Nội soi bàng quang là gì? Đối tượng và quy trình thực hiện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNội soi bàng quang là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân đang gặp phải ở đường tiết niệu. Từ đó, hỗ trợ trong việc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đây là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được phổ biến rộng rãi ở nhiều phòng khám và bệnh viện hiện nay.
Nội soi bàng quang là gì? Phân loại
Nội soi bàng quang là một thủ thuật mà bác sĩ sẽ đưa một ống soi có gắn đầu camera vào phía dưới đường niệu đạo và bàng quang thông qua ngã ba niệu đạo. Mọi hình ảnh nhìn thấy sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính để bác sĩ xác định chính xác tình trạng sức khỏe, các vấn đề về bàng quang và đường niệu đạo của bệnh nhân.
Ống nội soi này có nhiều tác dụng dụng phụ khác như có thể đưa thiết bị sinh thiết vào lấy dịch kiểm tra hoặc cắt bỏ những mô nhỏ đang phát triển. Nhờ đó, bệnh nhân không cần phải thực hiện những phẫu thuật lớn khác.
Thời gian để bác sĩ thực hiện thủ thuật này nhanh chậm tùy vào từng tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. Với những trường hợp nhẹ, thăm khám thông thường, thời gian chỉ mất 10 – 15 phút.
Còn với những trường hợp nặng hơn, đã có bệnh nền, kiểm tra xuất hiện biến chứng hay không,… sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thường là sẽ trên 40 phút để có thể kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.
Khác với việc nội soi dạ dày hay thực quản sẽ được gây mê cơ thể thì nội soi bàng quang chỉ được gây tê tại chỗ bằng gel gây tê. Nhờ đó sẽ hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải cũng như nhanh chóng được ra viện khi thực hiện xong mà không cần nằm lại để kiểm tra.
Nội soi bàng quang phân loại hai kiểu, cụ thể như sau:
- Nội soi bàng quang bằng ống mềm: Đó là một ống nhỏ mềm, độ dày chỉ như một đầu bút chì, mềm và uốn cong đi nhiều vị trí khác nhau, tạo điều kiện cho bác sĩ có thể quan sát được một khoảng rộng. Đồng thời nội soi bằng ống mềm sẽ giúp người bệnh đỡ đau hơn, không bị hạn chế tư thế khi soi, đặc biệt rất phù hợp cho những người có cấu tạo niệu đạo khác với người bình thường như cổ bàng quang cao, thùy tuyến tiền liệt lớn,…
- Nội soi bàng quang bằng ống cứng: Đó là một ống nhỏ, cứng, bên trong ống có rất nhiều thấu kính để quan sát được bên trong niệu đạo rộng và bao quát hơn. Ưu điểm của phương pháp này chính là cho phép bác sĩ đưa thêm một số những dụng cụ đa dạng khác để chẩn đoán chính xác hơn thông qua lòng kênh rộng hơn so với ống nội soi mềm.
Và tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân, những chẩn đoán lâm sàng trước đó, mà bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức nội soi bàng quang phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Nội soi bàng quang có nguy hiểm không?
Vậy nội soi có đau không? Có nguy hiểm không thường là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi thực hiện phương pháp này. Nội soi bàng quang không nguy hiểm, bởi đây là thủ thuật thăm khám bình thường để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mà người khám đang gặp phải.
Đồng thời người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ ở niệu đạo để đưa ống soi, không gây mê toàn thân như phương pháp nội soi ở thực quản hay dạ dày. Do đó, sẽ ít có ảnh hưởng hơn cũng như sẽ không thấy cảm thấy quá đau. Khi hết thuốc tê chỉ thấy hơi nhức nhẹ do có sự thâm nhập của dị vật vào trong cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi nội soi khoảng 24h tiếp theo người bệnh vẫn sẽ nhận thấy một số những tác dụng phụ nhất định. Đó là cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu, tiểu nhiều lần hơn và mỗi lần rất ít lẫn một vài vệt màu hồng. Một vài trường hợp nặng hơn sẽ bị nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian ngắn, sốt nhẹ.
Nếu trong trường hợp bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật xuất hiện nhiều biến chứng khác như đau đớn ở vùng niệu đạo, chảy máu nghiêm trọng từ 1 – 2 ngày,… Họ cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nội soi được chỉ định khi nào?
Vậy nội soi được chỉ định thực hiện khi nào? Đó là khi qua những chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc một số những bệnh lý sau, nội soi bàng quang để tìm ra nguyên nhân bất thường gây:
Nội soi điều trị bệnh lý ở cơ quan lân cận
Hội chứng rối loạn đường tiểu dưới: Đó là những bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu khó, tiểu rắt, bàng quang, viêm bàng quang kẽ, hẹp cổ bàng quang, niệu đạo,….
- Tiểu ra máu: Tiểu máu đại thể, tiểu máu tái phát nhiều lần,….sẽ được chỉ định nội soi bàng quang và sinh thiết.
- Khối u ác tính: Nội soi bàng quang giúp khảo sát sự xâm lấn và chèn ép của các khối u ra các cơ quan và vị trí khác ở đường tiết niệu. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ đưa thêm dụng cụ qua ống nội soi để lấy được mẫu mô sinh thiết. Đồng thời phương pháp này còn được dùng để điều trị u bàng quang thể giai đoạn sớm.
- Hỗ trợ cho công việc chụp niệu quản bể thận: Khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang vào hai bên niệu quản nối với bể thận. Hình ảnh thu được sẽ chẩn đoán được căn nguyên và vị trí chính xác những vấn đề của thận, bàng quang, niệu đạo.
- Lấy nước tiểu niệu quản: Trong vài trường hợp bệnh nhân sẽ không lấy nước tiểu được ra ở niệu đạo mà sẽ dùng biện pháp nội soi và hút lấy nước tiểu trực tiếp ở bàng quang. Mục đích của việc này chính là tìm ra nguyên nhân của bệnh xuất tinh ra máu, vô tinh, lao niệu – sinh dục, rò bàng quang, âm đạo, hẹp niệu đạo, niệu đạo đôi,….
Nội soi điều trị bệnh lý trực tiếp tại bàng quang
- Nội soi bàng quang được ứng dụng để lấy viên sỏi ở niệu quản, sỏi trôi xuống bàng quang,… khi người bệnh mắc bệnh sỏi thận.
- Cắt polyp hoặc khối u nhỏ ở bàng quang đủ để ống và dụng cụ phẫu thuật có thể lấy và hút ra được.
- Đặt ống thông tiểu: Lúc này để đặt được ống thông tại niệu quản để lưu thông nước tiểu cho người bệnh phải dựa vào phương pháp nội soi.
- Điều trị viêm u tuyến tiền liệt: Nội soi bàng quang sẽ giúp bác sĩ cắt những khối u ở tuyến tiền liệt thành nhiều mẩu nhỏ khác nhau và đưa ra ngoài nhờ máy hút hoặc bằng các phương pháp khác.
Nội soi bàng quang cũng không được áp dụng cho một số đối tượng. Có thể sự xâm lấn ống nội soi có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
- Người bị viêm niệu đạo cấp
- Người bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính
- Viêm tinh hoàn, mào tinh cấp.
- Người bị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu và gặp biến chứng.
- Rối loạn đông máu.
Quy trình nội soi bàng quang
Quy trình nội soi bàng quang như thế nào. Cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây:
Chuẩn bị
Để thực hiện một ca nội soi bàng quang thành công và mang lại kết quả tốt, cả bệnh nhân và bác sĩ đều cần có sự chuẩn bị nhất định.
- Bệnh nhân không ăn hay uống bất kỳ thực phẩm gì bắt đầu từ tối của ngày hôm trước khoảng 8h tối trở lại. Mục đích để cơ thể được tiêu hóa hết và thanh lọc toàn bộ, không còn gì trong dạ dày hay bàng quang để việc nội soi cho kết quả tốt nhất.
- Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để uống trước khi thực hiện thủ thuật.
- Bệnh nhân sẽ được chỉ định lấy mẫu nước tiểu trước khi nội soi để đối chiếu.
- Nếu bệnh nhân đang sử dụng một trong những loại thuốc sau đây cần báo cho bác sĩ để kiểm tra thành phần và có hướng giải quyết tốt nhất. Thuốc Ibuprofen, Warfarin hay aspirin.
