Tìm hiểu mắc bệnh chàm có lây không? Phương pháp điều trị hợp lý
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênChàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người mắc. Nhiều người luôn thắc mắc bệnh chàm có lây không và điều trị như thế nào tốt nhất. Bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ giải đáp giúp quý bạn đọc những câu hỏi trên.
Tìm hiểu bệnh chàm có lây không?
Chàm (Eczema) rất dễ phát triển thành bệnh mãn tính. Thực tế, bệnh lý này hầu như không nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, việc nổi mụn thường xuyên, ngứa ngáy, da sần sùi và kém mịn màng khiến người bệnh cảm thấy bất tiện, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này, cụ thể như do yếu tố từ môi trường, dị ứng, gen di truyền, thời tiết thay đổi hoặc do hệ miễn dịch bị suy yếu. Thông thường, bệnh nhân mắc những bệnh mãn tính như viêm thận, xơ gan cũng có nguy cơ cao bị chàm da.
Vậy, bị bệnh chàm có lây không? Theo chuyên gia, bác sĩ Lê Phương, bệnh lý này không hề lây nhiễm chéo, tức không thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, trên cùng cơ thể người bệnh, chàm có thể lan sang các vị trí khác.
Thông thường, da bị chàm sẽ có cảm giác ngứa ngáy, tạo cho người bệnh phản xạ gãi ngứa. Hành động này vô tình khiến mụn nước bị vỡ ra và dịch lan sang các vùng da khác trên cơ thể và hình thành nên vùng da nhiễm bệnh mới. Đặc biệt ở trẻ em, việc không kiểm soát được hành động; chưa có ý thức vệ sinh, bảo vệ da; sức đề kháng lại rất yếu nên rất dễ phát sinh thêm những vùng da bị chàm mới. Nếu không được chăm sóc kịp thời, cách xử lý đúng đắn, bệnh chàm da ở trẻ nhỏ rất dễ gây bội nhiễm, lở loét và để lại sẹo lâu dài.
Dù bệnh chàm không thể lây từ người sang người nhưng người bệnh bắt buộc phải xử lý sớm để vết chàm không lan rộng ra. Thêm vào đó, nếu để bệnh càng lâu, việc điều trị sẽ càng gặp khó khăn hơn.
Giải đáp bệnh chàm có chữa được không?
Sự phổ biến của bệnh chàm khiến nhiều bệnh nhân trăn trở bệnh lý này có thể chữa được không. Bác sĩ Phương cho biết, chàm là bệnh lý mãn tính nên khả năng tái phát sau khi khỏi rất cao. Hầu hết người bệnh mắc chàm đều rất chủ quan khi nghĩ đây chỉ là bệnh da liễu thông thường. Chính điều đó khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn, vùng da cũng tổn thương nhiều hơn. Thậm chí, nếu không tuân theo đúng liệu trình điều trị, vùng da có thể gặp hiện tượng bội nhiễm và để lại sẹo lâu dài.
Tuy những triệu chứng khá phức tạp nhưng bệnh lý này vẫn có thể khỏi được nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm, tìm hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, để hạn chế việc bệnh tái phát, người bệnh phải có lối sống khoa học và chăm sóc da đúng cách.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Các phương pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả nhất
Có không ít các biện pháp sử dụng để điều trị bệnh lý này. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và mang lại những hiệu quả điều trị khác nhau cho bệnh nhân. Cùng điểm qua một số cách điều trị bệnh chàm dưới đây.
Điều trị chàm bằng các loại thuốc Tây y
Có thể nói, đây là phương pháp điều trị bệnh chàm được nhiều người áp dụng nhất. Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh chàm giúp làm giảm triệu chứng viêm, cải thiện làn da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.
Tùy thuộc vào thể trạng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ có đơn thuốc và liệu trình điều trị khác nhau.
- Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng da bị bong tróc, chống khô da. Tuy nhiên những loại thuốc này nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như bị kích ứng da, teo da… Người dùng chỉ sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng Histamin có khả năng giảm ngứa, cải thiện triệu chứng dị ứng da.
