5 Loại Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến Nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính do sự tấn công của vi khuẩn. Căn cứ vào tình trạng của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp và hướng dẫn thời gian sử dụng tương ứng. Để hiểu rõ hơn về nhóm thuốc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện.

Kháng sinh chữa viêm tiền liệt tuyến được chỉ định khi nào?

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm nhiễm tại tuyến tiền liệt – một tuyến sinh dục nam do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn gây ra. Tuy chưa đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh, hiếm muộn,…

Trong trường hợp tổn thương do vi khuẩn gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt nhằm ngăn chặn nhiễm trùng. Tuỳ thuộc vào mức độ viêm, cơ địa mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định sử dụng kháng sinh đường tiêm hoặc đường uống, điều trị nội trú hay ngoại trú. Tuy nhiên, thời gian sử dụng tối đa là 14 ngày hoặc 3 tuần nếu thực sự cần thiết.

Top 5 thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt phổ biến

Sau khi kết luận tình trạng viêm nhiễm tuyến tiền liệt ở mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh đặc hiệu, kết hợp với một số loại thuốc khác nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dưới đây là top 5 thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến tiền liệt thường được kê đơn:

Thuốc kháng sinh Trimethoprim

Trimethoprim thuốc kháng sinh được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzym dihydrofolate – reductase trong vi khuẩn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 100mg, 200mg và dạng tiêm 20mg/ml.

Liều dùng, cách dùng: Liều dùng kháng sinh chữa viêm tiền liệt tuyến Trimethoprim được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là liều lượng, cách dùng khuyến nghị:

  • Người lớn: Dùng 10mg mỗi giờ hoặc 200mg mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày. 
  • Trẻ em: Uống 5mg/kg mỗi 12 giờ, dùng tối đa trong 10 ngày.

Tác dụng phụ, chống chỉ định:

  • Tác dụng phụ: Phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, khó thở, đau bụng, nôn nhẹ, tiêu chảy, ngứa nhẹ, phát ban.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, thiếu máu nguyên hồng cầu hoặc quá mẫn cảm với Trimethoprim.
khang sinh dieu tri viem tuyen tien liet
Trimethoprim chỉ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

Thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn Clarithromycin 500mg

Clarithromycin là kháng sinh bán tổng hợp thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn cao, đặc trị nhiều chủng vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí nên Clarithromycin luôn được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim 500mg.

Liều dùng, cách dùng: Kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt Clarithromycin chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi, liều dùng với từng đối tượng như sau:

  • Người lớn, trẻ em > 12 tuổi: 250mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày liên tiếp. Nếu viêm nhiễm nặng có thể uống 500mg/lần, ngày dùng 2 lần trong 14 ngày.
  • Trẻ em (6 tháng – dưới 12 tuổi): 7,5mg/kg sau mỗi 12 giờ.

Tác dụng phụ, chống chỉ định:

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng, nhức đầu, rối loạn vị giác.
  • Chống chỉ định: Không dùng chung với Terfenadin, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, nhịp chậm, thiếu máu cơ tim cục bộ, mất cân bằng điện giải không sử dụng.
khang sinh dieu tri viem tuyen tien liet
Clarithromycin 500mg cho hiệu quả kháng khuẩn, diệt vi khuẩn cao

Levofloxacin ức chế vi khuẩn, cải thiện viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt nên uống thuốc gì? Cho hiệu quả cao trong ức chế hoạt động của vi khuẩn, Levofloxacin giúp cải thiện hiệu quả bệnh viêm tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các bệnh nhân bị viêm bể thận, viêm xoang cấp, viêm mũi họng… cũng thường được chỉ định loại thuốc này.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim 500mg.

Liều dùng, cách dùng

  • Viêm nhiễm không biến chứng: Uống 250 mg 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
  • Viêm nhiễm có biến chứng: Uống 250mg x 1 lần/ngày, trong 10 ngày.

Tác dụng phụ, chống chỉ định:

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, căng thẳng, lo lắng, hạ huyết áp, đau khớp, khô miệng…
  • Chống chỉ định: Người quá mẫn với Levofloxacin, bệnh nhân động kinh, thiếu hụt G6PD hoặc có tiền sử bệnh gần cơ. Trẻ em dưới 16 tuổi, người đang mang thai và cho con bú cũng không nên dùng thuốc.
khang sinh dieu tri viem tuyen tien liet
Thuốc được dùng cho người trên 16 tuổi

Thuốc kháng sinh Sulfamethoxazole trị viêm tiền liệt tuyến

Thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến tiền liệt Sulfamethoxazole cho hiệu quả cao trong ức chế các loại vi khuẩn như Proteus mirabilis, Staphylococcus, E. coli, Salmonella… Sulfamethoxazole thường được chỉ định đi kèm với Trimethoprim theo tỉ lệ 5:1 để nâng cao hiệu quả kiềm khuẩn.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 400mg, hỗn dịch 40mg và dung dịch tiêm 10ml, 30ml.

