Ho Kéo Dài

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ho nhiều kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm. Việc nắm rõ những kiến thức về bệnh sẽ giúp chúng ta điều trị bệnh dễ dàng hơn. Bạn đọc có thể tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị ho kéo dài hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Ho kéo dài có nguyên nhân do đâu?

Ho vốn là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích từ môi trường. Đây là cơ chế tự bảo vệ của phổi nhằm chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.Tuy vậy, tình trạng ho kéo dài, ho lâu ngày không hết có thể do các bệnh lý phức tạp và cần sớm được điều trị. Ho lâu ngày không khỏi có thể do các nguyên nhân như:

  • Thuốc lá: Khói thuốc khiến hệ hô hấp bị tổn thương dẫn đến tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần. Người hút thuốc hay thường xuyên hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh tương đương nhau.
  • Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản: Acid, thức ăn ở dạ dày bị trào ngược và đọng lại ở cổ họng gây kích thích niêm mạc dẫn đến tình trạng ho. Bệnh thường kéo dài dai dẳng và bùng phát nhiều vào ban đêm.
  • Viêm mũi, viêm xoang: Viêm mũi, viêm xoang kéo dài khiến cho dịch viêm chảy xuống họng gây ho
  • Do các bệnh về đường hô hấp mãn tính: Viêm amidan mãn tính, viêm phế quản mãn tính… gây cho người bệnh tình trạng ho kéo dài, có đờm, khó chịu…
  • Dị ứng: Ho dị ứng kéo dài là do cơ thể tiếp xúc nhiều với các chất độc hại, các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, lông động vật, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài…
  • Nhiễm khuẩn: Ho kéo dài có thể do tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở đường hô hấp
ho keo dai
Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản gây ho

Ho kéo dài không khỏi có nguy hiểm không?

Ho kéo dài khiến cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở đi kèm triệu chứng đau rát họng, thậm chí ho ra máu, ợ chua, hôi miệng…Không những vậy, bị ho lâu ngày không khỏi còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Ung thư phổi: 65% người bị ung thư phổi có dấu hiệu ho kéo dài. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư phổi thường ho ra dịch nhầy có màu hồng hoặc đỏ nâu kèm tình trạng đau tức ngực, nuốt khó,..
  • Ho gà: Ho dai dẳng và lâu không khỏi khiến người bệnh đuối sức, suy nhược cơ thể.
  • Viêm phổi:  Viêm phổi là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh khiến trẻ ho kéo dài về đêm, ho có đờm xanh, lẫn máu cùng triệu chứng sốt cao, đau tức ngực…
  • Bệnh lao: Lao phổi ở giai đoạn khởi phát có biểu hiện ho kéo dài ra máu, khó thở, sụt cân, suy nhược cơ thể…
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh thường xảy ra ở người hút thuốc lá. Bệnh nhân thường ho nhiều, ho thường vào buổi sáng…

Có thể nói ho kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người bệnh. Do vậy, bạn nên sớm đi kiểm tra và có phương pháp chữa bệnh phù hợp tránh các biến chứng nguy hiểm.

ho keo dai
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi

Các cách điều trị ho lâu dài kéo dài hiệu quả

Khi bệnh ho mới khởi phát, người bệnh nên sớm có biện pháp điều trị nhằm tránh tình trạng kéo dài dai dẳng. Người bệnh có thể tự đẩy lùi các cơn ho tại nhà bằng mẹo dân gian hoặc nhờ đến sự can thiệp của y học.

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà

Mẹo dân gian thường dùng những nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện và lành tính. Bạn có thể tham khảo một số công thức cải thiện tình trạng ho dưới đây:

  • Dùng tỏi nướng: Bạn dùng 2-3 tép tỏi đem đi nướng đến khi cháy xém vỏ. Phần ruột tỏi được dùng để ăn trực tiếp. Thực hiện cách này hàng ngày, bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
  • Lê hấp đường phèn: Bạn dùng 1 quả lê khoét bỏ ruột và hạt để cho đường phèn vào giữa. Lê được chưng cách thủy trong 30 phút. Mỗi ngày người bệnh ăn 1 quả lê hấp đường phèn sẽ thấy cổ họng dịu đi, giảm nhanh các cơn ho.
  • Mật ong: Mỗi ngày bạn uống 2 cốc nước ấm pha với 2 thìa mật ong mỗi sáng và tối. Mật ong giúp kháng viêm, làm dịu niêm mạc họng và ngăn chặn ho kéo dài.

Mẹo dân gian chữa ho tại nhà nhằm ngăn cho bệnh chuyển biến nặng và biến chứng thành các bệnh mãn tính kéo dài. Nếu người bệnh thấy sức khỏe không được cải thiện và có dấu hiệu bất thường, cần đi khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

ho keo dai
Lê hấp đường phèn trị ho

Điều trị bằng y học hiện đại

Y học hiện đại sẽ điều trị ho kéo dài dựa trên nguyên nhân bệnh. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số thuốc như:

  • Viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng: Dùng natriclorua 0,9% hoặc vesim xịt rửa mũi ngày 2-4 lần, sau đó dùng budesonide xịt với liều 1-2 xịt/1 bên mũi và thực hiện 2 lần/ngày.
  • Trào ngược dạ dày: Dùng thuốc Omeprazol liều lượng 20mg/ngày, Esomeprazol với liều 40mg/ngày; điều trị liên tục trong 10 ngày.
  • Ho do các bệnh về hô hấp: Thuốc kháng viêm   Ibuprofen, diclophenac,…; thuốc ho  Ambroxol, Acetylcystein, Bromhexin…; thuốc long đờm Natri benzoate, Guaifenesin,…; một số loại kháng sinh…

BẠN ĐỌC CÓ THỂ QUAN TÂM:

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, y học hiện đại có thể sử dụng các thiết bị y tế để can thiệp điều trị ho. Theo đó, người bị ho lâu ngày còn được điều trị bằng các cách sau:

  • Máy hút đờm: Làm sạch chất nhầy ứ đọng trong họng, khoang mũi. Dịch đờm được loại bỏ nhờ đó hạn chế được các vi khuẩn gây viêm.
  • Máy khí dung: Thiết bị dùng để đưa thuốc vào cơ thể bằng sương mù nhằm nâng giúp thuốc hấp thụ và mang lại hiệu quả nhanh hơn.
ho keo dai
Máy khí dung giúp thuốc hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn

Những điều người bệnh cần lưu ý khi bị ho kéo dài

Bệnh ho kéo dài sẽ được đẩy lùi nhanh chóng hơn nếu người bệnh kết hợp việc điều trị cùng chế độ sinh hoạt khoa học. Một số lưu ý cho người bệnh khi điều trị gồm:

  • Bạn có thể dùng máy giữ ẩm không khí để cấp ẩm, tránh các bệnh về đường hô hấp trong đó có ho
  • Người bệnh nên tránh xa những tác nhân gây kích thích đường thở như khói bụi, khói thuốc, lông động vật, phấn hoa…
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe giúp bạn kịp thời phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng.
  • Việc điều trị bằng các loại thuốc cần dựa trên chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc dẫn đến việc dùng sai liều lượng gây phản tác dụng
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tránh xa những thực phẩm gây ho, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Thường xuyên vận động nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái thư giãn sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Ho kéo dài sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hợp lý.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *