Nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt? Cách điều trị như thế nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNước tiểu có bọt là thế nào, cảnh báo bệnh gì mà bạn có thể đang gặp gặp phải? Theo các bác sĩ thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận hay bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này mà không quá nguy hiểm. Bài viết ngay sau đây sẽ thông tin rõ hơn về vấn đề này.
Tại sao nước tiểu lại có bọt?
Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn hiện tượng nước tiểu có bọt , trong đó có cả yếu tố bệnh lý.
- Do ảnh hưởng của nước rửa toilet
Một số sản phẩm làm sạch toilet khi được sử dụng có thể phản ứng với nước tiểu người và tạo bọt. Đây là hiện tượng bình thường và không cảnh báo bất cứ nguy cơ sức khỏe nào.
Để cảm thấy yên tâm hơn, tốt nhất bạn nên tạm ngưng sử dụng nước rửa toilet để kiểm tra. Nếu sau đó nước tiểu không có bọt nữa thì có thể khẳng định chắc chắn được nguyên nhân. Trong trường hợp vẫn xuất hiện bọt thì bạn cần xem xét thêm các yếu tố nguy cơ khác.
- Đi tiểu với lực mạnh cũng có thể tạo bọt
Khi bạn đi tiểu trong trạng thái bàng quang quá đầy thì nước tiểu cũng có thể có bọt. Tuy nhiên, loại bọt này chỉ tồn tại trong vài phút sau đó biến mất. Trong trường hợp này thì nước tiểu có bọt cũng không phải là dấu hiệu của bệnh lý.
Để cải thiện tình trạng này, bạn không nên nhịn tiểu. Đáng chú ý, việc tích tụ nước tiểu quá lâu trong bàng quang cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi thận và cả tình trạng tiểu không kiểm soát.
- Nước tiểu có bọt do cơ thể mất nước
Việc cơ thể mất nước cũng là nguyên nhân dẫn tới nước tiểu xuất hiện bọt. Bởi lúc này, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc và qua quá trình vận động sẽ hình thành nên các bọt khí. Bên cạnh đó, khi cơ thể mất nước, nước tiểu còn có thể ngả màu đậm hơn, mùi khai hơn.
Trong trường hợp này, bạn nên bổ sung nước kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo, nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày và uống nhiều nước hơn khi làm việc nặng hoặc vận động thể thao.
- Do nhiều protein trong nước tiểu
Một trong những lý do quan trọng có thể dẫn tới tình trạng nước tiểu nhiều bọt là tồn tại của protein niệu. Hoạt chất này nhiều quá mức trong nước tiểu có thể xảy ra nếu chúng ta bổ sung quá nhiều protein sau khi tập thể dục cường độ cao. Đáng chú ý, đây cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề về bệnh thận, huyết áp cao hay bệnh tiểu đường mà không được chữa trị kịp thời.
- Do yếu tố bệnh lý
Một số người bệnh mắc bệnh liên quan đến thận, tiểu đường, nhiễm trùng tiết niệu thông thường sẽ đều có triệu chứng nước tiểu có bọt. Để khẳng định chính xác nhất, bạn nên tới khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nước tiểu có bọt là có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi nước tiểu xuất hiện bọt, rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Theo các bác sĩ thì nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng có bọt trong nước tiểu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, chúng sẽ tác động lên khu vực này và gây nên các bọt khí.
Ngoài dấu hiệu có bọt ở nước tiểu, các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiểu còn bao gồm tình trạng đau rát khi đi tiểu, thậm chí tiểu ra máu. Tốt nhất, nếu muốn xác định bạn có đang mắc chứng bệnh này hay không thì hãy tới gặp y bác sĩ để được thăm khám.
Ở đây các xét nghiệm kiểm tra nước tiểu và hệ tiết niệu sẽ được tiến hành nhằm xác định chắc chắn loại vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó bác sĩ có những cơ sở chắc chắn để kê toa dòng kháng sinh điều trị sao cho hiệu quả.
Mắc các vấn đề về thận
Thận là cơ quan mang chức năng lọc máu để sản xuất cũng như đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, bất cứ bệnh lý nào liên quan để thận như nhiễm khuẩn thận, huyết áp cao, suy thận và cả sỏi thận đều có khả năng gây nên tình trạng có bọt trong nước tiểu.
Nếu như nghi ngờ vấn đề về thận khiến nước tiểu xuất hiện bọt , bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó, có thể xác định nguyên nhân chính xác và bắt đầu điều trị bệnh theo phác đồ hợp lý nhất.
Nước tiểu có bọt cảnh báo bệnh tiểu đường
Tiểu đường cũng là căn bệnh có thể làm tăng khả năng nước tiểu bọt hơn. Các bệnh nhân gặp tình trạng này thường có nhiều phân tử đường huyết trong cơ thể.
Trong khi đó glucose là một phân tử có kích thước khá lớn, nếu nồng độ chất này trong máu quá cao thì thận rất dễ gặp trở ngại trong việc lọc chúng. Chính vì vậy có thể nói bệnh tiểu đường lá yếu tố gián tiếp gây ra hiện tượng bọt.
Ngoài ra, tình trạng nước tiểu xuất hiện bọt cảnh báo một số bệnh lý khác như:
- Bệnh về tim: Các loại bệnh về tim nhất cao huyết áp có thể gây tổn thương lớn tới thận, do đó tình xuất hiện bọt ở nước tiểu có thể xảy ra ở người bị bệnh này.
- Tiền sản giật: Nếu phụ nữ mang thai mà trong nước tiểu có nhiều bọt thì có nguy cơ cao bị tiền sản giật.
- Xuất tinh ngược dòng: Đây là hiện tượng tinh trùng len lỏi theo đường bàng quang để chảy ra ngoài qua nước tiểu. Điều này trái lại với quy luật thông thường là đào thảo từ niệu đạo. Lúc này, nếu như đi tiểu sau khi quan hệ tình dục, thì lượng tinh trùng bị đào thải ra cùng với nước tiểu sẽ có màu trắng, lợn cợn giống như bọt trong nước tiểu.
Khi nào đi tiểu có nhiều bọt nên khám bác sĩ?
Khi nước tiểu xuất hiện bọt mà kèm theo một trong những triệu chứng sau thì bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức:
- Bọt ở nước tiểu liên tục trong nhiều ngày.
- Xảy ra hiện tượng phù tay, chân, mặt và cả vùng bụng.
- Cơ thể xuất hiện tình trạng chán ăn, luôn mệt mỏi.
- Có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn
- Có dấu hiệu mất ngủ trong nhiều ngày.
- Đi tiểu bất thường, không kiểm soát
- Nước tiểu có màu đục, sẫm màu hơn so với bình thường và thậm chí là có máu.
- Nam giới không có tinh dịch hoặc cố gắng có con trong khoảng một năm nhưng không được.
Cách điều trị nước tiểu có bọt nhiều
Tùy vào mỗi bệnh khác nhau và cách chữa trị nước tiểu có nhiều bọt cũng khác nhau. Sau đây là một số gợi ý về một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Việc xây dựng một lối sống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện các bệnh lý gây nên tình trạng nước tiểu xuất hiện bọt mà còn giúp cơ thể chúng ta được khỏe mạnh hơn. Cụ thể:
- Hạn chế hoặc tốt nhất không nên sử dụng các loại thuốc lá, chất kích thích quá nhiều.
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Nếu mắc các bệnh lý về thận, huyết áp, tim mạch hay viêm đường tiết niệu thì nên thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát bệnh.
- Uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về thận.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ít muối, ít đường và dầu mỡ.
Kiểm soát tốt lượng đường huyết
Với người mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, nếu muốn thuyên giảm bệnh cũng như hạn chế tình trạng có bọt trong nước tiểu thì cần kiểm soát tốt lượng đường huyết. Điều này sẽ giúp thận bớt bị tổn thương do làm việc quá sức hơn.
Nếu lượng đường trong máu đang ở mức cao, bạn có thể sử dụng thuốc uống theo sự kê đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc tiêm insulin cũng là cách tốt để giảm chỉ số này.
Ổn định huyết áp
Nếu bị cao huyết áp, người bệnh cần theo dõi sát sao chế độ ăn uống và duy trì luyện tập thể dục mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc hạn chế muối và protein trong các bữa ăn hàng ngày cũng có thể giữ chỉ số này ổn định hơn.
Với người bị cao huyết áp, bác sĩ có thể chỉ định họ sử dụng nhóm thuốc có tác dụng chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu. Bên cạnh đó, một số loại thuốc kéo huyết áp về mức cân bằng và bảo vệ thận bị tổn thương là ACE và ARB cũng thường được nhiều người bệnh áp dụng.
Điều trị xuất tinh ngược
Xuất tinh ngược thường không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên tình trạng này cần được điều trị nếu nam giới muốn có con. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giúp đóng cổ bàng quang, ngăn không cho tinh dịch xuất ra đường này. Trong đó, thông dụng nhất là thuốc Imipramine, Pseudoephedrine, Ephedrine hay Phenylephrine,…
Một số lưu ý và cách phòng tránh tình trạng nước tiểu có bọt
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng này cũng như phòng ngừa hiện tượng nước tiểu có bọt, bạn nên chú ý những vấn đề như sau đây:
- Luyện tập thể dục thể thao tại nhà phù hợp với thể lực cũng như sở thích. Tập thể thao sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cũng như cải thiện chất lượng nước tiểu.
- Nếu có tiền sử mắc bệnh về thận, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường thì nên đi khám định kỳ.
- Nên tránh ăn đồ cay nóng, đồ có nhiều chất kích thích, đồ nhiều dầu mỡ và đồ nhiều muối.
- Nên bổ sung nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả.
- Nếu bệnh nhân bị tiểu đường thì nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tốt nhất là nên đi khám ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu khác thường ở nước tiểu, vì có thể đây là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý đúng cách nhất.
Bất cứ sự thay đổi bất thường nào của cơ thể, trong đó có hiện tượng nước tiểu có bọt cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan mà hãy tới khám bác sĩ ngay khi cần thiết để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có về cả sức khỏe và tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!