước. Thêm nước rồi đun trên lửa nhỏ đến khi thu được nước đặc lại thì tắt bếp
- Đổ nước ra cốc và uống hết trong ngày.
- Mỗi ngày uống hết một thang thuốc, sử dụng trong 7 ngày sẽ thấy chuyển biến bệnh rõ rệt.
Điều trị đau khớp vai bên trái bằng Đông y là biện pháp an toàn, không gây hại cho sức khỏe đã được các chuyên gia hàng đầu chứng minh. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, bệnh mà không có chuyển biến, bạn nên sử dụng phương pháp khác phù hợp với cơ địa của mình hơn.
Bài thuốc số 4: Bài thuốc Đông y chữa đau khớp vai trái tận gốc, ngăn ngừa tái phát Cốt vương thần hiệu thang [ĐÃ KIỂM CHỨNG]
Với mong muốn phục dựng tinh hoa YHCT cung đình triều Nguyễn, các y bác sĩ Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu hàng chục phương thuốc trị bệnh xương khớp cho vua Nguyễn. Từ đó, hoàn thiện nên bài thuốc đặc trị viêm đau khớp vai trái Cốt vương thần hiệu thang với sự kết hợp của 32 THƯỢNG DƯỢC QUÝ. Bài thuốc được đánh giá là có khả năng chữa dứt điểm tình trạng đau nhức xương khớp, không gây tác dụng phụ, ngăn ngừa tái phát.
XEM THÊM: Cốt vương thần hiệu thang – Kế thừa tinh hoa 150 năm điều trị xương khớp của Ngự y Triều Nguyễn
Các thành phần thảo dược quý trong bài thuốc có thể kể đến như: Ngưu tất, Thục địa, Đỗ trọng, Đương quy, Độc hoạt, Dây đau xương, Phòng phong,… Tất cả các thành phần thảo dược đều được nghiên cứu kỹ càng về dược tính, kiểm nghiệm độc tính nhằm đảm bảo lành tính và hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Đặc biệt, qua nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần bài thuốc chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa các tổn thương ở khớp, kích thích cơ thể sản sinh ra chất nhờn bôi trơn ổ khớp, hỗ trợ vận động rất tốt.
32 vị thuốc được phối chế với nhau theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ mang lại hiệu quả toàn diện trong điều trị đau khớp vai trái:
- Chống viêm sưng khớp, giảm đau nhức, thông kinh hoạt lạc, trị dứt điểm các cơn đau khớp, phục hồi vận động
- Khu phong trừ thấp, đẩy lùi tà khí, cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường chức năng gan – thận, làm mạnh gân cốt, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Tái tạo các mô sụn khớp, tăng cường dịch khớp, làm chậm tiến trình thoái hóa, thúc đẩy lưu thông khí huyết đi nuôi dưỡng xương khớp.
- Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, điều hòa công năng tạng phủ, triệt tiêu tận gốc căn nguyên gây bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát.
Nhờ vận dụng linh hoạt cơ chế bổ chính khu tà và kết hợp các thảo dược giàu hoạt chất nuôi dưỡng, bồi bổ xương khớp, bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang giúp người bệnh chấm dứt cơn đau khớp vai trái nhanh chóng, toàn diện.
Theo thống kê, >90% người bệnh giảm triệu chứng đau nhức xương khớp sau 7-14 ngày sử dụng thuốc. Sau khi các triệu chứng cấp tính đã thuyên giảm, bài thuốc đi sâu tập trung phục hồi chức năng tạng phủ từ bên trong, điều dưỡng khí huyết, phục hồi thể trạng cho người bệnh.
Khắc phục hạn chế cải thiện triệu chứng chậm của thuốc thảo dược, Nhất nam Y Viện đã nghiên cứu và phát triển phác đồ điều trị bệnh khoa học với 3 giai đoạn chính: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN, ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG.
Phác đồ điều trị này ưu tiên xoa dịu các triệu chứng đau nhức, tê buốt khớp, giúp người bệnh hồi phục khả năng vận động, sinh hoạt bình thường trở lại. Đặc biệt, phác đồ chữa đau khớp vai trái tại Nhất Nam Y Viện có thể điều chỉnh linh hoạt theo cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Từ đó, giúp nâng cao tính ứng dụng của bài thuốc. Ngay cả những người bệnh có thể trạng yếu kém, kháng thuốc Tây, phụ nữ có thai,… đều có thể sử dụng bài thuốc.
Với mục tiêu phát triển bài thuốc thảo dược an toàn, tương tác tốt với mọi cơ địa, Nhất nam y viện sử dụng 100% thảo dược sinh học trong bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang. Thảo dược được trồng theo công nghệ sinh học hiện đại tại các vườn thuốc đạt chuẩn GACP – WHO của Nhất nam y viện.
Sau khi thu hái thảo dược được xử lý theo công nghệ nhiệt hồng ngoại, đảm bảo toàn bộ quá trình không sử dụng hóa chất độc hại. Đáng chú ý, trước khi đưa vào điều trị, bài thuốc còn được kiểm nghiệm độc tính cấp – bán trường diễn để đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài.
Cho đến nay, Cốt vương thần hiệu thang đã được ứng dụng vào điều trị cho hàng nghìn người bệnh. Trên 90% bệnh nhân trong số đó đã điều trị thành công bao gồm cả những bệnh nhân lâu năm, phải can thiệp đến phẫu thuật.
>>> Chia sẻ của Huấn luyện viên Golfer về hành trình điều trị đau nhức đa khớp tại Nhất Nam Y Viện:
>>> Xem ngay Hành trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ, đau mỏi vai gáy gần 10 năm của chị Đỗ Thị Minh Lợi tại Nhất nam y viện:
Thành công của bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang là “mảnh ghép” không thể thiếu giúp Nhất Nam Y Viện đạt Giải thưởng TOP 20 Thương hiệu nổi tiếng nhất 2020.
Để biết thêm thông tin bài thuốc, bạn đọc liên hệ:
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang chữa xương khớp tại Nhất Nam Y Viện có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?
Tây y chữa đau vai trái tại khớp
Tây y là phương pháp điều trị đau khớp vai trái cực kì hiệu quả, nhanh chóng. Để điều trị bằng phương pháp Tây y, người bệnh phải được bác sĩ kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân.
Thuốc Tây
Đối với một số bệnh nhân bị đau khớp vai bên trái có thể sử dụng thuốc Tây y như sau:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể kết hợp với thuốc chống viêm Steroid để kiểm soát được hiện tượng viêm khớp vai trái. Một số thuốc giảm đau phổ biến là Acetaminophen và Naproxen.
- Thuốc giãn cơ: Các thuốc giãn cơ giúp giải tỏa sự căng cứng cơ và giãn cơ bắp hiệu quả, thuốc hay sử dụng là: Flexeril và Diazepam.
- Thuốc tiêm: Trong trường hợp bệnh nhân bị đau dữ dội mà sử dụng thuốc giảm đau không thuyên giảm thì sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định tiêm loại thuốc giảm đau liều mạnh: Depo Medrol và Hydrocortisone.
Vật lý trị liệu
Bệnh đau khớp vai trái khi ở mức độ nặng thì người bệnh không nên tùy tiện ứng dụng các bài tập tại nhà mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Một số bài tập vật lý trị liệu được bác sĩ khuyên dùng sau đây:
- Bài tập 1: Nắm 2 bàn tay lại, 2 cánh tay duỗi thẳng rồi từ từ nâng lên cao sau đó buông từ từ 2 tay xuống. Trong lúc nâng lên hạ thấp cánh tay thì đồng thời khom lưng sao cho vuông góc 90 độ so với nửa thân.
- Bài tập 2: Người bệnh đứng đối diện với tường đồng thời 2 tay duỗi thẳng và chống vào tường, đu người xuống từ từ. Thực hiện 5 lần mỗi ngày.
Ngoài ra phương pháp vật lý trị liệu chữa cho bệnh nhân bị đau vai trái còn có các phương pháp nhiệt trị liệu như: sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại,… và phương pháp điện trị liệu.
Phẫu thuật
Đối với người bị đau khớp vai nặng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ cùng với nền y học, người bệnh có thể phẫu thuật viêm khớp vai trái bằng nội soi với khâu chóp xoay. Như vậy giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả, phục hồi nhanh, ít tái phát lại.
Tuy nhiên, rủi ro trong quá trình phẫu thuật cũng không tránh khỏi. Nếu không may mắn người bệnh có thể gặp biến chứng như nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc lỏng khớp.
Lưu ý để phòng ngừa mắc bệnh đau khớp vai bên trái
Bệnh đau khớp vai bên trái ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, vì thế để phòng ngừa căn bệnh này. Chúng ta tham khảo những lưu ý sau đây:
- Bổ sung các loại vitamin và Canxi giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng bị thoái hóa và vôi hóa.
- Thực hiện chế độ luyện tập thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể bị quá sức. Nên tập các bài tập kéo giãn cơ ở vùng vai, hạn chế hoạt động mạnh.
- Không nên khuân vác đồ nặng trong thời gian dài, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy đau nhức ở vùng vai.
- Khi bị đau khớp vai thì bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thả lỏng người để thư giãn.
Như vậy, bệnh đau khớp vai trái gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnhì, những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, người bệnh nên thăm khám sớm ngay sau khi thấy dấu hiệu bất thường ở vùng bả vai trái để được điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!