Tiểu rắt đau bụng dưới là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTiểu rắt đau bụng dưới là bệnh không hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Đây là dấu hiệu của bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây nên. Mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả tối đa.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tiểu rắt đau bụng dưới
Triệu chứng của bệnh tiểu rắt đau bụng dưới là người bệnh khó đi tiểu dễ dàng. Thường xuyên buồn tiểu nhưng mỗi lần chỉ đi được số lượng rất ít, tiểu nhỏ giọt. Kèm theo đó là những cơn đau âm ỉ ở vùng hạ vị (bụng dưới).
Tiểu rắt đau bụng dưới có thể do nguyên nhân khách quan:
- Sử dụng đồ uống, thực phẩm lợi tiểu như: Café, trà,…
- Tác dụng phụ do sử dụng thuốc: Thuốc điều trị phù thận, điều trị tăng huyết áp,…
- Do quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương bộ phận sinh dục
- Chơi thể thao, đạp xe quá độ ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ bài tiết
- Phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai, thai nhi phát triển đè lên bàng quang
Tiểu rắt đau bụng dưới cũng là dấu hiệu báo cơ thể bạn đang gặp một số bệnh lý:
- Các bệnh liên quan đến thận: Suy thận, viêm tiết niệu, thận yếu,…
- Các bệnh liên quan đến trực tràng: Viêm trực tràng, ung thư trực tràng,…do bàng quang và trực tràng nằm cạnh nhau trong tủy sống.
- Các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục: Viêm bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,…
Tiểu rắt đau bụng dưới là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Một vài bệnh lý có dấu hiệu tiểu rắt đau bụng dưới người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan:
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang do nhiều loại vi khuẩn gây nên, chủ yếu do khuẩn Gram. Chúng tấn công bàng quang gây ra những tổn thương tại đây.
Triệu chứng của bệnh là người mắc thường tiểu rắt đau bụng dưới bên phải hoặc bên trái. Nước tiểu có màu lạ, mùi hôi. Kèm theo sốt cao, mất nước, cơ thể mệt mỏi,…
Ung thư bàng quang
Đau bụng tiểu rắt rất có thể là triệu chứng của ung thư bàng quang. Bệnh còn có thêm các dấu hiệu như: Nước tiểu có màu khác lạ, đôi khi lẫn máu. Nóng rát khi đi tiểu, chân sưng phù, đau nhức,… Nếu phát hiện ra những dấu hiệu trên thì người bệnh cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.
Ung thư bàng quang gây tiểu rắt đau bụng dưới
Khi bị ung thư bàng quang, các khối u thường gây chèn ép và kích thích bàng quang gây ra tình trạng đau bụng tiểu rắt. Để phát hiện chính xác bệnh có 3 cách: Chụp X quang, chụp cắt lớp ( CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Các phương pháp này mang đến hình ảnh chi tiết và làm hiển thị các hạch bạch huyết.
Viêm niệu đạo
Bệnh này thường kích thích khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, gây đau đớn khi đi tiểu do các vi khuẩn, vi rút gây ra. Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh), các loại vi khuẩn thường gây viêm nhiễm ở niệu đạo là Neisseria gonorrhoeae, Mycoplasma genitalium hoặc Chlamydia trachomatis. Ngoài ra các tác nhân sinh học như ký sinh trùng Trichomonas cũng có thể gây viêm âm đạo.
Hẹp niệu đạo gây ra chứng tiểu rắt đau bụng dưới
Niệu đạo bị co thắt, thu hẹp có thể do các tác động bên ngoài như: Va đập, chấn thương, phẫu thuật những bệnh khác. Hẹp niệu đạo cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc có khối u ở đường niệu đạo. Đây là những nguyên nhân gây ra đau bụng tiểu rắt.
Viêm đường tiết niệu
Vi khuẩn E.coli (Escherichia) tấn công đường tiết niệu, phá hủy và gây tổn thương các tế bào. Chúng dẫn đến đường tiết niệu bị viêm nhiễm, bàng quang bị kích thích gây ra tiểu rắt đau bụng dưới vùng bên phải.
Tiểu rắt và đau bụng dưới do sỏi tiết niệu
Thường thì khi thấy triệu chứng tiểu nhiều lần ta thường nghĩ do thận yếu. Nhưng nếu tiểu rắt đau bụng dưới bên trái hoặc phải có thể do sỏi tiết niệu. Sỏi được hình thành do những thói quen không tốt hàng ngày khiến chúng tích tụ và lớn dần lên. Chỉ đến khi sỏi đã to và xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội mới phát hiện ra.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là nỗi ác mộng của nhiều phụ nữ. Bệnh do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Chúng là một nhóm virus, một số trong đó gây ra các bệnh liên quan đến tình dục.
Đây là căn bệnh ác tính của các biểu mô tuyến trong cổ tử cung. Các tế bào phát triển quá mức đến mất kiểm soát gây xâm lấn các khu vực xung quanh gây ra ung thư di căn.
Bệnh lậu gây ra tiểu rắt và đau bụng dưới
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục bừa bãi, thiếu an toàn. Biểu hiện của bệnh là các cơn đau bụng tiểu rắt, đau rát khi quan hệ, đi tiểu ra mủ hoặc có lẫn máu.
Các bệnh lý kể trên rất thường gặp. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu thấy tiểu rắt đau bụng dưới kèm các triệu chứng khác bạn đừng ngần ngại mà nên đi khám ngay.
Các phương pháp khắc phục và điều trị
Khi bị tiểu rắt và đau bụng dưới, người bệnh không nên xấu hổ mà cần đến gặp các bác sĩ để mô tả về bệnh tình từ đó nhận được lời khuyên. Các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán bệnh và đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình trị bệnh cần kiên trì và tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ.
Thay đổi thói quen hàng ngày
Các thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng đau bụng:
- Uống nhiều nước. Mỗi ngày cần uống tối thiểu 1,5 lít để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu: Khi cảm thấy muốn đi tiểu thì cần phải đi ngay, tránh tình trạng nín tiểu sẽ gây sỏi thận. Việc làm này còn gây ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Giữ thói quen vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ. Nên đi tiểu sau khi quan hệ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bọng đái và ống dẫn tiểu.
- Khi đi vệ sinh luôn phải dùng giấy lau từ trước ra sau, từ bộ phận sinh dục đến hậu môn để hạn chế vi khuẩn từ hậu môn và đường niệu đạo.
Chữa bệnh đau bụng dưới bằng Tây Y
Hiện nay nhiều người tin tưởng điều trị bằng Tây y với những nghiên cứu khoa học tiên tiến. Các loại thuốc trị tiểu rắt và đau bụng dưới thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân như:
- Thuốc giảm đau: Diclofenac,Paracetamol, Nospa có tác dụng giảm đau rát khi đi tiểu và đau bụng dưới.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm Cephalosporin thế hệ mới, nhóm thuốc Quinolon,… có tác dụng giảm đau nhức và ngăn chặn viêm nhiễm.Việc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Với các trường hợp có sỏi tiết niệu, ung thư thì ngoài uống thuốc, các bác sĩ sẽ xem xét mức độ bệnh để có chỉ định phẫu thuật khi cần thiết. Người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không được tùy tiện thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng sẽ khiến bệnh không thể khỏi và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian
Nếu mới chớm bị tiểu rắt đau bụng dưới thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị. Tuy nhiên đây không phải là thuốc nên nếu thấy bệnh tiểu rắt và đau bụng dưới không thuyên giảm thì người mắc bệnh cần đi gặp bác sĩ.
Giá đỗ: Giá đỗ có tính mát giúp lợi tiểu, trị tiểu nhiều lần, tiểu rắt.
- Nguyên liệu : 500g giá đỗ, 50g đường
- Cách thực hiện: Nước đun sôi thì thả giá vào luộc chín. Vớt bã và chắt lấy nước. Chia nước luộc giá thành nhiều phần để uống trong ngày.
- Lưu ý: Giá đỗ có tác dụng lợi tiểu vì vậy không nên uống vào buổi tối muộn để tránh tình trạng đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rau sam: Loại ra này vốn được biết đến có chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Rau sam giúp làm giảm các triệu chứng: Đầy hơi, tiểu rắt, đau bụng dưới, khó tiêu
- Nguyên liệu : 200g rau sam tươi
- Cách thực hiện: Rau sam rửa sạch, để ráo nước. Giã nát rau sam, lọc bỏ phần bã, chắt lấy nước để uống trong ngày
Rau mồng tơi: Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình. Rau có tính thanh nhiệt đồng thời chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe.
- Nguyên liệu: 200gr lá rau mồng tơi
- Cách thực hiện: Rau mồng tơi rửa sạch sau đó luộc lên. Ăn cả cái và uống nước luộc rau để phát huy tối đa tác dụng.
Lưu ý khi điều trị tiểu rắt đau bụng dưới để nhanh khỏi
Tiểu rắt thường không quá nguy hiểm tuy nhiên cũng không nên chủ quan trong quá trình điều trị, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau đây để quá trình chữa bệnh được rút ngắn:
- Khi mắc bệnh cần kiên trì, điều trị theo đúng phương pháp để trị bệnh triệt để , phòng ngừa bệnh tái đi tái lại.
- Thường xuyên thăm khám nếu đã từng bị sỏi thận, sỏi tiết niệu,…để can thiệp sớm khi có vấn đề. Đối với người khỏe mạnh cũng nên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện và loại bỏ sớm các mầm mống gây bệnh.
- Lựa chọn các loại quần lót có chất liệu cotton thoáng mát, thấm mồ hôi và không quá bó sát.
- Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, không thụt rửa quá sâu vào bên trong khi làm vệ sinh.
- Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su, chung thủy trong quan hệ để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh : Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin C, nhiều dinh dưỡng để nâng cao đề kháng của cơ thể.
Tiểu rắt đau bụng dưới tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm người bệnh tuyệt đối không nên coi thường. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và tuân thủ theo các phương pháp điều trị của bác sĩ thì bệnh sẽ mau khỏi. Vì vậy người bệnh cần vui vẻ, lạc quan để tinh thần thoải mái, cơ thể nhanh phục hồi.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!