Người Bị Viêm Xoang Có Nên Đi Bơi Không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBơi lội là môn thể thao tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp để tham gia bộ môn này, nhất là những trường hợp bị bệnh tai mũi họng. Vậy bệnh nhân bị viêm xoang có nên đi bơi không? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây cùng Nhất Nam Y Viện để được giải đáp về vấn đề này.
Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh viêm xoang
Trước khi giải đáp vấn đề bị viêm xoang có nên đi bơi không, chúng ta cần biết nguyên nhân gây bệnh và những tác động của bệnh tới sức khỏe. Theo đó, hệ thống xoang bao gồm các hốc xoang rỗng chứa đầy khí, nằm trong khu vực xương sọ, mặt. Xung quanh những hốc mũi, các xoang có lỗ thông với nhau để đảm bảo cho quá trình lưu dịch giữa các xoang được thông suốt.
Nếu các lớp niêm mạc hô hấp bên trong xoang cạnh mũi bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới tình trạng sưng tấy, phù nề, tăng tiết dịch và ứ đọng dịch làm tắc hốc xoang. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus trú ngụ, tấn công và tạo ra các tổn thương, dẫn tới viêm xoang.
Tham khảo: Người Bị Viêm Xoang Nên Uống Nước Gì, Không Nên Uống Gì?
Mỗi loại viêm xoang sẽ ứng với một vị trí khác nhau, bao gồm viêm xoang hàm, viêm xoang bướm, viêm xoang trán và viêm xoang sàng. Ngoài gây ảnh hưởng tới hệ thống xoang, viêm xoang còn tác động lên vùng mắt, mũi, não bộ và khu vực hầu họng.
Viêm xoang là bệnh tai mũi họng phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu bùng phát ở những người có sức đề kháng kém, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, rối loạn nội tiết tố hoặc do sinh sống – tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,… Trong trường hợp không được điều trị sớm, chữa dứt điểm rất dễ gây ra các biến chứng ở mắt, não bộ, hệ thần kinh, xương khớp,…
Người bị viêm xoang có nên đi bơi không?
Bơi lội mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều chuyên gia khuyến khích tập luyện. Tuy nhiên, người bị viêm xoang có nên đi bơi không? Theo ghi nhận, phần lớn các bể bơi hiện nay đều không đảm bảo vệ sinh, không có hệ thống lọc nước tuần hoàn. Bên cạnh đó còn sử dụng chất tẩy, diệt khuẩn nên rất dễ gây kích ứng mũi xoang.
Khi bơi lội ở những hồ bơi này có thể khiến mầm bệnh xâm nhập vào tai mũi họng và khiến tình trạng xoang tái phát. Từ đó làm trầm trọng hơn các triệu chứng do niêm mạc xoang bị ứ đọng dịch nhầy gây tắc lỗ thông thoáng, đường thở không thể hoạt động bình thường.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường nước và cơ thể cũng có thể khiến niêm mạc mũi xoang bị kích thích gây tăng tiết dịch mũi, tắc nghẽn lỗ thông. Đồng thời làm xuất hiện các triệu chứng như ù tai, nghẹt mũi, mất khứu giác,… Trường hợp để nước ở hồ bơi tràn vào mũi, hốc xoang sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và tăng nguy cơ gặp biến chứng. Chẳng hạn như:
- Cảm thấy người mệt mỏi, khó thở, ăn ngủ kém, giọng nói khàn, thở khò khè.
- Đau đầu, mờ mắt, sưng nửa mặt, viêm dây thần kinh thị giác.
- Nhiễm trùng xoang có thể kèm theo các triệu chứng như ù tai, suy giảm thính lực, đau nhói tai,…
- Chảy nước mũi, ngứa mũi, cay mũi, đau rát mũi, nghẹt mũi,…
Những bệnh nhân bị viêm xoang cũng khá nhạy cảm với chất khử trùng tại các hồ bơi. Cộng thêm các “chất thải” như nước tiểu, đờm dãi khạc nhổ,… càng khiến tình trạng viêm xoang càng trở nên khó kiểm soát và dễ tái phát hơn. Vì thế, bệnh nhân bị viêm xoang tốt nhất nên hạn chế đi bơi, nhất là tại những hồ bơi không đảm bảo vệ sinh.
Người bị viêm xoang cần lưu ý gì khi đi bơi?
Trong trường hợp bắt buộc phải tham gia hoạt động bơi lội khi bị viêm xoang hoặc muốn bơi lội để cải thiện sức khỏe. Để hạn chế nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị xoang cần lưu ý những điều sau đây:
- Lựa chọn hồ bơi sạch sẽ, ít người, tốt nhất nên sử dụng những hồ bơi có công nghệ làm sạch khử khuẩn bằng muối khoáng.
- Hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như phao bơi, đồ bơi, mũ bơi, kính bơi, khăn lông, sữa tắm, dầu gội, nước muối sinh lý để rửa mũi, mắt trước khi bơi.
- Sau khi bơi xong cần tắm rửa lại ngay với nước ấm, sử dụng một số loại thuốc dạng hít để loại bỏ phân tử clo trên niêm mạc mũi xoang. Đồng thời dùng khăn choàng để giữ ấm cơ thể, nhất là ở vùng ngực, cổ, mũi, hạn chế nguy cơ bị viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh.
- Ưu tiên việc bơi lội tại biển sạch, đảm bảo an toàn thay vì hồ bơi công cộng.
- Khi bơi cố gắng giữ phần đầu trên mặt nước để hạn chế tối đa bị nuốt phải nước trong hồ bơi hoặc để nước tràn vào mũi, họng gây kích ứng.
- Không bơi quá lâu, mỗi lần bơi chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 – 45 phút.
- Hạn chế đi bơi khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là khi trời lạnh vì đây là thời điểm xoang mũi và cơ thể khá nhạy cảm.
- Không bơi liên tục, mỗi tuần chỉ nên duy trì từ 1 – 2 lần để niêm mạc mũi có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.
- Nếu các triệu chứng viêm xoang tăng nặng, tốt nhất không nên đi bơi.
- Trường hợp là trẻ nhỏ, cha mẹ nên đi theo các bé để hỗ trợ bé có thực hiện các biện pháp vệ sinh sau khi bơi đầy đủ.
Viêm xoang có nên đi bơi không đã được chúng tôi giải đáp. Người bị viêm xoang tốt nhất không nên đi bơi hoặc chỉ nên duy trì bộ môn này với tần suất 1 lần/tuần. Việc làm này sẽ góp phần hạn chế nguy cơ tái phát bệnh cũng như giúp bệnh được kiểm soát tốt hơn.
Đọc ngay:
- Viêm Xoang Mũi Không Nên Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?
- Viêm Xoang Có Lây Không? Tư Vấn Chi Tiết Từ Chuyên Gia
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!