Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn thì phát huy hiệu quả tốt nhất
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênUống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn hẳn là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Việc uống thuốc đúng cách, đúng thời điểm là một trong những điều rất quan trọng. Bài viết sau sẽ giúp bệnh nhân biết được nên uống thuốc đau dạ dày trước hay sau khi ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn là tốt nhất?
Việc sử dụng thuốc trị đau dạ dày nói riêng và thuốc trị bệnh nói chung đúng thời khắc, đúng liều lượng sẽ giúp người bệnh đạt được kết quả điều trị nhanh chóng, khắc phục các triệu chứng và hạn chế phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.
Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn tốt hơn là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, loại thuốc được chỉ định sử dụng mà bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết tới hoạt động ăn uống của người bệnh. Do vậy có những loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Tùy theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc theo từng mốc thời gian cụ thể.
Tóm lại việc uống thuốc dạ dày khi nào là tốt nhất phụ thuộc vào từng loại thuốc và từng trường hợp bệnh lý khác nhau. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho từng bệnh nhân nên các bạn có thể yên tâm hơn khi sử dụng thuốc.
Thuốc dạ dày nào nên uống trước và sau khi ăn?
Dùng thuốc Tây chữa bệnh đau dạ dày là một trong những cách phổ biến hiện nay. Ngoài việc uống đúng thuốc đúng bệnh thì cách uống như thế nào cũng rất quan trọng. Đặc biệt là vấn đề uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn.
Theo các chuyên gia, thời điểm uống thuốc quyết định rất nhiều đến công dụng mà thuốc mang lại. Việc nên uống thuốc đau dạ dày trước hay sau bữa ăn còn phù thuộc vào loại thuốc mà bạn sử dụng. Bệnh nhân cần căn cứ vào đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ để dùng được đúng nhất.
Các loại thuốc đau dạ dày uống trước khi ăn
Không ít loại thuốc chữa đau dạ dày được dùng trước khi ăn. Có thể kể đến một vài nhóm phổ biến thường được chỉ định hiện nay như:
- Amoxicillin: Thuộc nhóm thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm phế quản, viêm xoang… Thường loại thuốc này sẽ được chỉ định uống trước bữa ăn, khi bụng đói.
- Clarithromycin: Biệt dược được dùng để trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, trong đó có đau dạ dày. Thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên nén, thuốc bột. Bệnh nhân có thể uống thuốc Clarithromycin trước bữa ăn.
- Erythromycin: Cũng thuộc nhóm thuốc kháng sinh, có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Chúng thường được chỉ định uống khi bụng đói để trị viêm phế quản, viêm ruột…
Uống thuốc đau dạ dày sau khi ăn
Bên cạnh các loại thuốc uống trước bữa ăn thì còn nhiều loại cần uống sau bữa ăn.
- Phosphalugel: Hay còn được gọi là thuốc chữ P. Không ít người thắc mắc về việc thuốc dạ dày chữ P uống trước hay sau ăn. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm kháng axit nên theo hướng dẫn bệnh nhân nên uống sau khi ăn.
- Thuốc kháng histamin H1: Có thể kể đến một vài những cái tên như Pyrilamine, Tripelennamine… Chúng thường được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, trị dị ứng, giúp an thần… Thường các bệnh nhân nên uống thuốc này sau bữa ăn.
- Cyclizine: Loại biệt dược có thể giảm triệu chứng buồn nôn. chóng mặt, giảm đau bụng… Bệnh nhân sẽ được khuyên dùng cyclizine sau khi ăn no.
- Varogel: Thường được chỉ định trong điều trị đau dạ dày với công dụng giảm viêm loét niêm mạc, giảm tiết dịch axit, chữa trào ngược dạ dày. Thuốc Varogel để phát huy hiệu quả nên uống sau bữa ăn khoảng từ 20 đến 30 phút.
- Misoprostol: Thuốc trị bệnh tiêu hóa có tác dụng giảm tiết dịch axit, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, chống viêm. Bệnh nhân có thể uống thuốc này sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Thuốc giảm đau: Chẳng hạn như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… cũng thuộc nhóm thuốc uống sau khi ăn.
Như vậy có thể thấy bệnh nhân uống thuốc dạ dày uống trước hay sau khi ăn phụ thuộc nhiều vào loại thuốc. Vì vậy đừng nên áp đặt một cách dùng lên tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng.
Cách xử lý nhanh các cơn đau dạ dày khi uống thuốc
Trong nhiều trường hợp, người bệnh sau khi uống thuốc sẽ xuất hiện cảm giác đau dạ dày. Để xử lý nhanh các cơn đau này ngay tại nhà, chúng ta có thể tăng lượng lợi khuẩn trong cơ thể để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn bằng các phương pháp sau đây:
- Ăn sữa chua: Đây là nguồn bổ sung lợi khuẩn và probiotics cực dồi dào. Với những người bị đau dạ dày, nguồn lợi khuẩn có thể bị suy yếu, hao hụt, do đó chúng ta cần bổ sung thêm 1 – 2 cốc sữa chua mỗi ngày. Lưu ý là nên ưu tiên cho các loại sữa chua trắng hoặc sữa chua uống để cung cấp được nhiều lợi khuẩn nhất.
- Tỏi: Là nguyên liệu giàu prebiotic – hoạt chất có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho các probiotic, giúp lợi khuẩn trong dạ dày tăng lên đáng kể sau khi người bệnh dùng các loại kháng sinh và giảm đau.
- Nước súp gà: Là nguồn bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và dạ dày khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh và giảm đau.
- Chườm nóng bụng: Giúp vùng bụng và dạ dày được thả lỏng, thư giãn và làm dịu các cơn đau do tổn thương dạ dày gây ra.
- Uống trà hoa cúc La Mã: Đây là loại thảo mộc tốt cho việc giải tỏa tâm lý, thư giãn, xoa dịu các cơn đau bụng, nóng bụng, cảm giác cồn cào do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh gây ra.
- Uống nước cơm: Giúp làm dịu các cơn đau dạ dày sau khi uống thuốc, ngoài ra còn tạo ra một lớp mỏng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Uống trà gừng nóng: Giúp điều trị các cơn đau và cơ thể được thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra còn xoa dịu các cơn đau dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, ợ hơi cực kỳ hiệu quả.
Những lưu ý với bệnh nhân đau dạ dày
Căn cứ theo mức độ, triệu chứng bệnh, thể trạng cũng như khả năng đáp ứng điều trị mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các bệnh nhân sử dụng các loại thuốc dạ dày phù hợp. Cụ thể:
- Với trường hợp bị đau dạ dày nhẹ đến trung bình, các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc có tác dụng kháng acid dạ dày, giảm cơn đau nhanh như: Thuốc Maalox, Stomafar,…
- Ở những người bị đau nặng nề hơn, thường sẽ được chỉ định các loại thuốc giúp kiểm soát, ức chế hoạt động tiết acid dạ dày như: Thuốc kháng thụ thể H2 (Cimetidin, Ranitidin, Famotidin), thuốc ức chế bơm proton (Lansoprazol, Pantoprazol, Omeprazol),…
- Trường hợp đau dạ dày khởi phát do viêm loét, liệu trình điều trị cần kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 tháng và tùy theo mức độ tổn thương dạ dày của từng người.
- Người bệnh bị đau dạ dày dương tính với vi trùng Helicobacter pylori sẽ được tiến hành điều trị theo phác đồ riêng. Lúc này các loại thuốc được kê thường là kháng sinh amoxicillin, metronidazol, tetracyclin, clarithromycin,… Thông thường phác đồ điều trị, tiêu trừ vi trùng HP cần phối hợp 3 loại thuốc, trong đó gồm có 2 loại kháng sinh.
- Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính nên hạn chế sử dụng thuốc Tây trong một thời gian dài vì rất dễ gây ra một số biến chứng không mong muốn. Bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc Đông Y để điều trị.
Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng, thời gian sử dụng. Bạn cùng nên phối hợp để thiết lập một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Trong quá trình thăm khám, sử dụng thuốc điều trị bạn nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh, những đơn thuốc đã từng sử dụng trước đó. Việc này sẽ giúp bác sĩ có thể lựa chọn loại thuốc, liều lượng sử dụng phù hợp, mang lại kết quả điều trị tốt hơn. Khi sử dụng thuốc, người dùng cần theo dõi, thông báo những phản ứng của cơ thể để bác sĩ có những điều chỉnh phù hợp.
Ngoài việc biết được thuốc dạ dày uống trước khi ăn hay sau khi ăn thì còn nhiều điều khác mà bệnh nhân cần lưu ý. Không chỉ uống thuốc mà chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cũng cần phải khoa học để hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn.
- Bệnh nhân đừng nên tùy tiện mua thuốc Tây về dùng vì sẽ không đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến phản tác dụng gây hại cho sức khỏe.
- Khi nhận đơn thuốc nên hỏi kỹ bác sĩ về việc thuốc đau bao tử uống trước khi ăn hay sau khi ăn để đảm bảo dùng đúng nhất.
- Trong quá trình dùng thuốc cần hạn chế ăn uống thực phẩm có vị chua, uống rượu bia, nước ngọt, cà phê…
- Dùng thuốc trị đau dạ dày phải theo đúng liều lượng được kể. Tuyệt đối tránh việc vì đau quá không chịu được mà tự ý tăng liều lượng.
- Ngoài uống thuốc, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như ăn nhiều rau xanh, cá hồi, sữa chua, trứng… Cũng nên lưu ý chế biến món ăn thanh đạm, không nên quá cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần ăn uống khoa học, đảm bảo ăn đúng bữa, đúng giờ. Điều này cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian uống thuốc và hiệu quả chữa bệnh.
- Trong quá trình uống thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì nên báo ngay với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em sức đề kháng yếu… cần đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc trị bệnh đau dạ dày.
- Tránh uống thuốc dạ dày với sữa tươi, do lượng canxi có trong sữa sẽ làm giảm tác dụng của nhóm kháng sinh, quá trình điều trị sẽ gặp khó khăn hơn. Thời điểm tốt nhất để uống sữa tươi là sau khi uống thuốc dạ dày khoảng 3 – 4 giờ.
- Tránh sử dụng thuốc dạ dày với nước chè, bởi hợp chất tanin trong nước chè sẽ phản ứng với thuốc gây phát sinh tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh. Tốt nhất, người bệnh chỉ nên sử dụng nước lọc để uống nhằm đảm bảo hiệu suất cao của các hoạt chất có trong thuốc cũng như tránh tác dụng phụ.
- Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên lưu tâm ghi nhớ thời gian uống thuốc, tránh bỏ liều và uống bù vào lần kế tiếp. Điều này sẽ khiến lượng thuốc sử dụng tăng lên dẫn tới nồng độ thuốc trong máu tăng, dạ dày và thể chất tổng thể bị ảnh hưởng.
Trên đây là một vài thông tin về vấn đề uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn. Tóm lại thời gian uống thuốc không thể gom chung lại để nói vì còn phụ thuộc vào loại thuốc. Bệnh nhân tốt nhất là uống thuốc theo chỉ định từ phía bác sĩ để điều trị đau dạ dày được hiệu quả nhất.
Giờ không đến khám trực tiếp được mà muốn mua Nhất nam bình vị khang thì có được ko? Dịch này đi lại khó khăn quá
Thuốc để uống sau ăn mà tớ lỡ uống nhầm trước ăn thì có sao ko, e vừa mới uống nhầm lúc nãy rồi. Có ai bị nhầm như e chưa
Có ai sinh xong mới bị đau dạ dày như em không? Thêm cái stress nhiều nên bệnh cứ càng ngày càng nặng, bụng cứ đau quặn hết cả lên. Em đang không biết là nên dùng thuốc nào, uống thuốc sau ăn hay trước ăn
Ngày xưa mình uống nhiều thuốc tây mà không hết hẳn, thỉnh thoảng lại đau lại, sau mới biết nhất nam bình vị khang, uống hết liệu trình bác sĩ kê là khỏi luôn từ bấy tới giờ. Vậy nên nếu thuốc tây không khỏi mọi người dùng thuốc đông y ấy chứ đừng hy vọng mỗi thuốc tây
Tui đang được kê Thuốc kháng histamin H1 Pyrilamine mà bác sĩ bảo uống ngắn ngày thôi, chứ không uống dài ngày dễ có tác dụng phụ. Mà thuốc của Nhất nam y viện uống lâu thế có sao không
Thuốc dạ dày của bên nhất nam này tốt thật ko? Phải uống bao lâu mới khỏi, tôi cũng uống các loại thuốc rồi đấy chứ mà nói thật chả thấy ăn thua gì hết cả, tôi bị trào ngược dạ dày mấy năm nay rồi ý
Nhất nam bình vị khang này uống như thế nào, uống trước ăn hay là sau ăn. Đọc nhiều loại quá không hiểu lắm
Em bị dạ dày 2 năm nay, cũng thử điều trị rồi mà không khỏi dứt được, giờ muốn chuyển qua Nhất Nam Bình vị khang uống thì phải mua thuốc ở đâu?
Có ai ở đây thích được khám với bác sĩ Vân Anh của Nhất nam y viện như em không ạ? Bác sĩ khám cẩn thận mà chu đáo thật
Thuốc dạ dày của tui bác sĩ dặn uống trước khi ăn, lúc bụng đói cho hiệu quả, là cái Amoxicillin đó, xưa cứ nghĩ thuốc kháng sinh là để uống sau ăn cho khỏe người, nhưng không ngờ thuốc này phải uống trước, ban đầu còn cứ quên