Mất Ngủ Rụng Tóc : Nguyên Nhân, Hậu Quả, Cách Phòng Tránh
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMất ngủ rụng tóc là nỗi ám ảnh của nhiều người do có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị triệt để. Bài viết sau đây sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin cụ thể nhất về tình trạng này và gợi ý các phương pháp xử lý, khắc phục phù hợp, kịp thời, nhanh chóng lấy lại sức khỏe.
Tại sao mất ngủ dẫn đến rụng tóc?
Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như tinh thần của mỗi người. Một trong những hệ lụy thường xảy ra nhất và khó kiểm soát nhất đó là mất ngủ rụng tóc. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu xuất hiện là ở người trung niên và người cao tuổi.
Theo nghiên cứu, biểu hiện mất ngủ dẫn đến rụng tóc thường xuất phát từ các nguyên nhân chính như sau:
- Do các tế bào không được nghỉ ngơi: Buổi đêm là thời gian nghỉ ngơi của tất cả các cơ quan sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đây cũng là thời điểm để các tế bào biểu bì cũng như các mô sừng phát triển hoặc được tái tạo lại. Bởi vậy, khi cơ thể không được nghỉ ngơi do rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài và gây ra hiện tượng rụng tóc.
- Do sự hoạt động tự do của các gốc tự do: Mất ngủ làm các gốc tự do hoạt động mạnh mẽ hơn, tạo ra các thương tổn đến các tế bào, đồng thời đẩy nhanh quá trình thoái hóa và lão hóa cơ thể. Từ đó, các vấn đề về tóc sẽ xuất hiện, điển hình như thay đổi kết cấu của tóc, xuất hiện tóc bạc, tóc bị gãy ngang, rụng tóc,…
- Suy giảm quá trình tổng hợp sắc tố: Thức khuya, mất ngủ kéo dài thường xuyên không chỉ khiến cơ thể suy nhược, chân tóc yếu đi mà còn làm cho quá trình tổng hợp sắc tố bị suy giảm, khiến tóc bị bạc nhanh hơn.
- Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này rất hay xảy ra ở đối tượng các chị em phụ nữ, nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh. Và đây cũng là một trong những nguyên nguyên gây mất cân bằng giấc ngủ, rụng tóc nhiều ở nữ giới.
- Vấn đề cân nặng: Ngoài làm gãy rụng tóc, bạc tóc, rối loạn giấc ngủ còn có thể gây ra các vấn đề về cân nặng như béo phì, thừa cân. Dư thừa chất béo trong cơ thể sẽ gây áp lực lên các cơ quan, làm giảm hiệu quả trao đổi chất ở chân tóc dẫn tới rụng tóc ở nhiều người. Ngoài ra, mất ngủ còn khiến nhiều người bị sụt cân, gây mất căn bằng sinh học, giảm hiệu quả trao đổi chất, làm tóc rụng và bạc sớm hơn.
Mất ngủ rụng tóc có gây nguy hiểm không?
Mất ngủ rụng tóc mặc dù không gây ra mối đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng nếu để tình trạng này tiếp diễn dai dẳng mà không có hướng khắc phục kịp thời thì có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Điển hình như:
- Mất ngủ rụng tóc nhiều khiến mái tóc mỏng dần đi và sẽ gây hói một phần đầu. Điều này sẽ làm cho người bệnh tự ti, thiếu tự tin trong xã giao, ảnh hưởng tới chất lượng công việc cũng như các mối quan hệ xã hội khác.
- Khiến cơ thể người mắc phải trở nên mệt mỏi, căng thẳng, suy giảm tinh thần, thường xuyên cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực.
- Ngủ ít, giấc ngủ ngắn, giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị ung thư vú và ung thư đại tràng cũng như các bệnh về tiêu hóa, huyết áp.
- Khiến trí nhớ bị suy giảm và khả năng tập trung giảm sút gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và công việc.
- Làm cho làn da dần bị lão hóa, giảm khả năng tự tái tạo để phục hồi, nhan sắc giảm sút, trông mệt mỏi, thiếu sức sống gây ra các cản trở khi giao tiếp.
- Gây suy giảm hàm lượng protein Beta – Amyloid – một loại protein có mối quan hệ mật thiết với hội chứng Alzheimer gây suy giảm trí nhớ ở người già.
- Hệ miễn dịch suy giảm, làm tăng khả năng mắc cảm mạo, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và não bộ.
- Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến người bệnh gặp những vấn đề về thị lực, gây ảo giác.
Có thể thấy khi mới khởi phát, mất ngủ rụng tóc chỉ gây ra một số ảnh hưởng về ngoại hình, tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi bệnh tình kéo dài, tóc rụng nhiều hơn và xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thì người bệnh cần đi tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán vì nó rất có thể đã chuyển sang các biến chứng bệnh lý.
Cách điều trị mất ngủ tóc rụng nhiều
Để hạn chế tối đa những hệ lụy khôn lường do rụng tóc mất ngủ gây ra, cách tốt nhất là người bệnh nên lựa chọn một phương pháp để khắc phục. Mọi người hoàn toàn có thể điều trị với các phác đồ điều trị bằng Tây y, Đông y hoặc các mẹo chữa tại nhà.
Điều trị bằng Tây y
Để điều trị các triệu chứng hiệu quả, người bệnh cần đến các bệnh viện để được tiến hành khám sàng lọc và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và kê đơn với một số loại thuốc trị mất ngủ thông dụng như sau:
- Thuốc bình thần: Bromazepam, Diazepam, Clonazepam, Zolpidem,… có tác dụng kích thích giấc ngủ, giúp dễ ngủ hơn cho các trường hợp mới bị và tình trạng mất ngủ chưa quá nghiêm trọng.
- Thuốc an thần: Thường là Mirtazapine và Olanzapine, có tác dụng điều trị chứng mất ngủ trầm trọng do yếu tố tâm lý như căng thẳng, mệt mỏi, stress.
- Thuốc kháng histamin: Thường là Dimedrol và Clorpheniramin, có tác dụng chống dị ứng và gây buồn ngủ mạnh đối với những bệnh nhân mất ngủ do bị ngứa và bị các bệnh liên quan tới dị ứng da liễu như tổ đỉa, hắc lào,…
Mặc dù có hiệu quả nhanh, song người bệnh không nên lạm dụng thuốc tây quá nhiều. Bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, táo bón, rối loạn tiêu hóa, khô mũi,… thậm chí sẽ làm cho tình trạng rụng tóc ngày càng nghiêm trọng hơn.
Điều trị bằng Đông y
Điều trị mất ngủ rụng tóc bằng Đông y vẫn là phương pháp được nhiều người tin chọn bởi tính an toàn, lành tính và có hiệu quả lâu dài. Các bài thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên mang lại giấc ngủ ngon, tự nhiên hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả nhất:
Bài thuốc 1: Bài thuốc chữa mất ngủ an toàn tại nhà – Nhất Nam Định Tâm Khang
Người bệnh bị mất ngủ hiện này thường có xu hướng lựa chọn một số bài thuốc cổ truyền dân tốc để điều trị bệnh theo cách an toàn mà vẫn duy trì được hiệu quả bền vững. Trong số các bài thuốc điều trị mất ngủ, Nhất Nam Định Tâm Khang được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng. Bài thuốc này được các chuyên gia, bác sĩ tại Nhất Nam Y Viện cùng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc nghiên cứu và phát triển.
Nhất Nam Định Tâm Khang luôn đem đến cho người bệnh những điểm riêng biệt chỉ có trong 4 bài thuốc điều trị mất ngủ hiện có trên thị trường như:
- Nhất Nam Định Tâm Hoàn (bài thuốc chính): Đặc trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, đau đầu,…
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết (bài thuốc trị mất ngủ thể khí huyết hư): Thuốc dùng cho những người bị mất ngủ do thiếu máu, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, tiêu hóa kém, ăn ngủ kém, sau ốm dậy,…
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận (bài thuốc trị mất ngủ thể tâm thận âm): Dùng cho người bị mất ngủ thường xuyên có biểu hiện nóng trong người, đau lưng mỏi gối, ngũ tâm phiền nhiệt, khó đi vào giấc ngủ, ngủ mê, thức giấc, đầu nóng, chất lưỡi khô, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác,…
- Nhất Nam Dưỡng Tâm Can (bài thuốc trị mất ngủ thể can khí uất kết): Thuốc giúp điều trị các chứng bệnh do mất ngủ, tức ngực, hoa mắt chóng mặt, ù tai, tiểu vàng, đau đầu, mắt đỏ, căng thẳng hay cáu gắt, mạn sườn.
Nguồn dược liệu từ thiên nhiên để sử dụng bào chế thuốc cũng là một trong những yếu tố quan trọng được đánh giá cao. Tổng thể của bài thuốc được sử dụng tới hơn 30 dược liệu tự nhiên được thu hái từ các vùng dược liệu sạch tại một số tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang,… Tất cả đều đã được kiểm định chặt chẽ và nuôi trồng tại các vùng chuyên canh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Một số dược liệu chính có trong thuốc như:
- Táo nhân: Có công dụng làm trấn an, dưỡng tâm, an thần, điều trị mất ngủ, giảm kinh sợ và chứng hồi hộp.
- Long nhãn: Dùng để kiện tỳ, bổ khí huyết, điều trị chứng mất ngủ, đau mỏi gối, ích trí an thần.
- Bá tử nhân: Với tác dụng giúp dưỡng tâm, an thần, tránh đổ nhiều mồ hôi, nhuận trạng, thông đại tiện.
- Hoàng kỳ: Loại thuốc này có chứa nhiều hoạt tính miễn dịch, được dùng để bồi bổ cho cơ thể, thúc đẩy co bóp tĩnh mạch. Dược liệu còn có tác dụng định thần và chữa mất ngủ hiệu quả.
Cách dùng thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang:
- Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Hoàn được bác sĩ khuyên dùng trước khi đi ngủ.
- Bài thuốc Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết và Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận nên uống vào sáng và tối sau khi ăn.
- Bài thuốc Nhất Nam Dưỡng Tâm Can chỉ cần uống 2 lần/ngày, mỗi lần 15 viên hoàn, uống sáng chiều sau khi ăn khoảng 30 phút.
Một số những bài thuốc Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết, Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận, Nhất Nam Dưỡng Tâm Can đều có thể chủ trị những thể bệnh mất ngủ khác nhau. Khi kết hợp cùng với thuốc Nhất Nam Định Tâm Hoàn sẽ bổ trợ lẫn nhau và tăng cường công dụng của bài thuốc lên nhiều lần khi sử dụng.
Mỗi người bệnh sẽ được các bác sĩ kiểm tra và kê đơn theo từng thể trạng bệnh khác nhau. Hiện nay, thuốc điều trị mất ngủ Nhất Nam Định Tâm Khang đang được bào chế và phân phối độc quyền tại Nhất Nam Y Viện.
TÌM HIỂU THÊM BÀI THUỐC VÀ ĐẶT MUA TẠI ĐÂY
Người bệnh đang có nhu cầu tìm hiểu tới bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang hãy liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
Mẹo trị tại nhà hiệu quả
Mất ngủ rụng tóc là biểu hiện khá dễ gặp nên từ xa xưa ông cha ta đã xây dựng nhiều mẹo để cải thiện. Tong đó phải kể đến những bài thuốc dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm như:
- Cây lạc tiên: Lạc tiên là vị thuốc nam có đặc tính an thần cao. Do đó, người bệnh có thể dùng lá, ngọn non hoặc phần thân già để chữa mất ngủ. Với là và ngọn, mọi người có thể chế biến thành các món ăn hoặc sử dụng thân và lá cây phơi khô để chế biến thành trà trị mất ngủ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để chế biến các bài thuốc đặc trị.
- Cây đinh lăng: Loại cây này còn được ví là “nhân sâm ta” với tác dụng tăng cường tuần hoàn máu và tăng dẫn truyền các xung thần kinh,từ đó giảm triệu chứng mất ngủ, cải thiện sức đề kháng cho người bệnh. Người dùng có thể phơi khô rễ cây đinh lăng và hãm trà uống hàng ngày để đạt hiệu quả trị bệnh.
- Cây trinh nữ: Loại cây này còn được gọi là cây xấu hổ, với đặc tính hàn, vị ngọt. Theo y học cổ truyền, cây trinh nữ có tác dụng cao trong giảm đau, lợi tiểu, giải nhiệt và điều trị các bệnh về thần kinh, bao gồm cả mất ngủ. Người bệnh nên dùng trà trinh nữ hằng ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Cây xạ đen: Ngoài công dụng giải độc, giảm đau, cây xạ đen còn giúp lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp và an thần. Do đó, hãy nấu nước xạ đen để sử dụng thay nước uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện chứng mất ngủ.
Biện pháp phòng tránh mất ngủ gây rụng tóc hiệu quả
Để không phải đối mặt với nỗi lo mất ngủ rụng tóc và phòng tránh tình trạng này tái phát, người bệnh hãy tạo những thói quen tốt cho cuộc sống của mình. Đơn giản nhất, hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau đây:
- Loại bỏ các thiết bị điện tử, điện thoại thông minh ra khỏi giường ít nhất 15 phút trước khi ngủ, thay vào đó có thể đọc sách, nghe nhạc thư giãn để dễ ngủ hơn.
- Duy trì thói quen nghỉ ngơi sớm (trước 11 giờ đêm) và thức dậy sớm để rèn luyện sức khỏe khi không khí còn trong lành nhất.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để giảm áp lực, căng thẳng tinh thần gây khó ngủ, mất ngủ.
- Không dùng các chất kích thích như caffeine và nicotine trước khi đi ngủ, thậm chí trong cả ngày với bệnh nhân mất ngủ kinh niên.
- Thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng nhằm tăng cường tuần hoàn máu não, giúp cơ thể thêm minh mẫn và làm chậm quá trình thoái hóa, lão hóa của các cơ quan.
- Không ngủ những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tránh mất ngủ vào ban đêm.
- Duy trì chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn đồ quá ngọt, đồ ăn dầu mỡ nhiều cholesterol, cân bằng các vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe, kích thích hấp thu dưỡng chất, chống rụng tóc.
- Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ vì có thể gây ra các cơn tiểu đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.
- Khi gội đầu không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, nên dùng nước ấm kết hợp massage nhẹ nhàng để cải thiện chất lượng sợi tóc.
Chữa mất ngủ an toàn ở đâu tại Hà Nội
Với những người thường xuyên mất ngủ và rụng tóc, việc tìm kiếm một địa chỉ khám chữa uy tín, chất lượng luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Dưới đây chính là một số địa chỉ y tế có chất lượng tốt nhất mà mọi người có thể tham khảo.
Khoa Tâm thần thuộc Bệnh viện Quân Y 103
Nếu gặp các vấn đề về giấc ngủ, hãy đến ngay Khoa Tâm thần trực thuộc bệnh viện 103. Đây là cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh về thần kinh như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, mất ngủ kinh niên, tâm thần phân liệt, động kinh, ảo giác,… Ngoài có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, khoa còn có hệ thống trang thiết bị vô cùng hiện đại giúp nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ : Số 261 Phùng Hưng, thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0433115689.
Viện sức khỏe tâm thần thuộc bệnh viện Bạch Mai
Viện sức khỏe Tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở khám và điều trị các bệnh về thần kinh, bao gồm mất ngủ, mất ngủ kinh niên uy tín hàng đầu miền Bắc. Ngoài được khám chữa bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh nhân còn có cơ hội được các chuyên gia tâm lý hàng đầu trong lĩnh vực thần kinh tham vấn, trị liệu.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: số 1A phường Phương Mai, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: (024)35764558.
Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Nhân Dân 115
Có thể nói khoa Nội thần kinh thuộc bệnh viện Nhân Dân 115 là địa điểm điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ hàng đầu khu vực miền Nam. Các kỹ thuật đo như điện não, điện cơ, chụp cộng hưởng từ sẽ được ứng dụng vào trong chẩn đoán giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 527 trên đường Sư Vạn Hạnh, thuộc Phường 12, Q. 10, TP HCM.
- Số điện thoại: (024)33853227.
Mất ngủ rụng tóc không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cuộc sống và công việc của mỗi người. Vì vậy, hãy nhanh chóng thay đổi các thói quen xấu và thực hiện các biện pháp điều trị để lấy lại “phong độ” cho bản thân.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!