Các phương pháp mổ phì đại tiền liệt tuyến hiện nay
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMổ phì đại tiền liệt tuyến có nhiều kĩ thuật khác nhau, bao gồm: Mổ mở bóc bướu, cắt nội soi, cắt laser, nhiệt liệu pháp…. Dựa trên tình trạng bệnh và mức độ biến chứng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Dưới đây là thông tin về các phương pháp phổ biến hiện nay.
Mổ phì đại tiền liệt tuyến là gì? Khi nào cần thực hiện?
Mổ phì đại tiền liệt tuyến là thực hiện các can thiệp ngoại khoa lên tuyến tiền liệt và tổ chức mô mềm xung quanh, nhằm hạn chế các biến chứng và điều trị cấp tính cho bệnh nhân.
Mổ phì đại tiền liệt tuyến nên được thực hiện theo đúng thao tác và quy trình chuẩn mà bộ y tế ban hành. Đặc biệt, cần chỉ định dùng thêm các điều trị nội khoa khi cần thiết và sau phẫu thuật.
Hầu hết các kỹ thuật này được thực hiện khi kích thích tuyến tiền liệt vượt mức bình thường (>30g) và có các triệu chứng của suy giảm chức năng như:
- Đau mỏi lưng hông, có kèm sốt cao và tức ở bụng dưới.
- Tiểu dắt, tiểu đêm, tiểu không kiểm soát.
- Tia nước tiểu yếu và có màu thất thường (đỏ).
- Cảm giác đau khi tiểu.
- Có tổn thương viêm và tiểu ra mủ.
- Gây tình trạng khó ngủ ban đêm và suy nhược sức khỏe toàn thân.
Trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội khoa không hiệu quả/ít hiệu quả hoặc có biến chứng đi kèm thì cần có can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên cũng nên quan sát tình trạng sức khỏe, tránh gây quá sức hoặc nguy hiểm cho bệnh nhân.
Các biện pháp mổ phì đại tiền liệt tuyến lấn sâu
Các biện pháp mổ phì đại tiền liệt tuyến lấn sâu thường được chỉ định bao gồm.
Dẫn lưu nước tiểu tạm thời
Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng suy thận, biểu hiện: Không tiểu được (cấp tính và mãn tính), nhiễm khuẩn tiết niệu. Đây là biện pháp dẫn lưu ban đầu, giúp thông đường tiểu và tránh nhiễm độc amoniac trong điều trị.
Thực hiện:
- Sử dụng ống dẫn lưu được tiệt trùng sẵn (kích thước theo chỉ định), đưa sâu vào bàng quang qua đường niệu đạo – sinh dục.
- Sử dụng lực hút từ bên ngoài kéo nước tiểu theo đường dẫn lưu đi ra.
- Biện pháp này có ưu điểm là kỹ thuật khá đơn giản và thực hiện nhanh chóng giải quyết được triệu chứng. Bên cạnh đó còn ít gây đau và khó chịu cho bệnh nhân.
Trong trường hợp người bệnh có tổn thương niệu đạo trước đó (viêm tiết niệu sinh dục) thì không dùng biện pháp này được. Trong quá trình thực hiện có thể gây nhiễm khuẩn, chỉ định dùng kháng sinh được dùng kèm trong trường hợp cần thiết.
Mổ phì đại tiền liệt tuyến – Mở bóc bướu
Mổ phì đại tiền liệt tuyến bằng kỹ thuật mổ mở được chỉ định trong trường hợp cắt đốt nội soi không cải thiện tình trạng tắc trong khoảng thời gian 60 phút. Hiện tại mổ mở có nhiều kỹ thuật như: Cắt qua ngã bàng quang theo Freyes, kỹ thuật bổ sung theo Hrynychack và Harris, mổ qua phần sau xương mu theo Millin và ngã hội âm theo Young.
Thực hiện các kĩ thuật này đã có quy trình cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện theo đúng các bước và tiến hành xâm lấn sâu vào tổ chức mô mềm.
Biện pháp này có nguy cơ tử vong và biến chứng cao, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi và mắc các bệnh lý nền khác. Tuy nhiên trong trường hợp không đáp ứng với các kỹ thuật khác, mổ mở vẫn được chỉ định mặc dù nguy hiểm.
Cắt đốt nội soi qua niệu đạo
Đây là phương pháp sử dụng đầu tiên và được xem là cách điều trị ngoại khoa hiệu quả nhất hiện tại. Bệnh nhân chỉ định cắt đốt phì đại bằng nội soi qua niệu đạo khi tiến triển ở giai đoạn 2 và khối lượng dao động từ 60 – 70g.
Quy trình thực hiện như sau:
- Gây mê: Tủy sống, ngoài màng cứng hoặc toàn thân (tùy vào thể trạng và mức độ bệnh).
- Thực hiện đưa ống nội soi qua đường tiết niệu, xác định vị trí tiền liệt tuyến.
- Sử dụng lưỡi dao điện cắt đốt khối u xơ cho đến lớp vỏ thì dừng.
- Thực hiện chống nhiễm trùng hậu phẫu.
Phương pháp này có ưu điểm:
- Không mổ phanh nên có tính thẩm mỹ.
- Bệnh nhân không lo lắng nhiều trước khi phẫu thuật.
- Can thiệp ít nên không gây đau nhiều, nhanh hồi phục và đi tiểu bằng đường tự nhiên.
- Thời gian nằm viện điều trị hậu phẫu ngắn và thường không có biến chứng về sau.
Nhược điểm:
- Có thể gây ra các vết thương trên đường nội soi, bao gồm: Tiền liệt tuyến và niệu đạo.
- Có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát do ảnh hưởng co bóp cơ vòng bàng quang.
- Chảy máu hoặc viêm đường tiết niệu – sinh dục có biến chứng.
Bốc hơi tuyến tiền liệt qua niệu đạo
Phương pháp này được sử dụng từ năm 1994 và được xem là kỹ thuật kinh điển trong mổ phì đại tiền liệt tuyến. Dựa trên năng lượng điện lớn để “cắt nhỏ” các tổ chức mô mềm tại chỗ qua việc bốc hơi nước và tiêu mỡ.
Hiện tại kỹ thuật này vẫn được sử dụng với đối tượng bệnh nhân có khối lượng tiền liệt tuyến dưới 50g và các biến chứng nhẹ.
Quy trình thực hiện bao gồm:
- Sử dụng lưỡi dao có năng lượng điện mạnh, đưa sâu vào tiền liệt tuyến qua đường niệu đạo.
- Nhiệt từ lưỡi dao sẽ làm bốc hơi các mô và lớp mỡ tại chỗ, đồng thời hạn chế chảy máu và tạo lỗ thủng.
Kỹ thuật này có ưu điểm là an toàn và chi phí thấp, cũng như hạn chế được các tổn thương sau khi thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp này lại chỉ thực hiện được với các u bướu nhỏ và có thời gian thực hiện khá dài. Bên cạnh đó còn có khả năng làm ảnh hưởng đến đám rối thần kinh ngay cạnh tiền liệt tuyến khi đốt.
Bốc hơi hoặc cắt đốt qua laser
Cách điều trị này có lịch sử và nguồn gốc lâu đời, được sử dụng ở đối tượng bệnh nhân có trọng lượng tiền liệt tuyến từ 60g trở lên. Quy trình thực hiện như sau:
- Gây tê tại chỗ hoặc toàn thân.
- Sử dụng sợi dẫn năng lượng đưa vào tổ chức u xơ.
- Đốt u xơ bằng năng lượng được bốc hơi từ sợi, với nhiệt độ từ 60 đến hơn 1000, tùy mức độ và chỉ định chỉ bác sĩ tại phòng phẫu thuật.
- Sau khi đốt xong, rút sợ ra và điều trị nội khoa chống nhiễm trùng.
Biện pháp này có ưu điểm là quá trình đốt không gây chảy máu nhiều, sau phẫu thuật bệnh nhân đi tiểu tự nhiên và ít ảnh hưởng đến cơ vòng bàng quang. Tuy nhiên khi sử dụng có thể gây thương tổn tại các mô mềm lân cận và có biến chứng về sau.
Cắt mở nội soi bàng quang – tuyến tiền liệt
Cắt mở nội soi bàng quang – tuyến tiền liệt là kỹ thuật được thực hiện cho bệnh nhân có kích thước u bướu nhỏ <30g. Đây cũng là phương pháp ít gây biến chứng nhất.
Quy trình thực hiện như sau:
- Tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật.
- Dùng dao điện rạch tại vị trí 7h và 5h theo đường nối cổ bàng quang, qua lồi tinh và đến vỏ tiền liệt tuyến.
- Sau đó thực hiện cắt phần u bướu.
Biện pháp này có ưu điểm là khả năng phục hồi nhanh, tỉ lệ phóng tinh ngược rất thấp sau phẫu thuật và ít gây đau đớn. Tuy nhiên chỉ sử dụng được với những đối tượng nam giới ít tuổi và có khối lượng u bướu bé.
Biện pháp mổ phì đại tiền liệt tuyến xâm lấn nông
Biện pháp mổ phì đại tiền liệt tuyến xâm lấn nông được chỉ định trong trường hợp ít biến chứng, bệnh nhân nhiều bệnh lý và sức khỏe không ổn định. Một số kỹ thuật thường dùng được thực hiện như sau.
Nhiệt liệu pháp
Nhiệt liệu pháp có nguyên tắc sử dụng nhiệt trên 45 độ C trong quá trình đông đặc và hoại tử tế bào. Nhìn chung hiệu quả của kỹ thuật này có tốt hơn điều trị nội khoa, tuy nhiên không triệt để được bệnh như các xâm lấn sâu khác.
Dụng cụ đặt niệu đạo
Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp bệnh nên không muốn phẫu thuật hoặc không có khả năng thực hiện (nhiều bệnh lý nặng). Biện pháp có ưu điểm là không cần thực hiện gây mê trước khi đưa dụng cụ vào, cải thiện được một phần triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến. Tuy nhiên biện pháp này có hiệu quả điều trị không cao
Các biến chứng khi thực hiện kỹ thuật này như: Nhiễm trùng, tạo sỏi, đau kéo dài…
Lưu ý sau khi mổ phì đại tiền liệt tuyến
Để giảm nguy cơ biến chứng và tái phát phì đại tiền liệt tuyến sau phẫu thuật, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó cũng nên cải thiện sức khỏe qua các lưu ý dưới đây.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đầy đủ sẽ giúp khả năng phục hồi sau phẫu thuật cao hơn. Bệnh nhân nên căn chỉnh chế độ ăn uống như sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tỉ lệ các nhóm chất glucid:lipid:protid cân đối trong mỗi khẩu phần.
- Nên sử dụng các loại thịt trắng (thịt gà, cá, hải sản) để hạn chế nguy cơ tác động đến hệ xương khớp hoặc làm nặng thêm bệnh.
- Dùng rau xanh theo mùa để hạn chế nhiễm độc các chất sinh học.
- Hoa quả nên được cung cấp như: Cam, quýt, táo…dạng nước ép sẽ tốt cho đường tiết niệu – sinh dục.
- Không nên ăn quá nhiều chất béo, gây thừa cân và ảnh hưởng chuyển hóa trong cơ thể.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như: Thuốc lá, bia rượu, nước chè…
- Uống nước trắng thì 1,5 – 2 lít nước và tránh uống nước vào ban đêm.
Chế độ sinh hoạt
Sinh hoạt hợp lý cũng là cách để tăng cường sức khỏe và khả năng kháng bệnh. Nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh theo chỉ dẫn sau:
- Ngủ đúng giờ.
- Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi phẫu thuật.
- Hạn chế ngồi nhiều hoặc di chuyển quá nhanh.
Vận động
Quá trình vận động sau khi phẫu thuật là điều cần thiết với bệnh nhân, tuy nhiên cần chú ý những điều sau để tránh tái phát bệnh:
- Tham gia các lớp học/câu lạc bộ thể chất để tăng cường khả năng đào thải và chuyển hóa của cơ thể.
- Các bài tập nên ở mức độ từ nhẹ đến vừa để cơ thể dần thích nghi.
- Tránh quá sức khi tập luyện.
- Có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trên đây là thông tin rất chi tiết về các phương pháp mổ phì đại tiền liệt tuyến hiện nay. Bệnh nhân có thể tham khảo kỹ thuật phù hợp và trao đổi với bác sĩ khi muốn thực hiện các biện pháp điều trị ngoại khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!