Sỏi mật có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSỏi mật là tình trạng các muối Canxi, Cholesterol và nhiều chất độc khác kết tinh lại với nhau thành một thể rắn tồn tại ở túi mật. Theo thống kê 20% dân số có thể bị mắc bệnh một lần trong đời. Vậy sỏi mật có nguy hiểm không và cách điều trị dứt điểm được ứng dụng hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhất.
Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Sỏi túi mật có nguy hiểm không? Câu trả lời là còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Trên thực tế, không phải trường hợp nào bị sỏi mật cũng nguy hiểm.
Bởi vì, ngay khi phát hiện ra bệnh, họ nhanh chóng điều trị, thực hiện các biện pháp để đẩy sỏi ra khỏi cơ thể. Kết hợp với đó là một lối sống tốt lành mạnh thì hoàn toàn không xảy ra bất kỳ một mối lo nào cả.
Tuy nhiên, bệnh sỏi mật sẽ nguy hiểm trực tiếp đến những cơ quan khác của đường tiết niệu cũng như tính mạng của người bệnh khi xuất hiện biến chứng. Những viên sỏi từ kích thước nhỏ chỉ vài mm nâng thành kích thước lớn hơn, chèn ép các cơ quan khác trong hệ thống đường tiết niệu.
Đến một khoảng nào đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, gây ra những bệnh khác. Lúc này muốn điều trị bắt buộc phải sử dụng những liệu pháp y khoa như mổ mở hay phẫu thuật nội soi để tống viên sỏi ra cơ thể.
Bên cạnh đó, sỏi mật có nguy hiểm không thì chúng hoàn toàn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác, nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Cụ thể những những biến chứng như sau:
Viêm túi mật cấp
Biến chứng đầu tiên mà người bệnh thường gặp nhất chính là viêm túi mật cấp và mãn tính. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này chính là sỏi mật ở vị trí cổ của túi mật, chèn ép và gây tắc nghẽn dịch mật, từ đó tạo điều kiện viêm nhiễm, phát sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác đến tính mạng của người bệnh.
Một vài biến chứng khi bị viêm túi mật cấp chính là người ớn lạnh, sốt cao, tim đập nhanh, thở gấp,…Và khi gặp tình trạng này, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện phẫu thuật mổ túi sỏi mật để giảm nguy cơ hoại tử có thể xảy ra
Viêm đường mật cấp
Biến chứng thứ hai cũng sẽ thường gặp ở những người bị sỏi mật cần sớm được điều trị chính là viêm đường mật cấp. Lý do là những viên sỏi ở túi mật chèn ép và cản trợ dịch mật lưu thông gây tắc nghẽn.
Đặc biệt những người bị bệnh này lại còn mắc thêm bệnh nền khác như xơ gan, áp xe gan, suy thận thì lại càng nguy hiểm hơn. Hệ thống đường tiết niệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần sớm được điều trị để lấy viên sỏi ra, khơi thông dòng dịch mật mà không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm tụy cấp do sỏi mật
Những viên sỏi mật được hình thành sẽ không nằm cố định ở một vị trí. Theo dòng chảy của dịch mật và đi đến nhiều vị trí khác nhau trong túi mật. Và khi viên sỏi lọt xuống ngã ba đường mật tụy sẽ gây hệ quả khó lường nhất chính là nghẽn dịch tụy.
Lúc đó, các enzym làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn ở dịch tụy sẽ quay trở lại phá hủy cấu trúc và làm tổn thương dịch tụy. Và điều này thì ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, nếu như không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Áp xe gan – đường mật
Những viên sỏi có kích thước bắt đầu lớn hơn hình thành các ổ viêm nhiễm gây mủ ở đường mật. Và những ổ viêm này sẽ tạo thành những ổ áp xe từ nhỏ đến lớn nằm rải rác trong túi mật và các mô gan.
Biến chứng này thật sự rất nguy hiểm vì khi đã tấn công vào gan là sẽ rất khó điều trị còn ngay lập tức phá hỏng hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của con người.
Đồng thời gan hoạt động kém đi thì những chất độc hại sẽ không thể đào thải ra bên ngoài một cách tự nhiên nữa mà tích tụ lại bên trong hình thành nên những căn bệnh khác nguy hiểm hơn.
Ung thư túi mật
Biến chứng ung thư túi mật ở người bị sỏi mật thì hiếm gặp hơn nhưng không phải là không có. Sự xuất của những viên sỏi là một phần nguyên nhân gây nguy cơ ung thư túi mật cao hơn. Bởi theo thống kê, hầu hết những người bị ung thư khi tiến hành siêu âm đều phát hiện thấy những viên sỏi ở bên trong.
Và khi đã mắc bệnh này, người bệnh cần được sớm điều trị theo phác đồ phù hợp nhất với tình hình sức khỏe. Lúc này nếu bệnh chưa lan rộng thì 70% người bệnh có thể sẽ sống được hơn 5 năm. Còn trong trường hợp để bệnh di căn đi nhiều vị trí khác thì việc này sẽ rất khó khăn và thời gian sống của bệnh nhân cũng không còn nhiều.
Gây tắc ống dẫn mật
Những viên sỏi ảnh hưởng rất nhiều đến diện tích của các lòng ống dẫn mật dịch. Từ đó, chúng bị tắc nghẽn lại, cản trở các quá trình lưu thông.
Chúng ta sẽ tưởng tượng như là đang có một đường ống bình thường chảy dịch mật tự nhiên có một viên sỏi trôi đến và chặn lại. Dịch mật tự nhiên không di chuyển được nữa, phình ứ lại ở đường ống này, gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác ở túi mật.
Sỏi mật có nguy hiểm không? – Gây thủng đường mật
Thủng đường mật cũng là một biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi bị sỏi mật. Những viên sỏi trong túi mật được hình thành bởi những chất kết tủa, chất độc hại không được bài trừ ra khỏi cơ thể và các Cholesterol,…
Cho nên chúng không có hình dạng trơn nhẵn mà có góc cạnh nhất định. Khi đó, những viên sỏi di chuyển trong túi mật cọ sát vào thành đường mật vừa gây viêm nhiễm, loét, niêm mạc bị tổn thương mà còn gây thủng đường mật.
Gây rối loạn tiêu hóa
Những người bị sỏi mật thường thấy ăn không ngon, thức ăn đưa vào không tiêu hóa được, đầy bụng và rối loạn chuyển hóa thức ăn. Đấy là triệu chứng bình thường nhất, bởi sỏi làm tắc nghẽn đường mật không cho chúng luân chuyển đến tá tràng, không có chất cho quá trình co bóp thức ăn ở ruột già.
Chính vì thế mà gây nên những vấn đề về tiêu hóa. Lâu dần người bệnh còn thấy mệt mỏi, sụt cân, sức đề kháng ngày càng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây thêm nhiều bệnh khác nữa.
Từ những biến chứng trên chúng ta có thể trả lời một cách chính xác bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên những ứng dụng khoa học hiện đại hiện nay rất phát triển nên chúng ta có thể chữa trị kịp thời nếu sớm được chẩn đoán và bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.
Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, Đông y, Tây y, mẹo dân gian cũng có,….
Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị sỏi mật hiện nay
Ngay khi bệnh nhân có những dấu hiệu nhất định cần đến ngay các sơ sở y tế để thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra chính xác tình hình hiện tại và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Cách chẩn đoán bệnh sỏi mật
Có hai hình thức chính để bác sĩ có thể căn cứ và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể như sau:
- Siêu âm và chụp cắt lớp: Qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng vị trí mà viên sỏi đang tồn tại cũng như đánh giá kích thước. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
- Xét nghiệm máu: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, lượng Cholesterol xấu và tốt trong máu. Những chỉ số thay đổi tăng giảm sẽ là minh chứng để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác người khám có bị bệnh hay không hay đã sỏi đã phát triển đến giai đoạn nào rồi.
Mẹo dân gian điều trị sỏi mật
Hiện nay, người bệnh bị sỏi mật áp dụng những phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian khá nhiều. Ưu điểm của hình thức này chính là tương đối an toàn, các thành phần đều lấy từ thiên nhiên, dễ thực hiện và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ áp dụng cho những người bệnh nhẹ, kích thước sỏi nhỏ, có thể điều trị tại nhà để tự tiêu và đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Còn những người bệnh nặng, phương pháp này có thể sẽ không mang lại hiệu quả nhất định.
Một số mẹo dân gian được áp dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến như:
Dùng quả sung chữa sỏi mật
Sung là một loại quả rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát. Trong quả sung chứa rất nhiều thành phần là Saccarozo, Glucozo, Canxi, Photpho và nhiều loại vitamin khác tốt cho cơ thể và hỗ trợ tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn, làm lành những ổ nhiễm trùng,…
Cho nên rất nhiều người sử dụng quả sung để điều trị bệnh sỏi mật tại nhà. Cách thực hiện như sau:
- Bạn dùng một lượng sung vừa đủ đem đi rửa sạch và để ráo. Lưu ý chọn những quả to, ngon nhưng chưa chín, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
- Cho sung vào chảo sao cho khô quắt lại một chút.
- Cho sung đã sao vào ấm sắc thuốc cùng 5 bát nước lọc.
- Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 1 bát thì dừng lại và chắt ra uống.
- Bạn có thể uống hết một lần hoặc chia thành 2 lần uống trong ngày đều được.
- Mỗi ngày sử dụng một bát như thế và kiên trì dùng trong một thời gian dài sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời mang lại.
Chữa sỏi mật hiệu quả bằng rau ngổ
Ít ai biết rằng rau ngổ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh sỏi mật vô cùng hiệu quả. Điều này đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu y học dân gian cổ truyền. Rau ngổ có vị cay, tính mát và hơi nồng.
Rau ngổ có tác dụng rất tốt trong việc trị viêm, sưng huyết, cầm máu, lợi tiểu và giảm tình trạng co giãn mạch máu. Cách thực hiện như sau:
- Bạn lấy một nắm rau ngổ rửa sạch và để ráo.
- Cho rau vào máy sinh để xay nhuyễn rồi hòa cùng với 50ml nước.
- Dùng một cái rây để lọc bã và nước cốt ra chén nhỏ.
- Nước cốt thu được cho thêm một thìa mật ong nguyên chất, hòa tan.
- Bạn uống hỗn hợp này vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy và chưa ăn gì.
- Nước rau ngổ sẽ làm tan viên sỏi để có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả nhất.
Tây y điều trị sỏi mật
Tây y hiện đang được xem là phương pháp phù hợp nhất để điều trị sỏi mật. Bởi hầu hết khi bệnh đã chuyển nặng và xuất hiện biến chứng thì người bệnh mới bắt đầu điều trị.
Lúc này chỉ có thuốc Tây mới có thể giảm những cơn đau và ngăn chặn di căn của bệnh. Ngoài ra, khi biến chứng ngày càng nặng bắt buộc phải có sự can thiệp của y học hiện đại mới kéo dài được sự sống của bệnh nhân.
Tuy nhiên mọi hình thức điều trị đều phải được sự chỉ định của những chuyên gia y tế để tránh tình trạng xảy ra tác dụng phụ, biến chứng khác. Các phương pháp điều trị bằng Tây y như sau:
Sử dụng thuốc Tây
Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số những loại thuốc chữa sỏi mật để giảm đau và tan sỏi.
- Thuốc làm tan sỏi đường uống: Hnodeoxycholic acid, Urodeoxycholic acid (Actigall),… những loại này sẽ giúp làm mòn sỏi thành từng mảnh vụn nhỏ và đào thải ra ngoài. Đồng thức ức chế các Cholesterol dư thừa còn lại trong dịch mật, phòng tránh tái phát.
- Thuốc tan sỏi trực tiếp: Methyl tert-butyl ether (MTBE) được sử dụng chính để tiêm trực tiếp vào túi mật để tan sỏi. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định và trực tiếp thực hiện tùy vào từng tình trạng bệnh nhân.
- Thuốc giảm đau: Papaverin, Visceralgin,… được sử dụng nhiều nhất, tác động trực tiếp vào hệ thần kinh để không cảm thấy những cơn đau từ vùng sỏi mật gây nên nữa.
- Thuốc kháng sinh: Aminosid, Quinolon là hai loại kháng sinh được dùng phổ rộng nhất để tránh nhiễm trùng tại các ô viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm,
- Thuốc chống viêm: Alpha chymostrypsin giúp giảm viêm, kháng khuẩn, dùng trong trường hợp, sỏi mật xuất hiện biến chứng.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là một giải pháp y khoa vô cùng hiện đại hiện nay để loại bỏ trực tiếp viên sỏi mật ra khỏi túi mật và cơ thể của người bệnh. Nhanh chóng điều trị và làm lành vết thương.
Hiện nay có hai hình thức phẫu thuật là mổ mở và phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Cả hai hình thức này đều tiến hành nhằm mục đích là lấy viên sỏi ra khỏi túi mật.