Thực hiện
- Bệnh nhân sẽ chuyển sang mặc đồ bệnh nhân để thoải mái nhất. Vệ sinh sạch sẽ khu vực niệu đạo và những vùng xung quanh.
- Bác sĩ sẽ tiến hành bôi gel gây tê ở khu vực niệu đạo để bạn mất cảm giác và không còn thấy đau khi thực hiện thủ thuật này cũng như giúp ống nội soi đi vào ống niệu đạo được dễ dàng hơn.
- Khi gel gây tê bắt đầu có tác dụng bác sĩ bắt đầu đẩy ống nội soi vào trong niệu đạo, thẳng hướng vị trí của bàng quang. Nước vô trùng được bơm vào qua các kênh của ống nội soi giúp người thực hiện dễ dàng quan sát bàng quang, những biến chứng, nguy hiểm đang xảy ra ở cơ quan này.
- Nếu bác sĩ chỉ thăm khám kiểm tra bàng quang bình thường thì thủ thuật này chỉ diễn ra khoảng 10 phút, nhưng trong trường hợp cần lấy mô sinh thiết để kiểm tra thì sẽ lâu hơn.
- Ngay sau khi thực hiện xong, ống nội soi được nhẹ nhàng kéo ra ngoài. Bệnh nhân sẽ nhận được kết quả ngay sau đó, trừ trường hợp cần xét nghiệm thì kết quả sẽ được gửi đến bạn vài ngày sau đó.
Sau khi thực hiện thủ thuật
Sau quá trình thực hiện thủ thuật, bệnh nhân có thể được về luôn trong ngày. Thời gian để trở lại bình thường chỉ khoảng 4 – 6 giờ đồng hồ tiếp theo. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ theo một số những lưu ý để tránh xảy ra biến chứng:
- Cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước để kích đi tiểu nhiều hơn.
- Không uống rượu bia cũng không lái xe mà nên để người người khác đưa đi.
- Bệnh nhân cũng không nên làm việc nặng từ 1 – 2 ngày sau nội soi bàng quang. Với những bệnh nhân nội soi để lấy mẫu sinh thiết còn cần nghỉ ngơi từ 1 – 2 tuần để niệu đạo được ổn định và hoạt động bình thường trở lại.
- Tránh quan hệ tình dục sau khi nội soi bàng quang. Có thể hỏi bác sĩ về vấn đề này.
Nội soi bàng quang giá bao nhiêu? Ở đâu tại Hà Nội, TP HCM
Nội soi bàng quang ở đâu uy tín chất lượng và giá bao nhiêu? Đây đều là những vấn đề được mọi người quan tâm khi thực hiện thủ thuật này. Trên thực tế, giá nội soi bàng quang của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Địa chỉ thực hiện, có BHYT hay BHXH không, nội soi thông thường hay kết hợp lấy mẫu sinh thiết,….
Tùy từng đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có mức giá nội soi khác nhau. Nhìn chung, chi phí mổ nội soi bàng quang sẽ giao động khoảng 1 – 5 triệu đồng.
Hầu hết tất cả các bệnh viện tại hà Nội, TP. HCM và bệnh viện tỉnh của các tỉnh thành trên toàn quốc đều sẽ thực hiện thủ thuật này cũng như thăm khám chung về đường tiết niệu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đến những địa chỉ lớn, uy tín để nội soi.
Vì tại đây chất lượng máy móc, trang thiết bị hiện đại cũng như hệ thống đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giúp cho việc chẩn đoán được chính xác nhất.
- Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Hữu Nghị: Số 1 Trần Khánh Dư, hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Việt Đức: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Xanh Pôn: Số 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội.
- Bệnh viện K: Số 43, Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh Viện Đại Học Y Dược: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM.
- Bệnh Viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM.
- Bệnh Viện Từ Dũ: Số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP. HCM.
- Bệnh Viện Nhiệt Đới: Số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM.
- Bệnh viện Thống Nhất: 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP. HCM
Trên đây là một số thông tin về thủ thuật nội soi bàng quang được áp dụng phổ biến hiện nay trong quá trình thăm khám và điều trị các bệnh về đường tiết niệu. Hy vọng, với những điều này giúp bạn hiểu hơn cũng như biết những vấn đề mình cần chuẩn bị trước khi thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!