Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Những phương pháp chính
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp bệnh nhân có mức độ đau từ vừa đến nặng và đã bắt đầu xuất hiện biến chứng liên quan đến vận động. Tùy từng đối tượng bệnh nhân sẽ được áp dụng hình thức mổ khác nhau. Cùng tìm hiểu hình thức điều trị ngoại khoa này qua những thông tin dưới đây.
Mổ thoát vị đĩa đệm là gì? Khi nào cần mổ
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao dịch bên trong màng xơ có xu hướng lồi ra ngoài, tiến đến chèn ép rễ thần kinh và dẫn đến đau do dị cảm, bên cạnh đó còn làm bất động thân trên và ảnh hưởng đến chi dưới và trí não.
Các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường được đưa vào viện trong tình trạng cấp tính, số lượng ca do thoái hóa ít hơn nhiều lần, do vậy hầu hết các trường hợp này phải thực hiện phẫu thuật mổ mở ngay.
Mổ thoát vị đĩa đệm được xem là phương pháp điều trị chính của bệnh, sử dụng các nghiệp vụ ngoại khoa để tác động vào tổ chức mô mềm, gắp nhân xơ và bao dịch đang chèn ép ra khỏi đốt sống. Kỹ thuật này phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm, bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ để nhìn thấy rõ vị trí thực hiện hơn.
Trong các trường hợp sau, phải tiến hành xâm lấn ngoại khoa càng sớm càng tốt:
- Bệnh nhân bị chấn thương cấp tính trong trường hợp tập luyện hoặc do va chạm.
- Đối tượng có tiền sử thoái hóa hoặc viêm khớp có chèn ép đến các bao xơ và nhân dịch.
- Người có sức khỏe ổn định, không có nhiều bệnh lý nặng kèm theo.
- Bệnh nhân có biểu hiện nhẹ, chưa tiến triển nặng nhưng có nhu cầu được điều trị.
- Bệnh nhân không đáp ứng các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Đối tượng mắc bệnh lâu năm nhưng có biểu hiện xuất hiện biến chứng liên quan đến khả năng vận động như: Teo cơ, hai chân tê dại,…
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Mổ thoát vị đĩa đệm tùy thuộc vào sức khỏe và giai đoạn của bệnh nhân mà có mức độ nguy hiểm khác nhau. Trường hợp đối tượng còn trẻ, có sức khỏe tốt và đáp ứng tốt với cả thuốc nội khoa và vật lý trị liệu thì hoàn toàn không có khả năng dẫn đến biến chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc trong giai đoạn màng xơ bên ngoài chưa rách hẳn và bao dịch cũng chưa có vấn đề xâm lấn tổ chức khác.
Với các đối tượng cao tuổi, có tiền sử mắc bệnh xương khớp hoặc nội tạng khác thì việc thực hiện phẫu thuật cần phải cân nhắc kỹ. Đặc biệt khi tổn thương nặng hoặc có chèn ép nhiều đến dây thần kinh thì phải có quá trình hội chẩn và tiên lượng. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc nhiều vào mong muốn điều trị của gia đình mà xem xét tiến hành.
Các biến chứng có thể gặp khi thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm:
Nhiễm trùng
Khả năng nhiễm trùng khi thực hiện phẫu thuật rất lớn, nhất là trong trường hợp không đảm bảo các tiêu chuẩn sát trùng dụng cụ hoặc kỹ thuật từ nhân viên y tế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng kém cũng dễ bị nhiễm khuẩn cho dù đã đảm bảo được vệ sinh trong quá trình thực hiện.
Để giảm thiểu nguy cơ này, bác sĩ và kíp mổ nên mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định của bộ y tế, thực hiện sát khuẩn phòng ngoại khoa và các dụng cụ bằng nhiệt độ.
Tổn thương dây thần kinh
Trong quá trình gắp lấy đĩa đệm ra khỏi đốt sống, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, bệnh nhân có thể bị tổn thương dây thần kinh. Mặt khác nếu các rễ thần kinh bám chặt vào tổ chức này thì biến chứng xuất hiện là điều dễ hiểu. Bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với người nhà và bệnh nhân, nếu đồng ý mới thực hiện mổ.
Thoái hóa đốt sống
Đây là tình trạng xuất hiện có thể do tiền sử trước đó hoặc sau phẫu thuật gây ra.
Tái bệnh sau mổ
Có khoảng 10% bệnh nhân sau quá trình mổ lại bị tái lại ở đốt sống khác hoặc ngay tại vết thương trước đó. Tình trạng này xảy ra chủ yếu liên quan đến chế độ sinh hoạt không kiêng cữ của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Không phải mọi trường hợp thoát vị đĩa đệm đều cần phải mổ. Tùy theo từng trường hợp bệnh của mỗi người, bác sĩ có chỉ định nên mổ hay không. Theo các bác sĩ, chuyên gia xương khớp cho biết, mổ thoát vị đĩa đệm là biện pháp được lựa chọn khi bệnh nhân đã áp dụng tất cả biện pháp điều trị nội khoa nhưng không khỏi, người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng như bại liệt, không thể đi lại, rối loạn đại tiểu tiện,…
Cách tốt nhất để không phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là cần điều trị tận gốc bệnh, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng hơn. Đáp ứng điều kiện trên, người bệnh nên lựa chọn điều trị bảo tồn bằng bài thuốc Đông y kết hợp vật lý trị liệu. Bởi các bài thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên bên trong, tăng cường chức năng tạng phủ, lưu thông khí huyết, cải thiện thể trạng cho người bệnh. Do đó, thoát vị đĩa đệm được loại bỏ hoàn toàn, mang lại hiệu quả lâu dài, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Hơn nữa, bài thuốc Đông y sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn cao, lành tính, không gây tác dụng phụ. Hiện nay, một trong những bài thuốc Đông y cho hiệu quả điều trị cao, nhận được nhiều phản hồi tích cực của người bệnh là bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang của Nhất nam y viện.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất nam y viện cũng là tác giả của công trình nghiên cứu cho biết, bài thuốc được phát triển từ những phương thuốc trị bệnh xương khớp trong cuốn Châu bản triều Nguyễn – Ngự dược Nhật ký. Đây đều là những phương thuốc do các Ngự y tinh thông y thuật của Thái y viện phối chế, chuyên dùng để dâng tiến cho vua chúa, hoàng thất.
Kế thừa những giá trị tinh hoa của nền YHCT cung đình triều Nguyễn, Cốt vương thần hiệu thang điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm nhờ sự kết hợp của 32 vị thảo dược theo nguyên tắc Bổ chính – Khu tà.
XEM NGAY: Cốt vương thần hiệu thang – Kế thừa tinh hoa 150 năm điều trị xương khớp của Ngự y Triều Nguyễn
Nguyên tắc điều trị này xử lý toàn bộ căn nguyên gây thoát vị đĩa đệm (nội sinh và ngoại sinh), khôi phục chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, làm mạnh gân cốt. Từ đó, loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng đau nhức, tê cứng xương khớp, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh, ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Sở hữu cơ chế tác động toàn diện, Cốt vương thần hiệu thang kết hợp nhiều thành phần NGỰ DƯỢC quý có công dụng phong phú:
- Thảo dược khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, giảm đau
- Thảo dược hoạt huyết, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, tăng cường sản sinh dịch nhầy đĩa đệm
- Thảo dược bổ gan, bổ thận, kiện tỳ vị, thông kinh hoạt lạc, dưỡng huyết, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị cho người bệnh, Cốt vương thần hiệu thang được ứng dụng theo phác đồ điều trị gồm 3 giai đoạn. Phác đồ này giúp người bệnh an tâm, thoải mái tiếp nhận điều trị nhờ chú trọng giải quyết các triệu chứng bệnh từ sớm, khắc phục nhược điểm cho tác dụng chậm của thuốc thảo dược truyền thống.