Chính điều này khiến người bệnh đặt câu hỏi cắt sỏi mật có nguy hiểm không? Câu trả lời là không, một phần lý do là trang thiết bị y tế hiện nay vô cùng hiện đại. Một phần nữa là bác sĩ sẽ đánh giá một cách khách quan nhất về tình hình sức khỏe có đáp ứng được ca mổ hay không.
Đồng thời những trường hợp sỏi mật đã chuyển nặng, kích thước lớn > 10mm, chèn ép vào gan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Lúc này phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp duy nhất để tiếp tục sự sống của người bệnh.
Vậy sỏi túi mật có nên mổ không? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như kích thước viên sỏi, sức khỏe hiện tại, tình trạng bệnh,… bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Thay đổi thói quen ăn uống và lối sống
Nhân mắc bệnh sỏi mật nên tuân theo phác đồ điều trị đã được bác sĩ kê ra trước đó, cùng thay đổi một số thói quen trong cuộc sống và ăn uống khoa học.
Những thực phẩm nên tăng cường cho cơ thể:
- Thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa như các loại rau xanh, của quả để đào thải các Cholesterol xấu trong cơ thể ra bên ngoài.
- Sử dụng thịt nạc nhiều hơn những loại thịt khác để giảm áp lực chuyển hóa của gan và sự co bóp của các túi mật.
- Tăng cường các loại trái cây như táo, nho, ổi, cam, quýt, bưởi,… để cung cấp các loại vitamin A, C, E, K tốt cho cơ thể.
- Bổ sung những loại thực phẩm giàu chất béo không no, tinh bột không tinh chế như các loại hạt, ngũ cốc, sữa đậu nành, đậu bắp,….
- Sử dụng những loại thực phẩm lên men hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và cung cấp những chủng vi khuẩn tốt như sữa chua, sữa uống men sống,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng chú ý không sử dụng một số những loại thực phẩm sau để tránh gây biến chứng và làm bệnh nặng hơn.
- Không sử dụng sữa và những loại chế phẩm từ sữa như phomat, trứng,…. Chúng chứa rất nhiều chất béo không tốt cho có thể sẽ tăng áp lực hoạt động cho gan. Vô tình khiến gan nhanh bị suy giảm chức năng hơn, vì lúc này túi mật đã gần như không thực hiện được đúng nhiệm vụ của mình.
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,…
- Hạn chế những loại thực phẩm kích thích vị giác như: tỏi, đồ cay, nóng, đồ chua,…
- Không dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ lên men,… vì chứa rất nhiều axit béo, chất phụ gia, chất bão hoà, chất bảo quản,… sẽ tăng áp lực rất lớn cho gan hoạt động liên tục.
- Chia ăn mỗi ngày, không ăn quá no vào một bữa, gan sẽ không thể hoạt động tốt và chuyển hóa được nhiều chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, cà phê thuốc lá.
Xem thêm : Bệnh Sỏi Mật Kiêng Ăn Gì? Ăn Gì Trị Sỏi Mật Triệt Để?
Các phương pháp phòng bệnh sỏi mật hiệu quả
Sỏi mật có nguy hiểm không thì chắc chắn là có, bệnh không những có thể phát triển và gây nhiều biến chứng. Đi kèm với đó còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh bằng những biện pháp dưới đây:
- Xây dựng một lối sống khoa học, đầy đủ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin cho cơ thể từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt và tăng áp lực hoạt động cho gan hơn.
- Hạn chế hoặc không sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia như: đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,…. Bạn cũng không nên ăn quá cay hoặc quá chua trong một thời gian dài liên tục và trước khi đói. Một số loại loại đồ lên men, cay nóng cũng hạn chế dùng hơn.
- Cấp đủ nước cho cơ thể để các chất kết tủa và Cholesterol không có cơ hội lắng đọng lại trong túi mật mà được bão hòa và trôi ra bên ngoài qua đường tiết niệu. Mỗi ngày cần uống từ 1.5 – 2 lít nước là tốt nhất.
- Vận động thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ hình thành bệnh sỏi mật hơn.
- Có một lối sống lành mạnh, khoa học, từ việc ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và tốt nhất. Mục đích là để cân bằng cuộc sống cho những hoạt động thường ngày mà vẫn cho các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, để sớm phát hiện và điều trị những vấn đề sức khỏe mình không may mắc phải, tránh để kéo dài và xảy ra biến chứng.
Trên đây là một số thông tin về bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?. Hy vọng với những điều này giúp bạn hiểu hơn cũng như viết cách điều trị và phòng tránh bệnh trong cuộc sống hiện nay.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!