Tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHiện nay, không ít phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai. Tình trạng này khiến các chị em vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Để có những thông tin chi tiết nhất về chứng bệnh này, mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết này.
Nguyên nhân phụ nữ bị tiểu buốt khi mang thai
Thực tế, tiểu buốt là trạng thái bình thường ở phụ nữ mang thai. Lúc này cơ thể người mẹ có lượng hormone HCG tăng cường đào thải làm chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu, từ đó sinh ra chứng tiểu buốt.
Hơn nữa, bào thai trong bụng luôn phát triển mỗi ngày, việc này tạo ra các áp lực chèn lên bàng quang người mẹ. Do đó, phụ nữ mang bầu cũng dễ dàng gặp phải chứng tiểu buốt, muốn đi tiểu dù trong bàng quang đang không có nước.
Người phụ nữ có thể mắc chứng tiểu buốt khi mang thai tháng đầu hoặc vào thời kỳ cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, các bà bầu cũng cần chú ý theo dõi cơ thể, bởi tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác.
Tiểu buốt ở bà bầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Tiểu buốt có thể là sự thay đổi sinh lý bình thường của người mẹ, cũng có thể là lời cảnh báo cho những chứng bệnh nguy hiểm. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị tiểu buốt, rất có thể bạn đã mắc phải một số chứng bệnh sau đây.
Người mẹ bị mắc các căn bệnh xã hội
Tiểu buốt khi mang thai có thể là do bạn đã mắc một số chứng bệnh xã hội khá nguy hiểm như bệnh lậu. Đây là căn bệnh do các song cầu lậu gây ra.
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và làm người mắc phải bệnh bị tự ti trong đời sống vợ chồng. Người bệnh cũng gặp phải không ít khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày. Người bị lậu chắc chắn sẽ gặp phải chứng tiểu buốt khi mang bầu.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc phải bệnh mụn rộp sinh dục do virus HSV gây ra. Virus này cũng lây nhiễm thông qua đường tình dục tương tự như bệnh lậu.
Bệnh phụ khoa
Ở một số căn bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm âm đạo,… Mẹ bầu cũng có thể xuất hiện tình trạng tiểu buốt.
Ở thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và rất nhạy cảm. Hệ miễn dịch hay sức đề kháng đều bị suy giảm, do đó các chị em sẽ dễ mắc các chứng bệnh phụ khoa hơn.
Chứng viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng cũng như sức khỏe của người mẹ. Hơn nữa, phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai còn có thể khiến trẻ nhỏ sinh ra dễ mắc các chứng bệnh về da liễu. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường, người mẹ nên sớm đến các bệnh viện để điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiểu
Triệu chứng tiểu buốt ở bà bầu còn có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Các số liệu từ các cơ quan y tế cho biết, có đến hơn 50% phụ nữ khi mang thai bị tiểu buốt do đường tiểu nhiễm trùng. Đây có thể coi là bệnh lý phổ biến nhất gây ra tiểu buốt.
Các vi khuẩn qua niệu đạo và xâm nhập vào bàng quang gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Khi người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ làm các cơ quan tại thận, niệu đạo chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm bàng quang cấp
Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang cấp. Bệnh lý này khiến cho bàng quang của bà bầu bị tổn thương, hoặc do thai nhi phát triển lớn dần lên gây chèn ép lên tử cung và tử cung lại chèn ép lên bàng quang. Lúc này, bàng quang bị kích thích sẽ dẫn đến tình trạng thường xuyên muốn đi tiểu, nhưng lượng nước tiểu khá ít, tiểu rắt, tiểu không tự chủ và có cảm giác buốt rát khi tiểu.
Viêm thận – bể thận cấp
Viêm thận – bể thận cấp cũng có thể xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ. Lúc này toàn thân mẹ bầu sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, mạch đập nhanh, rét run, vùng hạ vị và thắt lưng đau, kèm theo đó là chứng tiểu buốt, tiể rắt, cảm giác đau âm đạo khi đi tiểu.
