Viêm Đường Tiết Niệu Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm đường tiết niệu có nguy hiểm không khi mà nó khiến người bệnh bị tiểu buốt, rát, đau ở cơ quan sinh dục, tức bụng dưới? Đây là vấn đề rất nhiều người lưu tâm nhưng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Bài viết sau sẽ làm rõ mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh này và cách điều trị hiệu quả.
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không, câu trả lời là CÓ. Bởi lẽ, đây là căn bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, vi nấm hoặc virus gây nên, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, một số hệ lụy của tình trạng này khiến cho cả nam và nữ gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản và khả năng tình dục. Nếu xảy ra ở phụ nữ mang thai còn ảnh hưởng đến em bé. Hệ lụy sức khỏe do bệnh này mang lại phổ biến là:
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Gây tổn thương thận
Viêm đường tiết niệu gây ra ở bàng quang rất dễ di chuyển lên thận thông qua đường niệu quản. Dẫn đến:
- Sưng phù, viêm nhiễm các tế bào thận, làm chức năng của tế bào thận bị suy giảm. Vì thế, khả năng bài tiết nước tiểu, độc tố bị ảnh hưởng, khiến chất độc, nước thải tích tụ không được đẩy ra ngoài.
- Những độc tố không được đẩy ra ngoài theo thời gian sẽ khiến thận bị xơ hóa, tổn thương. Vì thế, nguy cơ suy thận ngày càng tăng cao và kéo theo bệnh tăng huyết áp.
Bệnh nhiễm trùng tái phát
Viêm nhiễm đường tiểu nếu không điều trị tận gốc từ sớm sẽ dễ chuyển thành mãn tính. Khi đó, người bệnh dễ bị nhiễm trùng, tái phát nhiều lần trong năm, khó điều trị khỏi hẳn.
Tăng nguy cơ gây viêm nhiễm ở nhiều cơ quan khác
Bạn thắc mắc viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Bệnh này nếu không được chữa trị sớm và kịp thời, vi khuẩn ở đường tiết niệu có thể lan sang những cơ quan khác. Cụ thể như sau:
- Ở nam giới có thể dẫn đến viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn.
- Đối với nữ giới, sẽ làm gia tăng viêm tử cung, viêm buồng trứng.
Nam giới có nguy cơ bị hẹp niệu đạo
Nếu viêm đường tiết niệu kéo dài và tái phát thì nguy cơ hẹp niệu đạo ở nam giới sẽ gia tăng. Khi niệu đạo hẹp sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt của người bệnh.
Chất lượng tình dục suy giảm
Đường nước tiểu bị nhiễm trùng sẽ khiến nam giới phải đối mặt với những cơn đau khi cương dương và xuất tinh. Trong khi đó, nữ giới có hiện tượng đau âm đạo và cơn đau chặn bụng.
Điều này, khiến cả hai không còn hứng thú, ham muốn khi quan hệ. Lâu dần sẽ làm chất lượng tình dục suy giảm và cả hai khó có thể thoải mái, thăng hoa khi yêu. Cho nên nếu hỏi viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không thì chắc chắn là có.
Gia tăng biến chứng thai kỳ
Nếu phụ nữ mang thai mà bị viêm đường tiết niệu thì không nên xem nhẹ. Bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng tác động trực tiếp đến thai nhi. Có thể kể đến như:
- Dọa sinh non.
- Bé bị nhẹ cân, kém phát triển khi ra đời.
- Có nguy cơ nhiễm trùng bào thai và ảnh hưởng xấu đến nước ối.
Gây nhiễm trùng huyết
Viêm nhiễm đường tiểu có thể sẽ làm vi khuẩn di chuyển vào máu, dẫn đến toàn thân bị nhiễm trùng với những triệu chứng điển hình như:
- Chóng mặt.
- Ớn lạnh.
- Sốt cao.
- Tăng nhịp tim.
- Hoa mắt…
Những biến chứng do viêm đường tiết niệu này có nguy hiểm không? Có. Vì có thể khiến khu vực thận bị lây nhiễm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Chữa viêm bao lâu?
Viêm niệu đạo sẽ không tự khỏi mà cần có hướng điều trị chuẩn xác, khoa học. Thời gian chữa khỏi bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
- Mức độ bệnh: Với những người mới mắc bệnh và ở mức độ nhẹ, thời gian điều trị sẽ nhanh hơn những người bị nặng, lâu năm. Ngoài ra, mức độ bệnh cũng là yếu tố quyết định đến vấn đề viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không.
- Cơ địa của người bệnh: Nếu những người có cơ địa thích nghi tốt với phương pháp điều trị thì hiệu quả sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, cơ địa của người bệnh cũng giúp bác sĩ dễ dàng lựa chọn giải pháp chữa trị sao cho an toàn mà vẫn đảm bảo thành công.
- Phương pháp điều trị: Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm cũng như hiệu quả nhanh, chậm khác nhau. Vì thế, tùy vào việc lựa chọn cách chữa nào mà hiệu quả mang lại cũng có sự khác biệt.
- Chế độ chăm sóc, sinh hoạt: Một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, khoa học sẽ là giải pháp hỗ trợ quá trình trị bệnh nhanh, hiệu quả hơn. Từ đó, rút ngắn thời gian điều trị.
Cách điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả nhanh, an toàn
Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không đã được khẳng định bên trên. Căn cứ vào từng mức độ bệnh mà chúng ta sẽ có giải pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Nếu phát hiện sớm viêm đường tiết niệu và đang ở mức nhẹ, bạn có thể sử dụng một trong các mẹo dân gian sau để điều trị.
- Bài thuốc từ lá trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, bạn có thể nấu nước là trà xanh để uống mỗi ngày nhằm cải thiện triệu chứng của viêm đường tiết niệu.
- Sử dụng rau mùi tây: Thành phần của rau mùi tây có chứa Apiozit có tác dụng lợi tiểu. Trong khi đó, khả năng chống viêm nhiễm của loại rau này có được là nhờ axit béo omega 3 và omega 6. Vì thế, bạn có thể dùng rau mùi tây đun sôi kỹ với nước và uống hết trong ngày.
- Dùng tỏi chữa viêm đường tiết niệu: Tỏi có chứa kháng sinh allicin, tinh dầu glycogen, fitonxit nên có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và chống viêm tốt. Do đó, bạn có thể ăn trực tiếp 3 – 4 tép tỏi mỗi ngày nhằm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu.
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không nếu điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc Tây là lựa chọn phổ biến trong điều trị viêm đường tiết niệu. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh nhằm ức chế, diệt vi khuẩn gây hại. Như là:
- Trimethoprim: Đây là thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn. Đồng thời, ngăn ngừa và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Thuốc Cefalexin: Tác dụng chính là cải thiện và điều trị những triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra với cơ chế ngăn chặn sự phát triển của các khuẩn hại.
- Levofloxacin: Thuốc sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển nên giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng khá hữu hiệu cho nhiều bệnh viêm, trong đó có viêm đường tiết niệu.
- Fosfomycin: Thuốc có tác dụng ức chế và chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn, giúp điều trị nhiễm trùng ở viêm bàng quang, đường tiểu…
Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh ngừa tái phát?
Như đã nói ở trên, viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa. Để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Việc điều trị bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những mẹo dân gian nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo đúng liều lượng và an toàn.
- Thăm khám bệnh theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để xác định hiệu quả của phương pháp đang điều trị. Từ đó, bác sĩ sẽ có điều chỉnh kịp thời nhằm đạt kết quả tốt hơn.
- Chú ý vệ sinh, giữ gìn cơ quan sinh dục đúng cách và an toàn. Đối với nữ giới nên vệ sinh vùng kín từ trước ra sau nhằm tránh để vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo.
- Nên kiêng quan hệ tình dục khi đang trong quá trình điều trị nhằm tránh lây nhiễm cho bạn tình và tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất… Hạn chế các chất kích thích, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, thuốc lá, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng…
- Uống đủ mỗi ngày ít nhất 2 lít nước để làm sạch thận nhằm đào thải các độc tố ra bên ngoài, tránh lây nhiễm ngược.
- Tập luyện thể thao vừa sức và nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
Như vậy, bài trên đây đã giải đáp thắc mắc viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không cũng như những cách điều trị hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp bạn sớm thoát khỏi căn bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!