Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênPhương pháp sử dụng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống đang được rất nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn tỏ ra băn khoăn về tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chính xác về hiệu quả của phương pháp trị bệnh này và đưa ra 5 cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng.
Cây xương rồng trị thoái hóa cột sống có hiệu quả không?
Cây xương rồng là loại cây thuộc họ thầu dầu với tên gọi khoa học là Euphorbia antiquorum M. Trên thế giới có đến hàng trăm chủng loại xương rồng khác nhau, nhưng được sử dụng phổ biến nhất là 2 dòng: Xương rồng bẹ và xương rồng 3 cạnh.
- Xương rồng bẹ: Loại cây này còn có tên gọi khác là xương rồng tai thỏ, lá hình oval dẹt. Thân cây chứa rất nhiều gai nhỏ, tạo thành từng cụm riêng biệt. Quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu hồng.
- Xương rồng 3 cạnh: Loại cây này có 3 cạnh lồi ra nên rất dễ nhận biết. Phần thân cây rất mọng nước, lá mọc khá nhỏ, phát triển dần thành gai. Loại xương rồng này có nhiều hoa mọc thành cụm màu vàng hoặc đỏ, quả có màu xanh.
2 loại xương rồng này được sử dụng nhiều để trị bệnh thoái hóa cột sống như những bài thuốc dân gian. Nhiều người bệnh đã từng sử dụng cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng và khẳng định về hiệu quả mà nó mang lại như: Cột sống lưng hết đau, vận động dễ dàng, linh hoạt hơn…
Trên thực tế, xét theo khoa học thì 2 dòng cây này chứa nhiều loại hoạt chất như: Euphorbol, xit citric, tartaric, friedelan-3a-ol, taraxerol… Tác dụng của những hoạt chất này là giúp trị đau răng, các bệnh liên quan đến xương khớp, đốt sống và gai cột sống, kháng viêm, trừ phong thấp…
Chính vì thế, tác dụng của xương rồng trị thoái hóa cột sống không đơn thuần chỉ là các bài thuốc truyền miệng mà nó có đầy đủ cơ sở khoa học.
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp trị thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng. Dưới đây là 5 bài thuốc được nhiều người đã từng thử nghiệm và đánh giá cao về độ hiệu quả mà bạn có thể thử áp dụng:
Chườm xương rồng
Đây là một cách làm đơn giản, dễ thực hiện và không cần sử dụng quá nhiều nguyên liệu nên được áp dụng nhiều nhất để chữa bệnh thoái hóa cột sống lưng L4 L5.
Cách 1: Dùng xương rồng bẹ
Chuẩn bị: 3 bẹ xương rồng tươi
Cách thực hiện:
- Sử dụng kìm hoặc kéo để tỉa sạch gai xương rồng. Ngâm trong nước muối 5 phút sau đó rửa sạch, để ráo nước.
- Đặt phần xương rồng này lên bếp than, nướng đều hai mặt trong vòng 5 phút.
- Cho miếng xương rồng vào khăn vải mỏng, chườm lên vị trí đau cho đến khi nguyên liệu nguội, hết nóng.
- Tiếp tục thay thế miếng xương rồng khác và chườm lặp lại tối thiểu 3 lần. Áp dụng thường xuyên trong nhiều ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Lưu ý:
- Cần chú ý lửa để xương rồng không bị cháy khi nướng.
- Khi chườm cần để nguyên liệu nguội bớt, tránh gây bỏng lưng
Cách 2: Chườm xương rồng 3 cạnh
Phương pháp này khá giống với cách làm bằng xương rồng bẹ. Cách thức thực hiện đơn giản với nguyên liệu chính là xương rồng 3 cạnh và muối trắng.
Chuẩn bị: 1 khúc xương rồng 3 cạnh, muối trắng.
Thực hiện:
- Bỏ gai và cắt xương rồng thành những nhánh nhỏ rồi rửa sạch với nước muối.
- Đập dập hoặc giã nát nguyên liệu với muối hạt.
- Sao trên lửa nhỏ 5 phút.
- Bọc trong vải mỏng và chườm lên sống lưng 10 phút.
Lưu ý:
- Đợi nguyên liệu nguội bớt mới tiến hành chườm để tránh bị bỏng.
- Chườm đều mỗi ngày để mang đến hiệu quả trị liệu cao nhất.
Bài thuốc từ xương rồng, ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng
Cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng cũng là 3 nguyên liệu có chứa các hoạt chất giúp trị thoái hóa cột sống rất tốt. Vì vậy, khi kết hợp cùng để chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng sẽ mang đến hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, nhược điểm là các loại cây này hiện tại khá hiếm.
Chuẩn bị: 3 bẹ xương rồng cùng ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng (mỗi loại 1 nắm nhỏ)
Thực hiện:
- Cắt bỏ gai xương rồng và rửa toàn bộ các nguyên liệu với muối.
- Đem sao nóng tất cả trên chảo trong 5 phút.
- Đặt hỗn hợp vào miếng vải mỏng và chườm lên sống lưng trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.
- Thực hiện đều mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Cần xem xét thật kỹ để tránh dùng nhầm các loại nguyên liệu. Nếu chọn sai loại cây sẽ không có hiệu quả chữa bệnh.
- Khi chườm cần chú ý đến nhiệt độ của nguyên liệu. Tránh chườm lên lưng khi quá nóng sẽ gây bỏng rát.
- Bài thuốc từ xương rồng và gừng tươi
Gừng tươi có tính ấm, giúp lưu thông máu huyết và giữ ấm cho cơ thể. Kết hợp gừng tươi với xương rồng sẽ càng làm tăng thêm hiệu quả của việc chữa trị thoái hóa cột sống lưng. Cách thực hiện với 2 nguyên liệu này cũng rất đơn giản.
Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi và 2 nhánh xương rồng bẹ.
Thực hiện:
- Bỏ gai xương rồng, rửa sạch với muối trắng, cắt nhỏ và ngâm trong nước có vắt chanh 30 phút.
- Xay nhuyễn xương rồng cùng gừng.
- Xào nóng hỗn hợp trên chảo với lửa nhỏ.
- Bọc hỗn hợp này vào vải mỏng và chườm lên sống lưng cho đến khi hết nóng.
Lưu ý:
- Cần chú ý đợi đến khi nguyên liệu bớt nóng mới chườm lên lưng để tránh bị bỏng.
- Áp dụng đều mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Với những ngày bị đau nhiều thì có thể chườm 3 lần.
Món ăn chữa thoái hóa cột sống từ xương rồng
Bên cạnh các bài thuốc bằng cách chườm, bạn có thể làm món ăn chữa thoái hóa cột sống từ xương rồng. Đây là một món ăn dễ làm và có hương vị dễ ăn nên cũng được nhiều người áp dụng lựa chọn.
Chuẩn bị: 3 khúc xương rồng 3 cạnh, 1 con cá lóc, muối hạt
Thực hiện:
- Tỉa hết sạch gai xương rồng, ngâm và rửa sạch với nước muối.
- Cắt xương rồng thành từng lát mỏng, ngâm cùng muối để loại sạch mủ và rửa lại với nước sạch.
- Cá mổ bỏ nội tạng, rửa cùng nước muối và gừng để khử mùi tanh.
- Rán qua cá, cho xương rồng xào cùng. Đổ thêm nước nóng cho vừa ăn và nêm gia vị.
Lưu ý:
- Cần phải rửa sạch mủ xương rồng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Món ăn này sử dụng khoảng 2 – 3 lần/ tuần để thấy hiệu quả.
- Người bệnh không nên lạm dụng ăn quá nhiều sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe.
Các lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn, khi sử dụng cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống, cần có một số lưu ý sau:
- Mủ xương rồng có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, gây bỏng da…. nên cần có biện pháp bảo hộ tránh để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với da.
- Không nên ăn quá nhiều món ăn từ xương rồng vì rất có thể phần độc tố còn chưa loại bỏ hết sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như buồn nôn, tiêu chảy
- Xương rồng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, người bệnh vẫn cần áp dụng những phương pháp chữa bệnh đặc trị.
- Nếu cơ thể có bất thường trong và sau khi sử dụng các biện pháp chữa bệnh từ xương rồng thì cần ngừng lại hoàn toàn.
- Hiệu quả chỉ phát huy trong thời gian lâu dài nên người bệnh cần kiên trì áp dụng.
- Chỉ khuyến khích áp dụng các bài thuốc từ xương rồng với những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ.
Trên đây là tổng hợp các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng. Người bệnh có thể thử áp dụng các phương pháp điều trị đơn giản này để làm giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!