Thêm nữa, phác đồ được tùy chỉnh dựa trên cơ địa và mức độ thoát vị đĩa đệm của người bệnh. Nhờ đó, bài thuốc đáp ứng điều trị tốt với mọi cơ địa, gồm cả trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú,…
Bên cạnh bài thuốc uống đặc trị, người bệnh cũng được chỉ định thêm các chế phẩm bổ trợ như Nhất nam thần hiệu, Nhất nam thấp hoàn, Nhất nam giải độc, Nhất nam bổ thận. Các chế phẩm này bổ trợ bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang giúp phát huy hiệu quả nhanh chóng nhất ở cả căn nguyên bên trong và triệu chứng tại các đốt sống bị thoát vị.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như trên, bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Trong đó, Nghệ sĩ Trần Đức đã thành công chữa khỏi căn bệnh thoát vị đĩa đệm sau 4 tháng sử dụng bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang kết hợp thực hành vật lý trị liệu. Sau thời gian điều trị, nghệ sĩ đã có những chia sẻ:
“Được bạn bè đến điều trị chỗ bác sĩ Phương. Sau khi khám xong, bác sĩ kê cho tôi một liệu trình thuốc dùng trong 4 tháng kết hợp thêm vật lý trị liệu châm cứu, bấm huyệt nữa. Do tôi có tiền sử bị dạ dày nữa nên bác sĩ còn kê thêm một số vị thuốc hỗ trợ giảm đau dạ dày nữa. Dùng thuốc được khoảng 8 tuần, các cơn đau ở thắt lưng đã biến mất. Tôi đi lại dễ dàng, tay chân linh hoạt hơn.
Dùng hết 4 tháng thuốc thì đến giờ tôi đã khỏi hẳn thoát vị đĩa đệm, dạ dày cũng tốt lên rồi. Từ lúc điều trị xong đến giờ chưa từng bị đau nhức lại lần nào”.
XEM CHI TIẾT: Bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang chữa xương khớp tại Nhất Nam Y Viện có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?
Để tham khảo chi tiết về bài thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm triệt để, an toàn của Nhất nam y viện, người bệnh có thể liên hệ ngay:
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay
Tùy vào tiền sử và bệnh án của đối tượng, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và điều trị nội khoa trước. Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng, nhân viên y tế sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa.
Mỗi bệnh nhân sẽ phù hợp với một phương pháp mổ nhất định, cần lựa chọn với mục tiêu giảm được nhiều nhất tình trạng khó chịu đồng thời hạn chế tối đa mức độ biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng ở bệnh viện trung ương và bệnh viện quốc tế.
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm
Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm là biện pháp điều trị tiên tiến và có độ an toàn cao trên thế giới, thường được chỉ định với các bệnh nhân ở tình trạng cấp tính có biểu hiện:
- Màng xơ đã rách và vỡ, nằm ở giai đoạn 4 của bệnh.
- Lượng dịch nhầy từ bao dịch đã chảy ra ngoài khá nhiều và bắt đầu gây ra những tổn thương viêm.
- Bệnh nhân bị chấn thương trong vận động hoặc va chạm.
- Có thể sử dụng cho bệnh nhân bị dị dạng đốt sống hoặc tiền ung thư.
Quá trình thực hiện yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận của kíp mổ, chỉ cần sử dụng thuốc gây tê tại chỗ với hàm lượng thích hợp và thực hiện quá trình đưa ống nội soi qua lỗ liên hợp. Tiến hành kéo và gắp màng xơ đã rách ra bên ngoài, sau đó khâu bằng chỉ y tế tự tiêu.
Kỹ thuật mổ nội soi thoát vị đĩa đệm có ưu điểm:
- Tương thích với đa số đối tượng mắc bệnh.
- Hạn chế sự mất máu trong phẫu thuật.
- Không xâm lấn sâu nhưng mang lại hiệu quả cao.
- Thời gian nằm viện giảm và quá trình phục hồi hậu phẫu rất nhanh chóng…
Biện pháp này có chi phí thực hiện khá hợp lý, bệnh nhân có thể tham khảo thực hiện hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu có mong muốn điều trị.
