Tìm hiểu mắc bệnh chàm có lây không? Phương pháp điều trị hợp lý
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên
Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người mắc. Nhiều người luôn thắc mắc bệnh chàm có lây không và điều trị như thế nào tốt nhất. Bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ giải đáp giúp quý bạn đọc những câu hỏi trên.
Tìm hiểu bệnh chàm có lây không?
Chàm (Eczema) rất dễ phát triển thành bệnh mãn tính. Thực tế, bệnh lý này hầu như không nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, việc nổi mụn thường xuyên, ngứa ngáy, da sần sùi và kém mịn màng khiến người bệnh cảm thấy bất tiện, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này, cụ thể như do yếu tố từ môi trường, dị ứng, gen di truyền, thời tiết thay đổi hoặc do hệ miễn dịch bị suy yếu. Thông thường, bệnh nhân mắc những bệnh mãn tính như viêm thận, xơ gan cũng có nguy cơ cao bị chàm da.

Vậy, bị bệnh chàm có lây không? Theo chuyên gia, bác sĩ Lê Phương, bệnh lý này không hề lây nhiễm chéo, tức không thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, trên cùng cơ thể người bệnh, chàm có thể lan sang các vị trí khác.
Thông thường, da bị chàm sẽ có cảm giác ngứa ngáy, tạo cho người bệnh phản xạ gãi ngứa. Hành động này vô tình khiến mụn nước bị vỡ ra và dịch lan sang các vùng da khác trên cơ thể và hình thành nên vùng da nhiễm bệnh mới. Đặc biệt ở trẻ em, việc không kiểm soát được hành động; chưa có ý thức vệ sinh, bảo vệ da; sức đề kháng lại rất yếu nên rất dễ phát sinh thêm những vùng da bị chàm mới. Nếu không được chăm sóc kịp thời, cách xử lý đúng đắn, bệnh chàm da ở trẻ nhỏ rất dễ gây bội nhiễm, lở loét và để lại sẹo lâu dài.
Dù bệnh chàm không thể lây từ người sang người nhưng người bệnh bắt buộc phải xử lý sớm để vết chàm không lan rộng ra. Thêm vào đó, nếu để bệnh càng lâu, việc điều trị sẽ càng gặp khó khăn hơn.
Giải đáp bệnh chàm có chữa được không?
Sự phổ biến của bệnh chàm khiến nhiều bệnh nhân trăn trở bệnh lý này có thể chữa được không. Bác sĩ Phương cho biết, chàm là bệnh lý mãn tính nên khả năng tái phát sau khi khỏi rất cao. Hầu hết người bệnh mắc chàm đều rất chủ quan khi nghĩ đây chỉ là bệnh da liễu thông thường. Chính điều đó khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn, vùng da cũng tổn thương nhiều hơn. Thậm chí, nếu không tuân theo đúng liệu trình điều trị, vùng da có thể gặp hiện tượng bội nhiễm và để lại sẹo lâu dài.
Tuy những triệu chứng khá phức tạp nhưng bệnh lý này vẫn có thể khỏi được nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm, tìm hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, để hạn chế việc bệnh tái phát, người bệnh phải có lối sống khoa học và chăm sóc da đúng cách.

TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Các phương pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả nhất
Có không ít các biện pháp sử dụng để điều trị bệnh lý này. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và mang lại những hiệu quả điều trị khác nhau cho bệnh nhân. Cùng điểm qua một số cách điều trị bệnh chàm dưới đây.
Điều trị chàm bằng các loại thuốc Tây y
Có thể nói, đây là phương pháp điều trị bệnh chàm được nhiều người áp dụng nhất. Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh chàm giúp làm giảm triệu chứng viêm, cải thiện làn da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.

Tùy thuộc vào thể trạng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ có đơn thuốc và liệu trình điều trị khác nhau.
- Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng da bị bong tróc, chống khô da. Tuy nhiên những loại thuốc này nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như bị kích ứng da, teo da… Người dùng chỉ sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng Histamin có khả năng giảm ngứa, cải thiện triệu chứng dị ứng da.
- Thuốc Calcineurin tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh lý bùng phát. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải lưu ý khi sử dụng loại thuốc này bởi chúng có nguy cơ gây tác dụng phụ cao.
- Với những đối tượng bị bệnh nặng, có nguy cơ bội nhiễm cao, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tiên hoặc thuốc uống có chứa corticoid. Riêng với vùng da bị nhiễm trùng sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh riêng.
- Thuốc tiêm Dupilumab có tác dụng ngăn bệnh bùng phát, tuy nhiên chúng chỉ được sử dụng cho những đối tượng thường xuyên bị tái phát bệnh.
Áp dụng các bài thuốc từ dân gian
Bác sĩ Phương cho hay: “Thay vì sử dụng những bài thuốc từ Tây y, rất nhiều bệnh nhân áp dụng những bài thuốc của dân gian với nguyên liệu rất quen thuộc“.
Dưới đây là một số mẹo vặt chữa chàm tại nhà phổ biến:
- Lá trà xanh chữa chàm: Sử dụng khoảng 100gr lá trà xanh, rửa sạch rồi để ráo nước. Có thể ngâm lá với nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Đun sôi lá trà trong thời gian khoảng 10 phút và để nguội. Đắp lá thuốc lên vùng da bị chàm, nên chà xát nhẹ nhàng, tránh để vỡ mụn nước và lan ra vùng da khác.
- Muối trắng chữa chàm: Sử dụng 1 – 2 nắm muối hạt và rang đều tay khoảng 10 phút. Không để muối bị cháy xém sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của muối. Để nguội rồi giã nhỏ và đắp lên vùng chàm trên da. Kiên trì áp dụng 1 tháng sẽ thấy các nốt mụn giảm dần, da không còn bị ngứa và đỏ.
- Lá ổi chữa chàm: Rửa sạch và ngâm lá ổi với nước muối loãng rồi đun sôi. Để nguội thuốc và đắp lên vị trí chàm. Đắp nhẹ nhàng tránh gây tổn thương vùng da bị chàm.
Biện pháp chăm sóc da phòng ngừa bệnh chàm da tái phát
Bệnh chàm là bệnh lý rất dễ tái phát nên người bệnh cần phải lưu ý về các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là lời khuyên từ một số chuyên gia đối với bệnh nhân bị chàm da:
- Bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin. Việc bổ sung này giúp cơ thể được tăng cường sức đề kháng, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp da mềm mịn và cải thiện sức khỏe của người bệnh.
- Hàng ngày uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình thải độc cho cơ thể và bổ sung độ ẩm cần thiết cho da.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày. Không dùng các loại dầu gội đầu, sữa tắm chứa hóa chất. Nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và tốt cho da.
- Vệ sinh da bằng một số loại lá như búp bàng, lá ổi, lá nha đam… giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất béo, chất đạm để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.
- Bệnh nhân bị chàm không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh.
- Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, tránh việc bệnh có biến chứng xấu hơn.
- Giữ gìn vệ sinh không gian sống và làm việc sạch sẽ, thoáng mát.
- Không để da tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại hoặc môi trường bị ô nhiễm.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh chàm có lây không, đồng thời đưa ra những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả mà bạn đọc có thể yên tâm sử dụng. Người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh để biết được liệu trình điều trị phù hợp nhất. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích đối với bệnh nhân bị chàm. Nếu như bạn đang mong muốn tìm kiếm một địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh chàm, hãy liên hệ.
TRAO ĐỔI THÊM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ BỆNH

TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT