Mất ngủ ở tuổi dậy thì do đâu? Có nguy hiểm không và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMất ngủ ở tuổi dậy thì hiện nay đang là một nỗi lo lắng với các bậc phụ huynh khi bệnh lý này đang dần có xu hướng trẻ hóa. Căng thẳng trong học tập, thức khuya, dùng các thiết bị điện tử quá nhiều khiến cho con trẻ trở nên khó đi vào giấc ngủ. Cụ thể những nguyên nhân đó là gì và hướng cải thiện bệnh ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh.
Giấc ngủ từ xưa đến nay luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, cuộc sống cũng như sự phát triển của con người. Chúng ta thường được khuyến cáo nên ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng/ ngày để đảm bảo cơ thể được hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Nếu như trước đây, tình trạng mất ngủ chỉ xảy ra ở đối tượng người già, phụ nữ tiền mãn kinh hay người có sức khỏe yếu thì giờ đây hiện tượng này xảy ra với cả người trẻ tuổi. Đặc biệt là ở những bé đang trong độ tuổi dậy thì, mất ngủ đang có xu hướng gia tăng nhanh.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể đang ăn tốt, ngủ tốt và cơ thể phát triển nhanh chóng ở mức tối ưu, tuy nhiên không phải em nào cũng có được điều đó. Một số nghiên cứu gần đây đã ghi nhận được con số đáng kinh ngạc, có đến hơn 20 trẻ em nói rằng chúng không thể có một giấc ngủ ngon và thường mất ngủ vào ban đêm.
Cụ thể, nguyên nhân khiến khó ngủ ở tuổi dậy thì được liệt kê như sau:
- Áp lực, căng thẳng trong học tập: Việc học tập luôn là vấn đề khiến cho trẻ trong độ tuổi dậy thì thường xuyên phải đau đầu lo lắng. Ngoài việc học trên trường, các em phải tham gia thêm những lớp học phụ đạo bên ngoài và lớp năng khiếu. Rất nhiều em chia sẻ thường bị khó ngủ, trằn trọc và thậm chí là mất ngủ vào đêm.
- Ngủ quá nhiều vào ban ngày: Thói quen sinh hoạt và ngủ không khoa học dễ khiến cho các em ngủ nhiều vào thời điểm ban ngày (buổi trưa). Điều này dẫn đến buổi tối bạn không có cảm giác buồn ngủ và thường thức quá giấc gây khó ngủ về sau.
- Thay đổi hormone trong giai đoạn phát triển: Ở tuổi dậy thì, hormone thay đổi khiến cho cả cơ thể và tâm sinh lý của bạn bị rối loạn. Chúng không chỉ khiến cho tính cách của bạn khác lạ mà còn dễ gây nên tâm lý căng thẳng. Điều này được coi là một trong số những nguyên nhân chính gây nên mất ngủ ở tuổi dậy thì.
- Dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Hiện nay các thiết bị hiện đại Ipad, điện thoại, laptop,… được các em dùng nhiều vào buổi tối nhất là trước lúc đi ngủ. Những tia sóng phát ra từ thiết bị có thể gây ảnh hưởng đến mắt, thần kinh và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ngay sau đó được.
- Học khuya: Khối lượng bài tập cần làm mỗi ngày khá lớn khiến con trẻ hay phải thức muộn để hoàn thành. Đầu óc căng thẳng tập trung vào bài vở làm cho các em khó thư giãn tinh thần sau đó. Nhiều em còn thường xuyên dùng chất kích thích như cà phê, trà để duy trì sự tỉnh táo khi học. Điều này khiến cho cơ thể bị rối loạn về giờ giấc, từ đó gây khó ngủ ở tuổi dậy thì.
- Thói quen ăn uống khuya: Ăn muộn vào buổi tối, ăn đồ ăn khó tiêu, uống nước ngọt có gas, ăn đồ ngọt nhiều,… đều là nguyên nhân có thể gây mất ngủ. Chúng làm cho hệ tiêu hóa vốn cần nghỉ ngơi giờ đây phải hoạt động hết công suất, đi kèm với đó là cảm giác ấm ách, đầy bụng khiến bé ngủ không an giấc.
- Mất ngủ do bệnh lý: Bên cạnh những nguyên nhân thường thấy trên, có rất nhiều người ở độ tuổi dậy thì thường bị mất ngủ kéo dài do yếu tố bệnh lý. Những bệnh có thể khiến bạn mất ngủ như suy nhược thần kinh, bệnh hô hấp, trầm cảm hay viêm da ngứa ngáy.
Xem thêm: các nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi
Triệu chứng nhận biết mất ngủ ở tuổi dậy thì
Biểu hiện của việc khó ngủ, mất ngủ ở tuổi dậy thì thể hiện ở những dấu hiệu phổ biến và cụ thể như sau:
- Cơ thể trằn trọc và không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm.
- Ngủ không ngon và sâu giấc, bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại.
- Thời gian ngủ được rất ít, thường tỉnh dậy vào đêm về sáng sớm.
- Cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, lờ đờ vào mỗi sáng thức dậy.
- Buồn ngủ cả ngày và khó tập trung vào công việc.
Chứng bệnh mất ngủ ở tuổi dậy thì sau nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn là mất ngủ cấp tính và mất ngủ kinh niên.
Mất ngủ cấp tính
Bệnh mất ngủ mới chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, với những triệu chứng không trầm trọng. Ở giai đoạn này, bệnh dễ dàng để điều trị và thường không tái phát lại nếu bạn sinh hoạt hợp lý.
Đây là hiện tượng xảy ra rất khách quan do yếu tố khác tác động nhất thời. Cụ thể như là tâm lý căng thẳng trước khi thi, gặp chuyện bất ngờ, thay đổi địa điểm sống hoặc có sự xáo trộn trong gia đình.
Sau đó sẽ bình ổn trở lại, triệu chứng mất ngủ sẽ gần như không còn nữa. Lúc này, người lớn chỉ cần tạo dựng lại đồng hồ sinh hoạt cho trẻ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và giữ tinh thần thoải mái cho trẻ.
Mất ngủ mãn tính (kinh niên)
Nếu người trẻ trong độ tuổi dậy thì có tần suất bị mất ngủ lớn hơn 3 đêm trong 1 tuần và lặp lại trong vòng 3 tháng trở lên thì được coi là dạng mất ngủ mãn tính. Khi đó, mất ngủ ở trẻ là một bệnh lý khá nghiêm trọng, cần được can thiệp điều trị sớm nếu muốn khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tác hại của việc mất ngủ tuổi dậy thì và khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Tình trạng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì không hề tốt, nếu nó kéo dài không dứt hoàn toàn có thể gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe như:
- Suy giảm trí nhớ trầm trọng, kém tập trung trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng thiếu ngủ khiến bạn bị ngủ gật trong giờ học và ảnh hưởng đến việc học hành của bạn.
- Mệt mỏi, uể oải và lờ đờ là biểu hiện dễ thấy mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy thiếu linh hoạt và lười nhác khi phải tham gia các hoạt động tập thể, không muốn vui đùa hay giao tiếp với mọi người.
- Cơ thể bị rối loạn về cân nặng, hormone và gia tăng nguy cơ bị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tâm lý, béo phì,…
- Da trở nên xấu đi, kém sắc, thâm sạm và rất dễ nổi mụn nám,…
- Suy nhược hệ thần kinh, thể lực kém, khả năng đề kháng và miễn dịch không ổn định và dễ mắc bệnh hơn.
Trong tình huống trẻ ở tuổi dậy thì bị mất ngủ trong thời gian dài và khó có thể cải thiện được thì cần được đi khám để tham vấn bác sĩ. Chuyên gia sẽ khám lâm sàng kết hợp với một số kiểm tra cần thiết để đưa ra hướng điều trị đúng phác đồ, tránh mất ngủ kéo dài.
Nếu người bệnh bị mất ngủ nhiều ngày có kèm theo hiện tượng như da nhợt nhạt, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tinh thần giảm sút, mất tập trung. Bạn cần thăm khám ngay bởi đây rất có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đang bị suy nhược thần kinh, trầm cảm hay vấn đề nguy hiểm khác.
Cách điều trị chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì
Tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì khiến cho rất nhiều bạn trẻ lo lắng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để khắc phục sớm tình trạng này, người bệnh cần tham khảo các biện pháp điều trị bệnh dưới đây
Cải thiện chứng mất ngủ với Tây y
Để giúp bạn cải thiện được tình trạng mất ngủ một cách nhanh chóng, Tây y chú trọng sử dụng những loại thuốc ngủ có liều nhẹ, thuốc an thần. Tùy theo thể trạng mỗi người cũng như mức độ mất ngủ ra sao, chuyên gia sẽ kê lượng vừa phải để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Một số nhóm thuốc ngủ được dùng phổ biến như là:
- Thuốc kháng histamin
- Nhóm Phenobarbital
- Nhóm Diphenhydramin…
Việc sử dụng thuốc an thần cho tác dụng tức thời nhưng cũng khá nguy hiểm nếu tự ý sử dụng. Nếu bạn không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây phụ thuộc vào thuốc để có thể ngủ đều lại.
Ngoài ra, việc dùng thuốc Tây y để trị mất ngủ trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ. Cụ thể như là sự giảm sút trí nhớ, mức độ tập trung, dễ ngủ gật vào ban ngày,… Bởi vậy, phụ huynh cần hết sức chú ý khi lựa chọn phương án điều trị này cho con mình.
Mẹo dân gian cải thiện chứng mất ngủ an toàn
Trẻ ở tuổi dậy thì bị mất ngủ hầu hết là do thói quen sinh hoạt sai cách hoặc căng thẳng quá mức và không kéo dài quá lâu. Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp dân gian giúp dưỡng tâm, an thần và dễ ngủ. Một số thảo dược tự nhiên được dùng để cải thiện mất ngủ như sau:
- Nụ tam thất: Nụ của cây tam thất mang đi phơi khô, sau đó sao vàng rồi hạ thổ. Bảo quản trong túi kín và dùng hãm hàng ngày như một loại trà bình thường. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng khoảng 3 – 5 nụ tam thất để pha trà uống, dùng khoảng 1 – 2 lần trong ngày.
- Tâm sen: Tâm sen có vị đắng, thơm và có tác dụng an thần rất tốt. Người ta sử dụng khoảng 10gr tâm sen khô để sao vàng lên rồi dùng hãm uống hàng ngày. Khi sử dụng trà tâm sen, có thể kết hợp thêm những món ăn dinh dưỡng nấu từ ngó sen, hạt sen để gia tăng hiệu quả trị bệnh.
- Cúc la mã: Thêm một loại thảo dược điều trị hiệu quả chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì rất an toàn chính là trà hoa cúc. Tốt nhất là loại cúc la mã, phơi khô rồi dùng để hãm với nước sôi trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày bạn uống vào 2 lần sáng và chiều tối, có thể thêm mật ong hay đường phèn để dễ uống hơn.
Điều trị bằng Đông y
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, chữa mất ngủ bằng Đông y cũng được coi là một giải pháp hoàn hảo giúp cải thiện bệnh từ gốc tới ngọn. Bài thuốc Đông y sử dụng các dược liệu hoàn toàn tự nhiên kết hợp với nhau, giúp bài trừ căn nguyên gây bệnh, đồng thời định tâm và an thần nhanh chóng.
- Bài thuốc cải thiện suy nhược: Bao gồm các vị dược liệu như đương quy, cam thảo, sài hồ, phục linh, bạch truật, xuyên khung,… Sắc kết hợp theo đơn của thầy thuốc, chia thuốc sắc thành 3 lần uống trong ngày.
- Phương thuốc trị tâm tỳ hư: Chuẩn bị những thảo dược như nhân sâm, phục linh, xương bồ, viễn chí,… sắc theo hướng dẫn về liều lượng. Uống 3 lần đều đặn trong ngày vào buổi sáng – trưa – tối.
- Bài thuốc kiện toàn tiêu hóa, cải thiện giấc ngủ: Chuẩn bị quất hồng bì, bạch chỉ, bán hạ, cam thảo đất, trúc như, phục linh sắc theo đơn, ngày uống làm 3 lần.
- Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang – Nhất Nam Y Viện: Cải thiện các triệu chứng mất ngủ kéo dài, cơ thể suy nhược do thiếu ngủ, đầu óc mộng mị và ngủ không sâu giấc,… Thuốc sử dụng các vị dược liệu: Táo nhân, thiên môn, bành vôi, bạch truật, phục thần,.. Thuốc có thể uống sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Phương pháp Đông y điều trị bệnh đều sử dụng những thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính với người sử dụng. Bạn không cần quá lo lắng đến vấn đề thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu kiên trì điều trị chứng mất ngủ khỏi theo biện pháp Đông y, khả năng tái phát bệnh là rất khó.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho người ở tuổi dậy thì
Để phòng ngừa chứng bệnh mất ngủ ở tuổi dậy thì một cách hiệu quả nhất, người bệnh không thể bỏ qua những lưu ý sau đây:
- Tập thói quen đi ngủ sớm và thức giấc vào giờ cố định trong ngày để quen với đồng hồ sinh học của cơ thể.
- Không nên ngủ trong ngày quá nhiều, đặc biệt là vào buổi trưa bạn chỉ nên ngủ từ 30 – 60 phút là đủ.
- Luôn tránh cảm giác lo lắng, tâm trạng hồi hộp và căng thẳng trong suối 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ để tránh gây suy nhược thần kinh.
- Tập thể dục thể thao đều đặn đặc biệt là vào buổi sáng và tối để tinh thần và cơ thể được thư giãn.
- Giữ cho không gian phòng ngủ luôn thoáng sạch, rộng rãi và hạn chế ánh sáng cũng như tiếng ồn.
- Tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, ipad trước khi đi ngủ từ 30 – 60 phút để dễ ngủ hơn.
- Bạn có thể chuẩn bị những bản nhạc nhẹ nhàng để nghe trước khi đi ngủ hoặc có một máy xông tinh dầu trong phòng để tinh thần thư giãn hơn.
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho đề kháng. Ngoài ra bạn không nên ăn đồ khó tiêu, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, nước có ga trước khi đi ngủ để tránh dạ dày phải làm việc quá nhiều.
Bệnh lý mất ngủ ở tuổi dậy thì nhìn chung không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và bạn có thể tự khắc phục được. Hãy luyện tập thói quen sinh hoạt khoa học, tránh xa căng thẳng và những tật xấu hiện nay. Tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn rất nhiều, đảm bảo sức khỏe ổn định để phát triển tốt nhất trong giai đoạn dậy thì.
Tham khảo thêm
- Trị mất ngủ ban đêm bằng cách gì
- Khó ngủ nên ăn gì uống gì
Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!