Dùng sóng cao tần
Bác sĩ chỉ định dùng sóng cao tần trong phẫu thuật đĩa đệm với các đối tượng bệnh nhân sau:
- Đối tượng thoát vị đĩa đệm không có kèm theo các bệnh lý về cột sống khác.
- Biểu hiện có cơn đau dữ dội hoặc tê bì chân tay.
- Bệnh nhân đã từng điều trị ngoại khoa nhưng không đáp ứng.
- Đối tượng thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 2 và 3 chưa có biểu hiện phồng lồi đĩa đệm.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có ưu điểm:
- Thường được thực hiện rất nhanh (khoảng 20 phút).
- Bệnh nhân thể trạng nhẹ hiệu quả điều trị có thể lên đến 90%.
Tuy nhiên vẫn cần có sự kiểm soát về hiệu quả của ca mổ, có biện pháp xử lý nhanh nếu có nguy hiểm pháp sinh. Bên cạnh đó phải kèm theo việc tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt của bác sĩ tại nhà sau can thiệp ngoại khoa.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng laser
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng tia laser được chỉ định với đa số đối tượng bệnh nhân. Đặc biệt là người cao tuổi, người có sức đề kháng kém hoặc không thực hiện được các phương pháp mổ khác. Tuy nhiên với các biểu hiện nặng, biện pháp dùng tia laser chưa đủ mạnh để điều trị dứt điểm.
Nguyên lý của kỹ thuật này là dựa trên nguồn năng lượng lớn từ tia laser để đốt cháy một lượng bao nhầy trong đĩa đệm, từ đó giảm áp lực trên hệ thần kinh cũng như các biểu hiện đau đi kèm.
Một số ưu điểm khi thực hiện phẫu thuật bằng tia laser bao gồm:
- Mức độ an toàn cao hơn các biện pháp mổ mở khác.
- Có thể sử dụng để điều trị tại nhiều vị trí cùng lúc mà không sợ bệnh nhân đau hoặc không chịu được.
- Thời gian thực hiện dưới 20 phút và bệnh nhân gần như không cảm thấy đau khi thực hiện.
- Không xâm lấn và ít gây ra các biến chứng về sau.
- Thực hiện được kể cả khi các biện pháp khác không đáp ứng.
- Bệnh nhân có mức độ tỉnh táo nhanh và hoàn toàn có thể xuất viện sau khi phẫu thuật.
- Chi phí thực hiện phù hợp, không quá đắt.
Ứng dụng robot trong điều trị
Ứng dụng robot trong mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị mới, được khoa phẫu thuật cột sống của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức công bố. Trong đó ứng dụng con robot renaissance để thực hiện phẫu thuật, được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị:
- Chấn thương tại cột sống ngực và đốt thắt lưng.
- Vẹo đốt sống ngực và thắt lưng ở lối sau.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng.
- Sinh thiết qua cuống lấy tế bào thân đốt sống.
- Bơm tổ chức cement sinh học…
Hiện tại đây là phương pháp mổ tiên tiến nhất được nghiên cứu nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với tia X trong quá trình thực hiện phẫu thuật mở trước đó.
Đây là biện pháp mổ ít xâm lấn, tránh gây tổn thương dây thần kinh trong trường hợp chèn ép phức tạp. Bên cạnh đó hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn và tránh được những nguy cơ biến chứng về sau.
Chi phí bao nhiêu cho một ca mổ thoát vị đĩa đệm? Mổ ở đâu?
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh nhân và phương pháp thực hiện. Một số bệnh viện quốc tế sẽ có chi phí cao hơn 100 triệu đồng bởi hệ thống trang thiết bị và chất lượng phục vụ rất tốt.
Chi phí trung bình từ 20 – 100 triệu đồng cho một lần thực hiện xâm lấn. Bệnh nhân cũng có thể lựa chọn biện pháp phù hợp và trao đổi với các sĩ để nhận thêm hỗ trợ tử bệnh viện.