Tiểu buốt ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Tiểu buốt khi mang thai sẽ không nguy hiểm nếu đó là triệu chứng sinh lý bình thường. Tuy vậy, nếu triệu chứng này xuất hiện do các bệnh lý chúng tôi chia sẻ bên trên, người mẹ không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm tới cả 2 mẹ con như:
- Gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và bất tiện cho mẹ bầu trong sinh hoạt hàng ngày, gây ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần của mẹ.
- Tiểu buốt khi mang thai có thể là lời cảnh báo cho nhiều bệnh lý và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi
- Nghiêm trọng hơn nếu tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh phụ khoa thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, sảy thai,…
Mức độ nguy hiểm mà mỗi người gặp phải sẽ khác nhau. Khi phát hiện chứng tiểu buốt do các bệnh lý, các bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trẻ khi sinh ra cũng không gặp phải các gián đoạn trong quá trình phát triển.
Chứng tiểu buốt có thể xảy ra ở đầu hoặc cuối thai kỳ. Các chị em không nên có tâm lý chủ quan, thờ ơ trước những thay đổi của cơ thể. Chúng ta cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng để có cách chăm sóc, bảo vệ cơ thể thật tốt.
Các triệu chứng của bệnh
Khi gặp phải tình trạng tiểu buốt, vẫn có khá nhiều phụ nữ bỏ qua vì cho rằng đó là trạng thái bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, khi gặp các triệu chứng đi kèm dưới đây, các chị em cần thăm khám càng sớm càng tốt:
- Người mẹ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu hơi ngả vàng, màu đục và có mùi lạ.
- Âm đạo của mẹ bầu có mùi khó chịu, dịch có màu.
- Mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày, có thể tiểu ra máu và có biểu hiện sốt nhẹ.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu buốt khi mang thai
Các cách chữa tiểu buốt cho bà bầu cần phải dựa trên cơ sở tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Xác định đúng nguyên do sẽ giúp các bác sĩ chữa trị bệnh chính xác và đạt hiệu quả cao nhất.
Tây y điều trị chứng tiểu buốt
Khi phụ nữ trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc Tây y cần cẩn trọng hơn rất nhiều để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường ở trẻ. Vẫn có một số loại thuốc chữa tiểu buốt được chỉ định sử dụng cho mẹ bầu, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh không gây ảnh hưởng xấu cho bào thai như: Penicillin, Amoxicillin hay Erythromycin,…Đây là thuốc được sử dụng khi người mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu.
Với phụ nữ bị mắc các chứng bệnh xã hội sẽ có rất nhiều nguy hiểm. Ở trường hợp này, các bác sĩ luôn khuyến các bệnh nhân điều trị dứt điểm bệnh trước khi có kế hoạch mang thai.
Phương pháp chữa tiểu buốt khi mang thai trong Đông y
Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị chứng tiểu buốt, đặc biệt ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Các bài thuốc sử dụng những vị thuốc an toàn, lành tính, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy với các bài thuốc này, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Bài thuốc 1: Các bạn chuẩn bị các vị thuốc trúc diệp, ngọn cam thảo, sinh địa, cùng một chút mộc thông và mạch môn đông.
Cách sử dụng:
- Mẹ bầu đem thuốc sắc với 700 – 800ml nước cho đến khi thuốc ngả màu đậm.
- Phần nước thuốc thu được các bạn uống hết trong ngày. Mỗi ngày 1 thang thuốc, duy trì liên tục sẽ giúp người mẹ nhanh chóng cải thiện chứng tiểu buốt.
Bài thuốc 2: Trong bài thuốc này có trạch tả, sinh địa, tâm thảo, cùng với vị ngân hoa, cam thảo, hắc chi tử.
Cách sử dụng:
- Các vị thuốc trên bạn mang sắc cùng 1 lít nước. Nước thuốc khi đã cạn còn khoảng ⅓, chúng ta chắt ra và uống 2 bữa trong ngày.
- Mỗi ngày người bệnh uống 1 thang, thuốc nên uống khi còn ấm và không để qua ngày hôm sau.
Bài thuốc 3: Mẹ bầu cải thiện tiểu buốt nhờ các vị thuốc như mạch môn đông, tri mẫu, đan bì, trạch tả, sơn thù du với liều lượng theo đơn đã kê.
Cách sử dụng:
- Bạn mang các vị thuốc này sắc cùng 1000ml nước cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 1 bát con.
- Người mang thai duy trì uống thuốc đều đặn hàng ngày cho đến khi hết liệu trình để đạt kết quả tốt nhất.
Cách chữa tiểu buốt cho phụ nữ mang thai trong dân gian
Cùng với Tây y, Đông y, dân gian cũng có một số bài thuốc trị tiểu buốt tại nhà khá hiệu quả. Các chị em có thể tham khảo một số công thức sau đây.
Bí đao: Bí đao là loại thực phẩm quen thuộc của rất nhiều gia đình. Bên cạnh đó, bí còn là vị thuốc quen thuộc giúp người bệnh nhuận tiểu, điều chỉnh co giãn ở bàng quang. Phụ nữ khi mang thai bị tiểu buốt có thể sử dụng bí xanh để luộc ăn kèm cơm hoặc uống nước bí nguyên chất.
Bột sắn dây: Bột sắn dây nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, điều hòa khí huyết cơ thể và đặc biệt có lợi cho phụ nữ đang mang thai. Mẹ bầu sử dụng bột sắn dây thường xuyên sẽ giúp cân bằng khu tiết, đẩy lùi chứng tiểu buốt hiệu quả. Chị em chỉ cần hòa bột sắn dây với nước ấm để uống hàng ngày, sau một thời gian kiên trì sử dụng sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.
Lá mồng tơi: Bên cạnh việc chế biến mồng tơi thành các món ăn canh giải nhiệt mát lành, mồng tơi còn được tận dụng để chữa tiểu buốt cho bà bầu. Các bạn chỉ cần rửa sạch mồng tơi và nấu với nước lọc. Chúng ta chắt phần nước uống hàng ngày sẽ làm chứng tiểu buốt, tiểu rắt thuyên giảm rõ rệt.
Nghiêng người về phía trước khi tiểu: Động tác này giúp cho lượng nước tiểu trong bàng quang dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Đồng thời nó còn đảm bảo sau mỗi lần tiểu bàng quan hoàn toàn trống rỗng, nhờ đó mà giảm bớt được tần suất đi tiểu của bà bầu.
Uống đủ nước: Nhiều bà bầu khi đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt thì thường uống ít nước lại vì nghĩ sẽ ít đi tiểu hơn. Nhưng đây lại là một suy nghĩ sai lầm, bởi thực tế trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể thai phụ luôn cần một nguồn cung cấp nước ổn định. Do vậy các mẹ vẫn cần uống nước như bình thường nhưng nên uống nhiều vào ban ngày và hạn chế khi đi ngủ để đảm bảo cho giấc ngủ được trọn vẹn.
Các lưu ý cho mẹ bầu khi mắc chứng tiểu buốt
Khi bị tiểu buốt, các chị em cần chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nhưng cũng không vì đó mà chúng ta quá lo lắng, căng thẳng. Các mẹ bầu cần chú ý một số lưu ý nhỏ dưới đây:
- Mẹ bầu không tùy ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự tư vấn, chỉ định từ các bác sĩ. Sử dụng thuốc tùy thiện có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi.
- Các bạn cần chú ý lựa chọn đế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiếu yếu. Mẹ bầu cần hạn chế các thức ăn cay nóng hay các chất kích thích.
- Việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín cũng là yếu tố mẹ bầu cần chú ý. Các bạn lựa chọn đồ lót có chất liệu mềm mịn, thông thoáng tốt để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập.
- Các chị em cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết hợp xét nghiệm nước tiểu để có thể kịp thời phát hiện các bệnh lý.
Chứng tiểu buốt khi mang thai là hiện tượng thường gặp và sẽ kết thúc sau khi các chị em sinh con. Nếu tiểu buốt đi kèm những triệu chứng bất thường, các chị em hãy sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Ở mọi tình huống, việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ là yếu tố hàng đầu chị em cần quan tâm. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết hơn về triệu chứng này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!