Trẻ bị nổi mề đay và các thông tin về bệnh lý cha mẹ cần biết
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrẻ bị nổi mề đay là một bệnh lý thường gặp mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Khi nổi mề đay sức khỏe và việc sinh hoạt của bé đều bị ảnh hưởng. Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng trên, bài đọc sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bố mẹ hiểu rõ.
Trẻ bị nổi mề đay là gì?
Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn. Theo số liệu thống kê, có khoảng 20% dân số bị mắc bệnh mày đay 1 lần trong đời.
Nổi mề đay ở trẻ em sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như bội nhiễm, nhiễm trùng, mẩn ngứa,… Những trường hợp trẻ bị nổi mề đay khắp người được ghi lại thì có tới khoảng 15% ca bệnh dưới 10 tuổi.
Khi trẻ bị nổi mề đay, trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn ngứa, sẩn phù trên bề mặt gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đỏ nóng khiến bé quấy khóc, gãi không kiểm soát.
Trẻ em bị nổi mề đay ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Tùy theo thời gian phát bệnh, nổi mày đay có thể phân chia thành 2 loại:
- Nổi mề đay cấp tính khởi phát đột ngột, diễn biến bệnh lý theo từng đợt khác nhau, triệu chứng sần phù lưu lại da trong thời gian dưới 6 tuần và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc học tập của bé.
- Nổi mề đay mãn tính là tiến triển của giai đoạn cấp tính nếu triệu chứng bệnh không được kiểm soát kịp thời. Lúc này, bệnh lý có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, gây nguy hiểm cho sức khỏe và có thể tái phát nhiều lần về sau.
Triệu chứng bị nổi mề đay ở trẻ
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu trẻ bị nổi mề đay để có thể tìm ra phương pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp nhầm lẫn với những căn bệnh ngoài da khác.
Tùy theo tình trạng của mỗi người mà những biểu hiện sẽ có sự khác nhau. Cụ thể một số dấu hiệu điển hình khi trẻ bị nổi mề đay gồm:
- Cơ thể sản sinh nhiều chất histamin gây phù mao mạch, dẫn đến nổi nốt mẩn ngứa, sẩn phù trên da có kích thước nhỏ. Ban đầu các nốt mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở một số vùng nhất định nhưng có thể lan rộng nếu cào gãi, chà xát.
- Trẻ bị nổi mẩn đỏ như mề đay kèm theo phản ứng nóng rát da.
- Ngoài những biểu hiện trên, bé bị nổi mề đay về đêm còn có thể gặp những triệu chứng khác như bỏ bú, ngủ không ngon, chán ăn, hay quấy khóc.
- Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt còn có thể xuất hiện tình trạng phù mạch, dẫn đến sưng phù mắt, mũi, miệng, chân, tay và bộ phận sinh dục.
Nguyên nhân bị nổi mề đay ở trẻ
Tại sao trẻ bị nổi mề đay là thông tin các bậc phụ huynh cần nắm rõ để có thể chủ động giúp con phòng tránh các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ quá trình xử lý bệnh nhanh đạt hiệu quả. Những nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay có thể kể đến như:
- Do thời tiết: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nổi mề đay ở mặt và nhiều vùng da khác trên cơ thể. Lý do là bởi trẻ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết dẫn đến dị ứng, mẩn ngứa.
- Do sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây nổi mề đay mẩn ngứa.
- Do thực phẩm: Trẻ 3 tuổi bị nổi mề đay có thể do ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
- Do dùng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau có thể gây tác dụng phụ khiến bé bị nổi mề đay kèm sốt.
- Do cơ địa: Một số trường hợp trẻ có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với phấn hoa hoặc lông động vật,… sẽ gây nổi mẩn đỏ trên da. Nhiều trường hợp bị dị ứng nặng có thể bị phù mạch, khó thở.
- Do nhiễm khuẩn: Trẻ bị viêm gan B, lupus ban đỏ, nhiễm vi khuẩn,… cũng có nguy cơ cao bị nổi mề đay.
- Do côn trùng đốt: Những loại côn trùng như rận, ong,… khi đốt có thể khiến trẻ 2 tuổi bị nổi mề đay. Lý do là bởi nọc độc của chúng có thể gây kích ứng da và làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy
- Do yếu tố di truyền: Trẻ có thể bị nổi mề đay do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Số liệu thống kê đã cho thấy, những trẻ sinh ra trong gia đình có người thân bị mề đay mãn tính thường có nguy có mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị nổi mề đay toàn thân như tác nhân vật lý, bẩm sinh, nhiễm giun sán,… Bên cạnh đó, có khoảng 50% trẻ bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân theo số liệu của ngành y tế thống kê lại. Những trường hợp này được gọi là bệnh mày đay vô căn.
Trẻ bị nổi mề đay có gây nguy hiểm gì không?
Bé 4 tuổi bị nổi mề đay cấp tính ít ảnh hưởng đến sức khỏe và không để lại sẹo nhưng trẻ sẽ có những triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn,… Những trường hợp trẻ bị nổi mề đay mãn tính không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Cụ thể như:
- Có khoảng 40% trường hợp trẻ có dấu hiệu phù mao mạch khi bị nổi mề đay mãn tính.
- Những vùng da mỏng, nhạy cảm của bé như môi, mí mắt sẽ có dấu hiệu bị phù.
- Việc hô hấp trở nên khó khó khăn hơn do bị rối loạn nhịp thở.
- Trẻ bị nổi mề đay và sốt có thể bị nhiễm trùng da, bội nhiễm.
- Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, còi xương, chậm phát triển hơn những bạn cùng trang lứa.
Vì vậy để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng nguy hiểm trên, cha mẹ cần chủ động quan sát và giải quyết bệnh cho trẻ ngay từ khi mới khởi phát.
NHẬN TƯ VẤN 1:1 TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
Cách giải quyết nổi mề đay cho trẻ nhỏ
Các triệu chứng trẻ bị nổi mề đay có thể khiến phụ huynh nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác từ đó tạo ra tâm lý chủ quan cho bố mẹ. Nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường hãy di chuyển ngay đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và tìm ra phương pháp xử lý, hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Giải quyết bệnh mày đay cho trẻ bằng thuốc Tây
Thuốc Tây trị mề đay có tác dụng cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh nhưng lại có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho trẻ 1 tuổi bị nổi mề đay uống.
Tùy theo độ tuổi, cân nặng, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với bé. Một số loại thuốc thường được dùng cho trẻ nhỏ khi bị nổi mề đay có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc corticoid dùng trong trường hợp trẻ bị bệnh mề đay vừa và nặng. Loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn do hoạt lực mạnh, có thể gây tác dụng phụ.
- Nhóm thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh cơn ngứa, ngăn chặn quá trình sản sinh histamin trong cơ thể.
- Thuốc bôi ngoài da như clamine hay menthol 1% kiểm soát nhanh triệu chứng do nổi mề đay gây nên.
- Những trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể được cân nhắc dùng thuốc corticoid dạng tiêm.
Mẹo xử lý mề đay cho trẻ nhỏ tại nhà
Các bậc phụ huynh có thể dùng mẹo dân gian để kiểm soát triệu chứng bệnh cho con ngay tại nhà. Mẹo dân gian an toàn với da nhưng dược tính không cao cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài và dùng trong những trường hợp mới khởi phát bệnh.
- Bài thuốc xử lý mề đay từ lá khế: Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá khế rửa sạch, ngâm nước muối rồi nấu cùng nước lọc trong 20 phút cho trẻ tắm. Phần bã có thể vò nát, chà lên người để diệt khuẩn, giảm ngứa nhanh chóng.
- Bài thuốc xử lý mề đay từ nha đam: Mẹ chỉ cần lấy một vài lá nha đam, lọc phần thịt trắng bên trong, thái nhỏ rồi xoa lên vùng da cần được xử lý. Phụ huynh có thể cho vào tủ lạnh 30 phút trước khi dùng. Mẹo này vừa cải thiện được tình trạng mẩn ngứa, vừa làm dịu da nhanh chóng.
Trẻ bị bệnh mày đay nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng tác động một phần không nhỏ đến quá trình xử lý bệnh mề đay cho bé. Phụ huynh nên cho con ăn các loại thực phẩm lành mạnh vừa cải thiện triệu chứng vừa tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại thực phẩm trẻ nên ăn
- Trẻ bị bệnh mề đay nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C như cam, nho, quýt, bưởi,… để chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng. Vitamin C sẽ giúp cơ thể sản sinh ra protein interferon giúp chống lại dị nguyên, điều hòa phản ứng quá mẫn cảm của hệ miễn dịch.
- Bổ sung nhiều rau xanh để cung cấp vitamin C, choline, axit folic,… giúp giải độc, làm sạch đường ruột, cải thiện các vấn đề về da như ngứa ngáy, khô da, nổi mẩn đỏ.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu omega-3 giúp da khỏe mạnh, mềm mịn, ít bị tác động bởi những tác nhân gây hại. Hoạt chất này còn có thể vô hiệu tế bào mast, hạn chế cơ thể sản sinh histamin vào mô và niêm mạc dưới da. Trẻ bị mề đay ăn nhiều thực phẩm có chứa omega-3 giúp kiểm soát tình trạng mày đay hiệu quả.
- Ăn các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như trái cây, các loại hạt, rau xanh,… để làm chậm quá trình lão hóa da, bảo vệ da, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cơ thể. Chất chống oxy hóa còn giúp cải thiện các triệu chứng như nóng rát, phù nề, viêm da do nổi mề đay gây ra.
- Cho trẻ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm làn da, làm giảm viêm đỏ, ngứa ngáy và sưng nóng. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ tăng cường khả năng đào thải độc tố, loại bỏ các dị nguyên.
Những thực phẩm trẻ nên tránh ăn là gì?
- Bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh và snack khi bị mề đay.
- Hạn chế cho trẻ uống sữa có nguồn gốc từ động vật khi đang dùng thuốc xử lý bệnh mề đay.
- Trẻ bị nổi mày đay nên tránh ăn hải sản, thịt bò và gia cầm để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn gây dị ứng.
- Tránh cho trẻ ăn mặn vì có thể làm hỏng vị giác và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận.
Phòng bệnh nổi mề đay cho trẻ
Ngoài các thông tin về cách xử lý, chế độ dinh trường cho trẻ khi bị mề đay, phụ huynh cần bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây bệnh bằng các biện pháp như sau:
- Tắm rửa cho trẻ thường xuyên, vệ sinh đúng cách và tránh dùng xà phòng có tính tẩy rửa cao khi bé đang bị mày đay.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với gió lớn, đóng cửa sổ, hạn chế cho bé ra ngoài khi không thực sự cần thiết.
- Trẻ đang bị mày đay không nên nằm gió điều hòa trong thời gian dài.
- Phụ huynh cần để ý, kiểm soát việc trẻ cào gãi lên vết thương có thể gây xước da, tạo thành vết thương hở.
- Nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế mặc quần áo có nhiều họa tiết hoặc làm từ chất liệu dễ gây kích ứng.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Nếu gia đình có người mắc bệnh mề đay cần theo dõi và thăm khám sức khỏe của trẻ thường xuyên.
Trẻ bị nổi mề đay có những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này. Phụ huynh cần chú ý, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con trẻ.
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay
Cháu tui bị mề đay mà nó gãi quá trời, giờ da phồng rộp, dùng thuốc Tiêu ban hoàn Bì thang da dẻ nó co mịn lại dk không?
đợt con e dùng thì thấy hết thucos da dẻ bình thường, cũng ko bị cộm hay sần sùi gì
Hic, mề đay mà nghe như viêm da thế. tưởng hết mề đay da nó tự hết nổi chứ bác
Sau sinh e bị mề đay lên rất nhiều, giờ bé được 3 tháng rưỡi mẹ vẫn còn bị mè đay. dùng Tiêu ban hoàn bì thang liệu dk không?
Sau sinh theo tôi thì ko nên dùng, dù gì con bú mẹ mình uống thuốc có kháng sinh ko tốt
Tiêu ban hoàn bì thang là thuốc nam mà, nên me uống bé ti ko vấn đề gì hết đâu bạn. họ còn kê them thuốc lợi sữa đó
bài này có giải thích bạn nạ, mẹ bầu sau sinh dnfg dk
Chào bạn Tuyết T,
Cảm ơn bạn đa quan tâm tới bài thuốc Tiêu Ban Hòan Bì Thang của trung tâm. Bài thuốc Tiêu Ban Hòan Bì Thang được bào chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên lành tính nên mẹ bầu hoặc phụ nữ sau sinh có thể dùng được bạn nhé. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần có sự tham vấn và kiểm tra của bác sĩ chuyên khoa bạn nhé.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage nhé.
Thông tin đến bạn!