Đối tượng mắc bệnh nên thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế lớn, uy tín và có lịch sử phát triển lâu đời sẽ đảm bảo về chất lượng hơn. Dưới đây là một số bệnh viện mà bệnh nhân có thể đến thăm khám và điều trị.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới vào điều trị, đặc biệt là các kỹ thuật và máy móc hiện đại luôn được thay mới và cập nhật theo thế giới. Đây cũng là địa điểm đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật mổ sử dụng robot và công nghệ 3D trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân khi đến đây sẽ được hướng dẫn và thăm khám tận tình.
- Địa chỉ: số 14 Phủ Doãn, phố Hàng Bông, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội.
- Số điện thoại: 024 3825 3531.
Bệnh viện 108
Bệnh viện 108 là đơn vị trực thuộc bộ Công An, cấp trung ương là địa chỉ có phương pháp điều trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm/bệnh xương khớp hiện đại, uy tín nhất hiện nay. Do vậy được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn là điểm đến khám – chữa bệnh.
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, phố Bạch Đằng, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội.
- Số điện thoại: 096 775 1616
Bệnh viện 103
Bệnh viện quân y 103 trực thuộc bộ Quốc Phòng, có nhiều kinh nghiệm trong điều trị cấp tính trình trạng bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh. Ngoài ra, đây cũng là đơn vị tiếp nhận chỉ đạo trực tiếp từ bộ Y Tế và nhận nhiệm vụ tham vấn chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới.
- Địa chỉ: Số 261 Đ. Phùng Hưng, P. Phúc La, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội.
- Số điện thoại: Bệnh nhân đến trực tiếp, không cần phải đặt lịch trước.
Bệnh viện Nhân Dân 115
Viện nhân dân 115 là viện đa khoa trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Viện thể hiện nhiều thế mạnh về ngoại khoa qua các ca mổ thành công trước đó, mặt khác cơ sở vật chất tại đây cũng rất hiện đại. Do vậy bệnh nhân có thể đến và thăm khám trực tiếp.
- Địa chỉ: Số 527 Đường Sư Vạn Hạnh, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 0906.336.115.
Viện STO phương đông
Viện STO phương đông là đơn vị chuyên về ngoại khoa, đặc biệt là chấn thương và các bệnh liên quan đến xương khớp. Bệnh nhân khi tới đây thăm khám sẽ được trao đổi chi tiết về quy trình thực hiện cũng như chi phí phù hợp nhất.
- Địa chỉ: Số 79 Thành Thái, P.4, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028 3868 6386.
Lưu ý để người bệnh nhanh hồi phục sau phẫu thuật
Để bệnh nhân nhanh được hồi phục sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người chăm sóc và đối tượng cần phải lưu ý:
- Sau quá trình phẫu thuật, trong ngày đầu tiên bệnh nhân nên hạn chế vận động và nằm cố định tại chỗ, tốt nhất là nên cố định bằng nẹp tại vị trí thoát vị.
- Hai ngày sau đó có thể bắt đầu cử động nhẹ nhàng nhưng cần trợ giúp từ người nhà
- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, đặc biệt là trong 4 ngày đầu tiên.
- Các vận động nên được cải thiện dần trong 3 tháng. Sau thời gian này có thể hoạt động thể chất như bình thường, tốt nhất hạn chế quá sức hoặc chơi các môn dễ bị chấn thương.
- Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như nhóm vitamin cần thiết như A và C như: Cam, cà rốt, rau bina…
- Protein nên được cung cấp từ các loại hạt và thực vật: Nấm, đậu nành, hạt điều, hạt macca…
- Nên cung cấp thêm chất xơ để tăng trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Bổ sung canxi để cung cấp thêm nguyên liệu cho quá trình tái tạo xương khớp.
- Hạn chế sử dụng các chất cấm như: Thuốc lá, cà phê, bia rượu…
- Dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi sau phẫu thuật.
Mổ thoát vị đĩa đệm được xem là phương án tối ưu nhất trong điều trị. Tuy nhiên để hạn chế tối đa di chứng, bệnh nhân cần thăm khám trước, sau đó mới lựa chọn các kỹ thuật phù hợp với thể trạng để thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!