Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để mau khỏi? Giải đáp từ chuyên gia

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để bé mau khỏi nhất là thắc mắc chung của rất nhiều ba mẹ. Được biết, chàm sữa là bệnh lý ngoài da rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi đang trong thời gian bú sữa mẹ. Vì vậy, nếu muốn trị bệnh tận gốc, mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Khi con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để nhanh khỏi nhất?

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ quan tâm. Chàm sữa là một bệnh lý ngoài da đặc trưng bởi các mảng đỏ và mụn nước li ti, những triệu chứng của bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ da mặt rồi lan dần sang các vị trí khác, gây ngứa ngáy, khó chịu trên diện rộng.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả, do có làn da nhạy cảm, sức đề kháng yếu và rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường. Thông thường, các nốt chàm sẽ tự biến mất khi trẻ bước sang tuổi thứ 4. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

con bi cham sua me kieng an gi
Khi con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để nhanh khỏi nhất?

Vì vậy, để bảo vệ làn da và sức khỏe của con trẻ, ba mẹ cần chủ động tìm phương pháp điều trị từ sớm để loại bỏ nhanh các yếu tố gây bệnh. Đặc biệt, với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nguồn dinh dưỡng của bé chủ yếu đến từ sữa mẹ. Do đó, người mẹ cũng cần điều chỉnh thực đơn hàng ngày sao cho phù hợp với nhu cầu và thể trạng của bé. Vậy cụ thể, con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì là tốt nhất?

Để trả lời câu hỏi này, chuyên trang đã giúp mẹ tổng hợp 8 loại thực phẩm cần tránh sau đây.

Nhóm thực phẩm có mùi tanh

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất tanh như hải sản có khả năng gây kích ứng da rất cao, đặc biệt là với làn da non nớt của trẻ nhỏ. Trong hải sản chứa nhiều Protein phân tử kích thước nhỏ – một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng trên da. Vì vậy, khi mẹ nạp vào cơ thể quá nhiều đồ tanh như tôm, cua, ghẹ,… các dưỡng chất sẽ truyền vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ và gây kích ứng.

Do đó, để không khiến tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy trên da bé chuyển biến nghiêm trọng hơn, mẹ nên hạn chế tối đa hoặc loại bỏ các món ăn này ra khỏi thực đơn hàng ngày.

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì tốt nhất? – Thực phẩm giàu chất béo

Các món chiên xào chứa hàm lượng mỡ và Cholesterol rất cao, nếu mẹ ăn quá nhiều những thực phẩm này, trẻ sẽ rất dễ bị kích ứng và khiến tình trạng viêm nhiễm da nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các nốt chàm ban đỏ sẽ mọc thêm nhiều hơn, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng sẽ kéo dài dai dẳng và lâu khỏi hơn.

con bi cham sua me kieng an gi
Nếu đang trong thời gian cho con bú, mẹ nên tránh xa các loại đồ ăn nhanh để không ảnh hưởng xấu đến cơ thể bé

Ngoài các món chiên xào và nhiều dầu mỡ như gà rán, thịt mỡ, đồ ăn nhanh,… nội tạng động vật cũng là thực phẩm chứa nhiều Cholesterol xấu mà mẹ cần hạn chế tiêu thụ. Những món ăn này không chỉ cản trở quá trình điều trị của bé mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ và bệnh tim mạch ở người mẹ.

Do đó, đây là thực phẩm giàu chất béo là món ăn không thể thiếu trong câu trả lời của các chuyên gia đối với câu hỏi “con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì tốt nhất”.

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì nhanh khỏi? – Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là món ăn được nhiều chuyên gia đề cập khi giải đáp câu hỏi “con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì nhanh khỏi nhất”.

Bởi lẽ, trong thịt bò có hàm lượng đạm rất cao, khi được đưa vào dạ dày, lượng Protein này có thể biến đổi thành các Acid Amin. Tuy nhiên, chức năng tiêu hóa của trẻ còn kém, nếu quá trình biến đổi không hoàn thiện, cơ thể bé sẽ hấp thụ phải chuỗi Peptit khiến các nốt chàm sữa chuyển nặng hơn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là một thức uống bổ dưỡng với mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người mới dậy hay phụ nữ sau sinh đang trong quá trình hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm có khả năng gây dị ứng và kích ứng cao, đặc biệt là sữa bò tươi.

con bi cham sua me kieng an gi
Mẹ cần hạn chế dùng sữa và các chế phẩm từ sữa trong quá trình điều trị cho bé

Nhiều người mẹ có thói quen uống sữa và cho trẻ dùng sữa ngoài trong quá trình điều trị bệnh chàm để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, có thể gây ra nhiều hệ lụy. Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu phải tiếp nhận những hoạt chất không có lợi từ sữa và các chế phẩm như phô mai, sữa chua,… cơ thể bé sẽ rất dễ bị kích ứng và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, nếu còn đang băn khoăn con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì nhanh khỏi, bạn hãy cân nhắc hạn chế thức uống này trong thực đơn hàng ngày.

Hạt đậu nành và đậu phộng

Đây là hai loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tương tự như hải sản và thịt bò, các phân tử Protein kích thước nhỏ trong các loại hạt này có thể gây dị ứng và kích thích phản ứng viêm nhiễm trên da trẻ.

Vì vậy, nếu bé đang bú sữa mẹ trong quá trình trị bệnh chàm, mẹ nên tránh các chế phẩm từ đậu nành như dầu đậu nành, giá đỗ, đậu phụ,… Thay vào đó, ba mẹ có thể dùng các loại dầu thực vật khác như dầu gạo, dầu hướng dương để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Món ăn có vị cay nóng và chua

Để trả lời câu hỏi con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì chắc chắn không thể không kể đến những món ăn có vị mạnh và nóng do sử dụng nhiều tiêu, ớt,… Nguyên liệu này có thể khiến cơ thể mẹ nóng lên, đồng thời thông qua nguồn sữa để thâm nhập vào cơ thể trẻ, khiến các nốt chàm bị kích thích và sưng ngứa bất thường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế dùng những món ăn có vị chua gắt quá mức, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Những thực phẩm mẹ nên bổ sung

Bên cạnh câu hỏi “con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì tốt nhất” thì những món ăn cần bổ sung vào thực đơn cũng là điều khiến nhiều ba mẹ băn khoăn. Nếu kiêng cữ quá mức, cơ thể mẹ và bé có thể rơi vào tình trạng suy nhược, thiếu dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

con bi cham sua me kieng an gi
Ngoài việc quan tâm con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì, bạn cũng cũng lưu ý bổ sung những thực phẩm sau

Do đó, mẹ nên chủ động bổ sung những thực phẩm sau đây để bù đắp chất dinh dưỡng cho trẻ.

  • Các loại cá giàu Omega – 3: Nhóm thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất an toàn với cơ địa của trẻ. Trong các loại cá béo như cá thu, các trích, cá hồi,… còn chứa hoạt chất ARA với khả năng kháng dị ứng tự nhiên và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Ăn nhiều tỏi: Theo Đông Y, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên hoàn toàn lành tính và phù hợp với thể trạng của trẻ nhỏ. Tỏi cũng chứa nhiều Allicin – một hoạt chất chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và làm ấm đường ruột cực kỳ hiệu quả. Do đó, nếu đang cho con bú, mẹ nên ăn nhiều tỏi để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
  • Các loại rau củ có màu xanh: Chắc hẳn các loại rau xanh như rau bina, súp lơ xanh, rau ngót,… là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của nhiều gia đình Việt. Thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, mẹ nên dùng nhiều rau xanh để để giúp quá trình điều trị bệnh chàm sữa cho bé đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Trái cây tươi: Mẹ cũng nên bổ sung các loại quả chứa nhiều Vitamin C và khoáng chất như cam, bưởi, chanh,… để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại các tác nhân gây chàm sữa ở trẻ.
  • Ăn nhiều thịt lợn nạc và thịt gà: Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào có thể giúp mẹ thay thế thịt bò trong thực đơn hàng ngày. Nếu sử đúng cách, mẹ sẽ đảm bảo được nguồn năng lượng cần thiết cho cả mẹ và bé mà không gây ra hiện tượng kích ứng nào.

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì và cần bổ sung những thực phẩm nào là vấn đề được rất nhiều người mẹ quan tâm. Với những thực phẩm giàu dinh dưỡng trên đây, chắc hẳn mẹ sẽ xây dựng được một thực đơn phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Từ đó, giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹ cần lưu ý gì khi bé bị chàm sữa?

Con bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì nhanh khỏi nhất là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý thay đổi cách chăm sóc trẻ theo các nguyên tắc sau đây:

con bi cham sua me kieng an gi
Mẹ cần lưu ý gì khi bé bị chàm sữa?
  • Nếu sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện một số biện pháp chữa trị đơn giản tại nhà mà tình trạng bệnh của bé vẫn không thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở thăm khám để được tư vấn và điều trị theo phác đồ.
  • Mẹ cũng cần lưu ý giữ vệ sinh không gian sống và môi trường xung quanh trẻ, tránh tạo ra nơi trú ngụ cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Cho bé mặc những bộ đồ thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để tránh chà sát vào các vết chàm sữa trên da.
  • Dưỡng ẩm da cho bé thường xuyên, đồng thời có thể kết hợp với một số loại nước tắm từ thảo dược tự nhiên để giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do đó những bệnh lý…

Xem chi tiết

Bé bị chàm cơ địa có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và rất dễ tái phát. Nếu không có biện pháp chữa trị từ sớm thì chắc chắn làn da nhạy cảm…

Xem chi tiết

Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống…

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các vết chàm thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, má và lan rộng ra các bộ…

Xem chi tiết

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách…

Xem chi tiết

Bị chàm ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tạo ra không ít phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *