Bệnh Nhân Có Vết Thương Hở Ăn Gà Được Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng, phù hợp để bồi bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi liệu vết thương hở ăn gà được không? Hãy cùng tìm hiểu xem việc ăn gà có gây ảnh hưởng đến vết thương hay không? Nếu ăn được thì sau bao lâu mới nên sử dụng trong bài viết dưới đây.
Bệnh nhân có vết thương hở ăn gà được không? Bao lâu thì ăn được?
Vết thương hở nói chung là một loại vết thương làm da bị tổn thương và mở ra, làm lộ ra các lớp dưới da. Vết thương hở có thể xuất hiện ở mọi kích thước, từ nhỏ đến lớn. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như bị ngã hoặc va chạm mạnh. Vết thương hở thường gây ra sự đau đớn, chảy máu và có thể dễ bị nhiễm trùng.
Theo quan niệm dân gian, khi một người có vết thương hở trên da thì không nên ăn thịt gà vì loại thực phẩm này có thể khiến vết thương khó liền. Vậy thực hư ra sao?
Trên thực tế, vết thương hở ăn gà được không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Nếu vết thương chỉ là một vết cắt nhỏ, có bầm tím mức độ nhẹ, thì có thể ăn thịt gà. Tuy nhiên, nếu vết thương nghiêm trọng hơn, vết rách to hơn và có đi kèm với nhiễm trùng, đang phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, thì cần phải hạn chế ăn thịt gà.
Theo khuyến cáo, tốt nhất thời điểm có thể quay lại ăn thịt gà là khi vết thương hở đã phục hồi và lên da non hoàn toàn. Bởi trong giai đoạn lên da non, vùng cơ thể đó sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nếu bổ sung thêm thịt gà thì sẽ lại làm cho tình trạng ngứa này trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bệnh nhân không chịu được cơn ngứa và gãi, vết thương sẽ lâu lành và có thể hình thành sẹo lồi.
Các loại thực phẩm nên và không nên bổ sung khi có vết thương hở
Khi có vết thương hở, việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một hướng dẫn về các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bạn có vết thương hở:
Thực phẩm nên ăn
Khi vết thương hở trên cơ thể càng nghiêm trọng, cơ thể sẽ càng phải tốn nhiều năng lượng, vitamin, khoáng chất và protein hơn nữa để thúc đẩy quá trình liền vết thương. Cho nên chúng ta cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số loại thực phẩm nên bổ sung phải kể đến là:
- Thực phẩm chứa protein: Thức ăn giàu protein như cá, hạt chia, đậu nành, hạt lanh,… sẽ giúp tăng cường quá trình tái tạo tế bào và lành vết thương. Đồng thời chúng cũng cung cấp axit béo omega-3 giúp giảm viêm hiệu quả.
- Rau xanh tươi: Việc bổ sung rau xanh là điều không thể thiếu, bởi trong rau chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
- Hoa quả tươi: Chẳng hạn như cam, ổi, quýt, dâu tây, mâm xôi,… chứa nhiều vitamin C, có tác dụng kích thích sản xuất collagen, giúp da lành nhanh chóng và làm đều màu da, giúp ngăn chặn hình thành sẹo.
- Thực phẩm nhiều kẽm: Ví dụ như thịt bò, cá hồi, hạt bí ngô,… Bởi kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các loại sản phẩm khác từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ,… là nguồn cung cấp canxi, protein và vitamin D dồi dào, chúng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và phục hồi cơ bắp.
Thực phẩm cần tránh
Bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng cần phải lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm sau để cho quá trình liền vết thương diễn ra nhanh chóng:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo có thể làm tăng nồng độ đường trong máu, chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Thức ăn chứa nhiều chất béo không lành mạnh, thực phẩm chiên và nướng có thể khiến tổn thương đến các mô tế bào và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, từ đó làm chậm quá trình lành vết thương.
- Thực phẩm có khả năng gây dị ứng: Một số loại thực phẩm có thể khiến cho cơ thể dị ứng như đậu nành, hải sản,… cũng cần hạn chế sử dụng.
- Thực phẩm chứa cafein: Điển hình là các loại thức uống như cà phê, trà,… có thể làm tăng nhịp tim, hạn chế lưu lượng máu tới vết thương và khiến quá trình liền da bị chậm lại.
- Thực phẩm khó tiêu: Thực phẩm khó tiêu phải kể đến là các loại đồ hộp, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các loại rau củ già cứng,… Các loại thực phẩm này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu, viêm nhiễm, ảnh hưởng gián tiếp đến vết thương.
Trên đây, Nhất Nam Y Viện đã giúp độc giả lý giải câu hỏi vết thương hở ăn gà được không. Trong chăm sóc vết thương hở, việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lành vết và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Khi bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mà còn đảm bảo hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- Người Bị Ho Ăn Gà Được Không? Thực Phẩm Nên Ăn
- Bệnh Gút Có Ăn Được Trứng Vịt Lộn Không, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
- Ốc Bươu Vàng Có Ăn Được Không, Chế Biến Sao Cho An Toàn?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!