Kích thước của sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ? Các phương pháp chính hiện nay
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSỏi thận bao nhiêu thì phải mổ để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người bệnh, phòng tránh những biến chứng khác có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về kích thước sỏi thận cần được mổ cũng như những phương pháp chính hiện nay.
Kích thước của sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ? Có nguy hiểm không
Sỏi thận chính là phần chất rắn kết tụ đọng lại trong nước tiểu từ các chất dư thừa. Kích thước sỏi thận rất đa dạng, dải kích thước có thể từ vài milimet đến vài centimet.
Với các sỏi thận mới hình thành và có kích thước nhỏ thì bệnh nhân không cần nhất thiết phải mổ. Với trường hợp này, người bệnh có thể chỉ cần dùng các thuốc Đông y hoặc Tây y là có thể kiểm soát và loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể.
Người bệnh cần được mổ lấy sỏi thận trong những trường hợp sau:
- Với các sỏi thận có kích thước tới 20mm thì các chức năng thận của cơ thể bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng. Đó là thận có dấu hiệu bị ứ nước, nếu kéo dài, người bệnh có thể bị nhiễm trùng thận. Nếu bệnh nhân được xác định có sỏi thận kích thước từ 20mm thì cần phải đến bệnh viện để tiến hành mổ lấy sỏi để tránh để lại hậu quả nguy hiểm.
- Trường hợp người bệnh chưa có các biểu hiện của thận ứ nước hoặc nhiễm trùng thận, tuy nhiên khi tiến hành siêu âm và phát hiện sỏi thận có kích thước trên 30mm. Với các bệnh nhân này cũng nên thực hiện mổ lấy sỏi thận.
- Ngoài ra, kích thước sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ còn phụ thuộc vào tình trạng và các chức năng của thận. Cho dù sỏi thận có kích thước chưa quá lớn (chỉ khoảng 10mm), nhưng có làm ảnh hưởng hoặc làm suy giảm chức năng của thận thì bệnh nhân cũng cần được mổ.
Việc mổ lấy sỏi thận ra khỏi cơ thể là biện pháp cuối cùng và quan trọng với bệnh nhân. Chỉ định mổ là cần thiết và hiệu quả, nhưng biện pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Một vài trường hợp có thể xuất hiện các biến chứng sau khi mổ. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
- Xuất huyết sau phẫu thuật: Đây là tình trạng thường xảy ra với những người tiến hành mổ mở. Bệnh nhân có thể xuất huyết ngay khi phẫu thuật hoặc sau khi mổ một thời gian. Trường hợp sau thường xảy ra khoảng từ 1 đến 2 tuần sau ca mổ. Nếu phát hiện miệng vết mổ không lành hoặc cảm thấy đầy nước ở vùng bụng, phải đến bệnh viện ngay để xử lý.
- Viêm nhiễm đường niệu: Khi mổ, lớp da bảo vệ cơ thể không còn nguyên vẹn, là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, các bác sĩ thường cho người bệnh sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn. Người bệnh không được bỏ, không dùng các thuốc này, đồng thời cũng cần sát trùng vết mổ thường xuyên, cẩn thận.
- Tổn thương đường niệu gây rò rỉ nước tiểu: Đây là lỗi xảy ra do bác sĩ không cẩn thận trong quá trình phẫu thuật. Đôi khi có thể do sỏi còn sót lại ở đường niệu làm tổn thương vị trí này. Người bệnh nên chú ý khi đi vệ sinh xem có bị rò nước tiểu hoặc đau rát không, để khắc phục kịp thời.
Hiện nay, số trường hợp gặp các biến chứng sau phẫu thuật đã giảm xuống đáng kể. Tuy vậy, biến chứng vẫn luôn có thể xảy đến với bất kỳ người nào. Trang bị các kiến thức về vấn đề này là cần thiết, để phòng tránh chúng có thể xảy ra.
Một số phương pháp mổ sỏi thận hiện nay
Hiện nay, các phương pháp loại bỏ sỏi thận được áp dụng khá phổ biến. Dưới đây là thông tin về các biện pháp thường được sử dụng nhất.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi thận ngoài cơ thể là một biện pháp loại bỏ sỏi bằng các can thiệp từ bên ngoài. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng của sóng xung kích và tia laser để tán nhỏ các sỏi thận trong cơ thể. Phương pháp này có thể chia nhỏ sỏi thận có kích thước to thành các vụn nhỏ. Từ đó, giúp các mảnh sỏi đó dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.
Ưu điểm của phương pháp:
- Không làm tổn thương tới cơ thể vì không sử dụng phương pháp phẫu thuật.
- Ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan nội tạng.
- Thời gian điều trị và phục hồi sau bệnh thường ngắn hơn.
- Ngoài ra khi tán sỏi ngoài cơ thể, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
- Chỉ có thể áp dụng phương pháp này khi sỏi thận còn có kích thước nhỏ và vừa.
- Đây là phương pháp loại bỏ vụn sỏi qua đường nước tiểu nên có thể không thải được hoàn toàn. Một số vụn sỏi có thể làm tắc đường niệu quản, gây ra các biến chứng phức tạp khác.
Tán sỏi thận qua da
Tán sỏi thận qua da là biện pháp sử dụng một đường ống nội soi dẫn đến thận có kích thước từ 5 đến 7mm. Khi đó, sử dụng khí nén và tia laser thông qua ống dẫn để bào mòn sỏi thận.
Ưu điểm của phương pháp:
- Không gây đau hay tổn thương tới các tạng của cơ thể. Bởi phương pháp này không sử dụng liệu pháp phẫu thuật ngoại khoa.
- Không can thiệp phẫu thuật, nên không ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh.
Nhược điểm:
- Phương pháp này chỉ có thể áp dụng với các sỏi có kích cỡ trung bình.
- Ngoài ra, việc tán sỏi cũng thường không mang lại kết quả triệt để.
Tán sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi
Bằng cách sử dụng đường ống nội soi thông qua đường tiết niệu, người bác sĩ thực hiện phẫu thuật có thể gắp được sỏi thận ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong phẫu thuật loại sỏi hiện nay.
Ưu điểm:
- Tính an toàn cao.
- Khả năng phục hồi lại sức khỏe của bệnh nhân khá nhanh chóng và hiệu quả.
- Ít làm tổn thương các tạng trong cơ thể.
Nhược điểm:
- Có thể gây khó chịu cho bệnh nhân trong quá trình lấy sỏi ra khỏi cơ thể.
- Phương pháp này yêu cầu máy móc và trang thiết bị hiện đại nên chi phí tương đối cao.
Phẫu thuật mổ mở
Phẫu thuật mổ mở là phương pháp cổ điển, được sử dụng từ rất lâu để loại bỏ sỏi thận. Đây là phương pháp can thiệp trực tiếp vào đường tiết niệu để lấy sỏi thận. Tuy nhiên, hiện nay, phẫu thuật mổ mở không còn được áp dụng rộng rãi trong điều trị. Bởi vì phẫu thuật gây ra đau đớn trực tiếp và nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm sau khi mổ mở lấy sỏi.
Ưu điểm của phẫu thuật mở mổ sỏi thận:
- Thao tác kỹ thuật, dễ thực hiện hơn.
- Có thể loại bỏ những viên sỏi to, có thể quan sát được. Do đó khả năng để sót là ít hơn.
Nhược điểm:
- Có sử dụng can thiệp ngoại khoa nên có thể gây tổn thương và biến chứng cho người bệnh.
- Khả năng hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật lâu hơn.
- Sau phẫu thuật, người bệnh có sức khỏe giảm sút hẳn. Do đó, phải chăm sóc tích cực trong thời gian dài mới có thể hồi phục được.
- Có thể bỏ sót sỏi có kích thước nhỏ hoặc những viên không nhìn thấy rõ ở phạm vi mổ.
Do đó mà hiện nay, bác sĩ thường không sử dụng kỹ thuật mở mổ lấy sỏi cho bệnh nhân.
Sử dụng robot mổ sỏi thận
Mổ sỏi thận bằng robot là một phương pháp được áp dụng khi sỏi thận của bệnh nhân có kích thước lớn (thường hơn 30mm). Robot mổ lấy sỏi là thiết bị có đầu gắn camera với góc cánh tay phẫu thuật rộng 540 độ. Đây là một góc mổ không thể có khi người bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, với góc mổ rộng nên robot có thể luồn lách sâu vào các vị trị khó tiếp cận.
Ưu điểm:
- Hiệu quả trong việc loại bỏ sỏi khỏi cơ thể cao hơn các phương pháp khác.
- An toàn cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện.
- Loại bỏ gần như hoàn toàn các viên sỏi với các kích thước khác nhau có trong cơ thể.
- Đây là biện pháp phẫu thuật hiện đại, tiên tiến, có ứng dụng tốt công nghệ cao trong điều trị bệnh.
- Sau phẫu thuật bằng robot, sức khỏe của bệnh nhân ít bị chịu ảnh hưởng, khả năng hồi phục cũng cao và hoàn toàn hơn.
Nhược điểm:
- Chi phí lớn. tốn kém cho người bệnh.
- Chỉ một số ít bệnh viện lớn ở tuyến đầu mới có trang bị các dụng cụ và phương pháp hiện đại để thực hiện.
Lời khuyên để người bệnh không làm gia tăng kích thước viên sỏi
Khi bị sỏi thận, bệnh nhân sẽ có những cơn đau gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Nhưng nếu người bệnh chú ý đến một số vấn đề đơn giản hàng ngày thì có thể vừa giúp giảm bớt đau nhức khó chịu vừa giúp không làm gia tăng kích thước viên sỏi trong cơ thể.
Can thiệp, điều trị sớm
Ngay khi phát hiện ra sỏi thận trong cơ thể, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ giúp có các biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý. Sỏi thận càng để lâu càng gây bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Xem xét kích thước viên sỏi trong người và tìm hiểu xem sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ để đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Nếu kích thước sỏi thận còn nhỏ, có thể sử dụng các loại thuốc và biện pháp đơn giản để loại bỏ thì nên thực hiện nhanh chóng. Tránh trường hợp để lâu khiến cho viên sỏi gia tăng về kích thước, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
- Người bị sỏi thận thì cần uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu sỏi mới hình thành và kích thước còn rất bé thì có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Mỗi người đều nên cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
- Người bị sỏi thận thì nên chú ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Cần bổ sung vào khẩu phần ăn các món ăn giàu canxi như sữa chua, phô mai, các sản phẩm từ sữa, trứng, …
- Tăng cường ăn các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau ngót, rau dền,…
- Bổ sung các loại hoa quả đa dạng khác nhau hoặc uống nước ép từ các loại hoa quả: Cà chua, cà rốt, bưởi, chanh, ổi,…
Chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi
- Có chế độ và giờ giấc sinh hoạt hàng ngày khoa học, lành mạnh.
- Ngủ đủ giấc, cố gắng ngủ ít nhất từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày.
- Không nên làm việc quá gắng sức, cần chú ý nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp với điều kiện sức khỏe và thể chất của mỗi cá nhân.
- Chú ý tới các bài tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức. Điều này giúp tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng của cơ thể.
Sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ và các biện pháp can thiệp để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể là các vấn đề mà bài viết đã đề cập ở trên. Hy vọng rằng với các thông tin được trình bày, người đọc có thể tham khảo và áp dụng một cách có hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!