- Thuốc Calcineurin tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh lý bùng phát. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải lưu ý khi sử dụng loại thuốc này bởi chúng có nguy cơ gây tác dụng phụ cao.
- Với những đối tượng bị bệnh nặng, có nguy cơ bội nhiễm cao, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tiên hoặc thuốc uống có chứa corticoid. Riêng với vùng da bị nhiễm trùng sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh riêng.
- Thuốc tiêm Dupilumab có tác dụng ngăn bệnh bùng phát, tuy nhiên chúng chỉ được sử dụng cho những đối tượng thường xuyên bị tái phát bệnh.
Áp dụng các bài thuốc từ dân gian
Bác sĩ Phương cho hay: “Thay vì sử dụng những bài thuốc từ Tây y, rất nhiều bệnh nhân áp dụng những bài thuốc của dân gian với nguyên liệu rất quen thuộc“.
Dưới đây là một số mẹo vặt chữa chàm tại nhà phổ biến:
- Lá trà xanh chữa chàm: Sử dụng khoảng 100gr lá trà xanh, rửa sạch rồi để ráo nước. Có thể ngâm lá với nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Đun sôi lá trà trong thời gian khoảng 10 phút và để nguội. Đắp lá thuốc lên vùng da bị chàm, nên chà xát nhẹ nhàng, tránh để vỡ mụn nước và lan ra vùng da khác.
- Muối trắng chữa chàm: Sử dụng 1 – 2 nắm muối hạt và rang đều tay khoảng 10 phút. Không để muối bị cháy xém sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của muối. Để nguội rồi giã nhỏ và đắp lên vùng chàm trên da. Kiên trì áp dụng 1 tháng sẽ thấy các nốt mụn giảm dần, da không còn bị ngứa và đỏ.
- Lá ổi chữa chàm: Rửa sạch và ngâm lá ổi với nước muối loãng rồi đun sôi. Để nguội thuốc và đắp lên vị trí chàm. Đắp nhẹ nhàng tránh gây tổn thương vùng da bị chàm.
Biện pháp chăm sóc da phòng ngừa bệnh chàm da tái phát
Bệnh chàm là bệnh lý rất dễ tái phát nên người bệnh cần phải lưu ý về các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là lời khuyên từ một số chuyên gia đối với bệnh nhân bị chàm da:
- Bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin. Việc bổ sung này giúp cơ thể được tăng cường sức đề kháng, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp da mềm mịn và cải thiện sức khỏe của người bệnh.
- Hàng ngày uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình thải độc cho cơ thể và bổ sung độ ẩm cần thiết cho da.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày. Không dùng các loại dầu gội đầu, sữa tắm chứa hóa chất. Nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và tốt cho da.
- Vệ sinh da bằng một số loại lá như búp bàng, lá ổi, lá nha đam… giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất béo, chất đạm để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.
- Bệnh nhân bị chàm không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh.
- Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, tránh việc bệnh có biến chứng xấu hơn.
- Giữ gìn vệ sinh không gian sống và làm việc sạch sẽ, thoáng mát.
- Không để da tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại hoặc môi trường bị ô nhiễm.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh chàm có lây không, đồng thời đưa ra những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn đọc có thể yên tâm sử dụng. Người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh để biết được liệu trình điều trị phù hợp nhất. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích đối với bệnh nhân bị chàm. Nếu như bạn đang mong muốn tìm kiếm một địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh chàm, hãy liên hệ.
TRAO ĐỔI THÊM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ BỆNH
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Tui thấy bài thuốc an bì thang có cả dạng thuốc uống, thuốc ngâm rửa với thuốc bôi, thì có thể dùng phải dùng cả 3 loại luôn à? Có thể chỉ dùng chắc thuốc uống thôi không, tại tui sợ thuốc bôi lên chỗ bụng với lưng nó dính lên quần áo, hồi trước cứ mua thuốc bôi ngoài đến khi thay đồ thấy thuốc dính hết lên đồ, mà da thì chả có dính được bao nhiêu
Thuốc uống thì nó sẽ giúp thải độc với điều trị từ bên trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tái phát, nên chắc chắn là phải uống rồi. Nhưng nếu như không dùng thuốc bôi thì bạn sẽ phải chịu ngứa đó, vì thuốc uống cũng cần thời gian để tác dụng điều trị bệnh, còn thuốc bôi thì sẽ tác dụng nhanh làm giảm các triệu chứng bên ngoài da cho mình ấy bạn. Nói thật thì bạn sợ dính quần áo, nhưng đến khi ngứa quá thì cũng phải bôi thôi
An bì thang kem bôi nó không nhờn rít đâu chị ơi, thấm nhanh dã man. Em bôi có 2-3p là nó đã thấm vào da rồi. Hằng ngày chị cứ tắm xong, rồi thoa kem lên mấy chỗ da bị nổi chàm, matxa 2-3p là có thể mặc quần áo vào rồi
Bệnh chàm này những ai dễ bị mắc bệnh nhỉ, có cách nào để phòng cho con nhỏ không mọi người?
Chàm này nó bị do các nguyên nhân từ di truyền với môi trường ngoài, nên là nếu bố mẹ bị thì con cái cũng rất dễ sẽ bị theo ấy. Muốn phòng thì chỉ có thể cố gắng cho con ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng cho con với giữ gìn vệ sinh thôi bạn ạ
Đang cho con bú thì nên uống thuốc gì vậy mấy mẹ, em ngứa quá mà sợ dùng thuốc lung tung lại ảnh hưởng đến cái thai trong bụng.
Bạn có thể uống cần tây ép cho mát người, thải độc. Mua tuýt bôi trị chàm của Nhật màu đỏ đỏ mà bôi, không nhớ rõ tên nữa, nhưng ngoài hiệu thuốc hình như có đó. Loại đó bôi giảm ngứa nhanh, mẹ bầu hay đang cho con bú đều dùng được đó
Bôi ngoài thế thôi thì không thể trị bệnh tận gốc được đâu, phải uống thuốc nữa mới trừ được gốc rễ bệnh. Mình có bầu 3 tháng cũng bị tái phát chàm, đi khám bác sĩ kê cho 3 liệu trình an bì thang dùng mới hết được đó. Bạn nên đến trung tâm cho bác sĩ họ khám rồi họ kê thuốc cho mà điều trị, chứ bệnh này dễ tái phát lắm đấy
Hầy cứ thay đổi thời tiết là chàm lại xuất hiện, khó chịu kinh khủng luôn ấy. May mà dùng an bì thang này một thời gian nên mới đỡ đấy. Với lại bác sĩ khám cho tôi cũng bảo là bài thuốc này an toàn cho người đang mang thai, bác ấy còn kê thêm mấy vị giúp bổ huyết với dưỡng thai trong thang thuốc của tôi nữa, nên là trong thời gian uống thuốc cũng cảm thấy thoái mái trong người, ăn được ngủ được, bé trong bụng nặng cân hơn hẳn
Tay mình bị chàm khô từ 3 năm trước rồi, có thể điều trị được bằng an bì thang không vậy, thuốc tây cứ lặp đi lặp lại không chữa được dứt điểm, khó chịu quá
Bệnh chàm này sợ không có thuốc nào dứt điểm được đâu, chỉ có chữa để ngăn ngừa tái phát lâu từng nào tốt từng đó thôi. Hầu như ai mà bị chàm là bị cả đời luôn á
Đúng thuốc tây uống lâu dễ bị nhờn thuốc thật đấy. Bạn uống an bì thang đi, tớ thấy loại này uống được, không sợ bị nhờn thuốc hay phản ứng phụ đâu, vì toàn là thảo dược tự nhiên cả mà
Cho tui hỏi là thuốc an bì thang này có gây béo không, tui thấy mấy bà hàng xóm bảo là uống thuốc đông y dễ gây tăng cân lắm, mà tui bây giờ cũng phải hơn 60kg rồi, sắp béo phì rồi đang cố giảm béo đây
Mình cũng thấy con bạn mua thuốc đông y uống mà tăng cân nhanh lắm, mới uống thuốc có hơn 1 tháng mà đã tăng lên 2kg rồi, người béo trắng béo tròn luôn. Nhưng mà khổ cái dùng lá trà xanh hay lá diếp cá giập nát bôi lên chỗ da bị chàm nó không có tác dụng đủ mạnh, mới đắp thì đỡ ngứa tí, chứ để hồi nó khô rồi thì lại bị ngứa ngáy khó chịu lại.
Thuốc đông y không gây béo đâu các bạn ơi, người ta uống thuốc đông y hay bị béo lên là vì thuốc thường có tác dụng giải độc, làm cơ thể khỏe hơn nên ăn uống ngon miệng hơn, mới thành ra lên cân đó. Tất cả cũng chỉ tại cái miệng của mình thui ấy. Như mình đây cũng uống an bì thang để trị chàm ở chân với tay có bị lên cân đâu. Đúng là từ khi uống thuốc này thì ăn ngon ngủ ngon hơn, nhưng mà mình ăn theo eat clean nên là cân giữ nguyên chứ không bị béo lên
Mẹ tớ cũng uống thuốc an bì thang này đó, mà bà cũng có béo lên cân nào đâu nhỉ. Thấy bà ăn uống bình thường, da dẻ cũng sáng hơn nữa. Tớ mua cho bà liệu trình thứ 3 rồi, mấy chỗ da bị chàm gần như trở về màu da bình thường hết rồi
Người lớn bị thì còn đỡ chứ tội nhất là trẻ con bị, nó khóc quấy suốt cả ngày luôn á. Cứ ngứa là lại muốn giơ tay lên gãi, mà gãi thì lại bể mấy cái mụn nước thì lại xót hơn. Không biết làm thế nào cho con đỡ ngứa đây
Bọn nhỏ nó không để ý, cứ chơi rồi cọ xát khiến các mụn nước vỡ ra rồi dây dính sang phần da khác. Cho nên trẻ con bị chàm mà bố mẹ không để ý thì dễ bị lan nhanh lắm. Em muốn cho con đỡ ngứa thì có thể bôi gel nha đam hay gel trầu không ấy, hoặc rửa lá trầu không giập nát đắp lên da cũng được, cho nó khô mụn nước đi, đỡ lây lan
Cách này mình cũng từng thử làm cho cháu gái, nhưng mà có vẻ như không hiệu quả lắm đâu. Nó chịu dịu da một lát rồi sau lại ngứa lại chứ không thể nào làm khô mụn nước được. Bạn nên cân nhắc dùng an bì thang cho con đi sẽ ổn hơn đó
Nhưng mà an bì thang là thuốc thì có thể dùng cho trẻ con được không vậy, nhất là trẻ sơ sinh trẻ nhỏ ấy. Như bé nhà mình mới có 10 tháng tuổi thì có dùng được không?
Con nhỏ quá mà chưa uống thuốc được thì mẹ chỉ cho con dùng 2 loại là thuốc bôi với thuốc xịt thôi, khi nào con lớn lớn xíu thì hẵng mua thêm thuốc uống cho con dùng cho nó trị cả căn nguyên bệnh bên trong người con nữa. Đây mình có lưu cái bài viết này có bác sĩ họ giải đáp, mẹ vào đọc thêm thông tin nhé
Bị chàm có phải kiêng đồ hải sản không bà con, với lại bị bệnh này thì nó để lại sẹo xấu lắm nhỉ, chắc phải mua cả thuốc rồi thêm nghệ về nữa để bôi chứ con gái sẹo đầy cả tay thế xấu lắm
Tùy người thôi em ạ. Em mà đã bị dị ứng hải sản sẵn rồi thì không nên ăn, còn nếu không thì vẫn có thể ăn được, nhưng vẫn nên cẩn thận đừng ăn nhiều vì hải sản tính hàn. Như con chị thì chị cho bôi kem an bì thang từ khi nó mới bị chàm luôn nên không để lại sẹo, không biết tình hình của em có bị nặng lắm không
Bị eczema này hành hạ mấy tháng nay rồi ấy, lúc đầu nó mới mọc mụn nước nhỏ nhỏ chỗ cổ với ngực, mình tưởng là do bị kiến ba khoang cắn nên chỉ bôi ít thuốc kháng sinh ngoài da. Thế nhưng vài bữa sau mụn nước nó khô lại rồi bong tróc ra, sưng đỏ lên ngứa ngáy cực kì luôn ấy. Bây giờ mình đang bôi thuốc tây bác sĩ kê, nhưng mà thấy tình hình cũng không ổn lắm, mọi người hay dùng thuốc gì hiệu quả bày mình với
Bạn đã dùng eucerin chưa, loại này dùng khá ổn đó. Nó giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy râm ran, làm dịu da với giúp da đỡ bị khô ráp á. Có điều loại này thì bạn phải dùng thường xuyên mới được, chứ không thì vẫn có thể bị ngứa da lại đó
Da mà bị khô ráp quá thì có thể dùng kem bôi chàm vaseline đó, nó là dạng sáp dầu khoáng tự nhiên, vừa chữa được lành vết thương do chàm da, lại có thể giúp da mềm mịn với căng mọng hơn đó. Mà cái này còn có thể dùng được cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nữa đó
Nhưng mà mấy loại thuốc này có trị được dứt điểm bệnh chàm này không vậy, hơn nữa cũng nhiều người bảo là thuốc tây bôi nhiều có khả năng làm tác dụng phụ như teo da hay kích ứng da đúng không?
Đúng rồi đó bạn ạ. Thuốc tây bôi thì đúng là giảm ngứa với sưng đỏ nhanh thật, nhưng mà chỉ được bôi trong thời gian ngắn thôi. Bôi lâu ngày dễ gây kích ứng da lắm. Nhất là thuốc corticoid ấy, mình vì bôi cái thuốc đó mà mà da bị nhiễm độc corticoid luôn đó. May mà bị nhẹ nên mới có thể chữa được. Sau có bữa mình lướt web thì tìm thấy bài thuốc an bì thang này, thấy mọi người khen là hiệu quả thuốc tốt lắm. Tìm hiểu thì mới biết đây là bài thuốc đông y, đặc trị cho bệnh chàm. Thấy mấy bài review mọi người đánh giá khá cao hiệu quả thuốc, nên là mình cũng thử mua dùng xem sao. Không ngờ hiệu quả còn vượt hơn cả mong đợi luôn đấy. Thích nhất là cái chai xịt thuốc ấy, ngứa quá xịt mấy cái là thấy da dịu hẳn luôn ấy. Còn cái hộp thuốc bôi dùng cũng rất thích, chất kem nhẹ mỏng, bôi lên da một lát là thẩm thấu rất nhanh. Mới dùng được hơn 3 tuần là mình đã cảm thấy đỡ ngứa ngáy hơn phần nào. Dần dần kiên trì dùng thuốc thì mình thấy các triệu chứng thuyên giảm được khá nhiều, các mảng đỏ không bị lan rộng ra nữa, cũng không còn bị khô ráp, da trở về màu bình thường với mềm mịn hơn rất nhiều. Mình dùng đúng 3 tháng là da hồi phục, từ đó đến nay chắc cũng phải hơn 1 năm rồi đó, chưa hề bị lại lần nào luôn.
Hiệu quả thuốc đông y tốt được thế cơ á? Thế mà bao lâu nay mình cứ nghĩ thuốc đông y chỉ để làm thuốc bổ thôi chứ.
Ầy bạn lại coi thường thuốc đông y quá rồi, tuy chỉ là điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên nhưng tác dụng của nó cũng tốt lắm đấy nhé. Hơn nữa ưu điểm riêng của nó là nó lành tính, không bị kích ứng như khi dùng thuốc tây đâu. Bạn nào mà cần thêm thông tin thì có thể tham khảo thêm chỗ này nè, mới lượm lặt được trên mạng, thấy họ viết khá chi tiết nên lưu luôn lại