Liều dùng, cách dùng: Thuốc được dùng theo đường tiêm hoặc đường uống (tương ứng với từng dạng thức), liều lượng thuốc tiêm và thuốc uống là như nhau.

  • Người lớn: Dùng 800mg Sulfamethoxazole kết hợp 160mg Trimethoprim, 2 liều cách nhau 12 giờ, trong 10 ngày.
  • Trẻ em: 8mg Trimethoprim/kg kết hợp 40mg Sulfamethoxazol/kg, chia làm 2 lần dùng cách nhau 12 giờ, trong 10 ngày.

Tác dụng phụ, chống chỉ định:

  • Tác dụng phụ: Sốt, buồn nôn, viêm lưỡi, ngoại ban, vàng da, ù tai,…
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân suy thận nặng, người được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu acid folic, đối tượng mẫn cảm với Sulfamid hoặc với Trimethoprim và trẻ dưới 2 tháng tuổi.
khang sinh dieu tri viem tuyen tien liet
Sulfamethoxazole là kháng sinh chữa viêm tiền liệt tuyến thông dụng

Kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt nặng Ciprofloxacin

Trong trường hợp nam giới bị viêm tiền liệt tuyến nặng sẽ được chỉ định dùng trực tiếp Ciprofloxacin. Đây là kháng sinh có tác dụng mạnh, hoạt động trên cơ chế làm giảm khả năng sinh sản của vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của chúng.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén với hàm lượng từ 100mg – 750mg.

Liều dùng, cách dùng: 500mg/lần x 2 lần/ngày, uống sau bữa ăn 2 giờ, dùng duy trì trong 1 – 2 tuần.

Tác dụng phụ, chống chỉ định:

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau nhức toàn thân, sốt, nhịp tim nhanh, kích động…
  • Chống chỉ định: Người có tiền sử quá mẫn với Ciprofloxacin và một số thuốc tương tự như acid nalidixic, thuốc thuộc nhóm Quinolon. Đối tượng mang thai, cho con bú không sử dụng.

Lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt

Việc sử dụng kháng sinh được ví như “con dao 2 lưỡi” đối với sức khỏe. Do vậy, khi được chỉ định thuốc kháng sinh chữa viêm tuyến tiền liệt, nam giới cần hết sức thận trọng. Dưới đây là một số khuyến cáo từ bác sĩ đầu ngành:

  • Luôn dùng theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý ngưng sử dụng khi cảm thấy tình trạng bệnh tốt hơn sau vài ngày. Bởi điều này sẽ khiến bệnh kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát mạnh, nguy hại hơn là cơ thể nhờn thuốc, kháng thuốc.
  • Để tránh bị làm giảm tác dụng sinh học của thuốc, người bệnh nên uống kháng sinh chữa viêm tuyến tiền liệt 2 giờ sau ăn.
  • Luôn theo dõi cơ thể, phát hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau đầu, phát ban,… để kịp thời xử lý.
  • Trong thời gian điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng kháng sinh nên tránh sử dụng rượu bia, đồ cay nóng vì chúng gây kích ứng bàng quang khiến viêm nhiễm trầm trọng hơn. Đồng thời nên tắm bằng nước ấm, tránh gây áp lực cho tuyến tiền liệt, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày…
  • Khi sử dụng kháng sinh trị viêm tuyến tiền liệt nam giới nên hạn chế thực phẩm chua, thức ăn có nhiều vitamin C vì chúng làm giảm tác dụng của thuốc.

Kháng sinh điều trị viêm tuyến tiền liệt là nhóm thuốc kê đơn và chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà. Đồng thời, khi dùng thuốc nam giới nên chủ động theo dõi sức khoẻ, nếu nhận thấy bất thường phát sinh cần báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Liệu có xuất hiện tình trạng viêm tuyến tiền liệt ở nữ hay không? Điều này được giải thích như thế nào và cách phòng ngừa bệnh ra sao? Đây đều là những vấn đề…

Xem chi tiết

Viêm tuyến tiền liệt hiện nay là một trong những bệnh lý hàng đầu thường gặp ở nam giới. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất…

Xem chi tiết

Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến là cách duy nhất để bệnh nhân biết mình có mắc bệnh hay không. Dưới đây là một số thông tin về chỉ số liên quan…

Xem chi tiết

Viêm tiền liệt tuyến là một trong những bệnh nam khoa gặp ở nam giới, có xu hướng ngày càng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây. Khi có dấu hiệu của bệnh cần…

Xem chi tiết

Bạn đang thắc mắc viêm tuyến tiền liệt có chữa được không, thời gian điều trị là bao lâu? Vấn đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây…

Xem chi tiết

Viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ đang là vấn đề sức khỏe đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của nam giới. Tuy nhiên, vẫn không ít người vì…

Xem chi tiết

Sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý phát triển, một trong số đó là căn bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới. Căn bệnh gây nhiều khó…

Xem chi tiết

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý ở nam giới cần được chữa trị một cách triệt để và tích cực để tránh những biến chứng, rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, chi phí…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *