Viêm dạ dày có gây khó thở không? – [Bác sĩ Giải Đáp]

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm dạ dày là một bệnh lý thường gặp hiện nay ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Người bệnh gặp phải rất nhiều triệu chứng có mức độ nặng nhẹ khác nhau như: đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi,… Trong đó, có bệnh nhân gặp phải cả triệu chứng khó thở. Vậy thực sự viêm dạ dày có gây khó thở không?

Viêm dạ dày có gây khó thở không? Có nguy hiểm không?

Chắc rằng, bạn đang băn khoăn tại sao đau dạ dày lại gây khó thở. Vậy trên thực tế, viêm dạ dày có gây khó thở không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây:

Có đúng viêm dạ dày gây khó thở không?

Triệu chứng đặc trưng của người bệnh bị viêm dạ dày là tình trạng đau thượng vị sau khi ăn uống, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính còn xuất hiện một triệu chứng dễ nhận thấy là khó thở hoặc nghẹn khi nuốt.

Nguyên nhân của triệu chứng này là do lượng thức ăn vào dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn mà tồn đọng lại một phần. Sau một khoảng thời gian sẽ lên men, tạo khí trào ngược lên thực quản, tăng áp lực lên khí quản và gây khó thở đối với người bệnh.

viem da day co gay kho tho khong
Viêm dạ dày có gây khó thở không là thắc mắc của nhiều người

Khó thở khi bị viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Triệu chứng khó thở ở người viêm dạ dày khá hiếm gặp. Nhưng khi bị viêm dạ dày gây khó thở thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng khôn lường như:

  • Họng và thanh quản bị tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với axit dạ dày. Người bệnh có thể xuất hiện các cơn ho kéo dài, khàn tiếng mạn tính hay thay đổi thanh âm giọng nói.
  • Thực quản và khí quản dễ bị viêm loét nếu bị vi khuẩn có hại trong dịch vị dạ dày tấn công khi trào ngược. Vi khuẩn có thể tích tụ tại các vết thương tổn tạo thành ổ viêm, loét. Đặc biệt, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ mắc u bướu thực quản. Đó có thể u lành tính hay u ác tính (ung thư thực quản).

Theo thống kê từ các chuyên gia y tế, trong 5 người bị trào ngược thực quản kèm đau dạ dày thì có 1 người mắc ung thư thực quản. Điều này rất đáng báo động với người đau dạ dày bị khó thở.

Tuy vậy, phần lớn người bệnh đau dạ dày lại nhầm lẫn khó thở là vấn đề hô hấp, không liên quan đến dạ dày. Và triệu chứng khó thở do trào ngược thực quản dạ dày lại rất khó để phân biệt với khó thở do tim mạch hay hô hấp. Một số điểm giúp bạn nhận biết nó như:

  • Bệnh dạ dày gây khó thở thường kèm theo cảm giác đau tức vùng ngực và vùng xương ức, có thể lan xuyên ra vùng lưng. Các cơn đau hình thành khá rõ ràng, xuất hiện bất chợt kể cả khi đang ngủ, không đau âm ỉ.
  • Khi ăn, bệnh nhân sẽ thấy khó nuốt hơn, cảm giác như lồng ngực đang bị chèn ép.
  • Bệnh nhân khó thở lâu ngày có thể bị ho khan, hen suyễn, bùng phát viêm thanh quản, phế quản,…

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?
 

3 cách điều trị khó thở khi bị viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày gây khó thở nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe lâu dài. Để phòng ngừa trường hợp xấu nhất, người bệnh cần được can thiệp điều trị ngay khi có những dấu hiệu nhẹ.

Các cách điều trị chủ yếu là dùng thuốc, thảo dược hoặc được yêu cầu phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Dưới đây là chi tiết 3 cách điều trị cho người còn băn khoăn viêm dạ dày có gây khó thở không để bạn tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây là giải pháp điều trị nhanh chóng nhất với tình trạng bệnh lý dạ dày. Tùy vào từng tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc cho bệnh nhân đau dạ dày bao gồm:

  • Nhóm thuốc Antacid chứa hoạt chất Dimethicone hoặc Aluminium phosphate: Tác dụng là tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống loét và ngăn ngừa xuất huyết. Nhóm thuốc này được dùng nhằm làm giảm nhanh các cơn đau thượng vị, buồn nôn, ói mửa, ợ chua hay ợ hơi,…
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton như Esomeprazol, Omeprazol, Lansoprazol : Tác dụng nhằm làm giảm quá trình tăng tiết axit dạ dày, từ đó tránh gây kích thích và hạn chế vùng niêm mạc bị loét rộng hơn.
  • Nhóm thuốc chống co thắt dạ dày như Alverin, Drotaverin: Tác dụng nhằm để cải thiện những cơn co thắt dạ dày – đại tràng. Bạn nên hạn chế tối đa thuốc giảm đau chống viêm chứa steroid, vì nhóm thuốc này càng làm vết loét nặng hơn và tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Thuốc kháng histamin H2, ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có mức độ dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ nên có thể thay thế nhóm thuốc ức chế bơm proton trong một số trường hợp cần thiết.
  • Nhóm kháng sinh bao gồm: Amoxicillin, Clarithromycin, Levofloxacin,… : Nhóm này được sử dụng phối hợp khi viêm dạ dày có chứa vi khuẩn Helicobacter pylori.
viem da day co gay kho tho khong
Nhóm thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả cao trong làm giảm tiết axit dịch vị

Các bệnh nhân viêm dạ dày khi sử dụng thuốc Tây phần lớn đều đáp ứng và có tiến triển tốt. Tuy nhiên việc dùng thuốc không đều đặn hoặc quá liều có thể làm giảm hoặc phản tác dụng của thuốc, tăng chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Vậy nên cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng thuốc.

Điều trị với các loại thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, làm giảm bớt các cơn đau và triệu chứng xấu như khó thở. Một số bài thuốc từ thảo dược dân gian gợi ý cho bệnh nhân viêm dạ dày như sau:

  • Nghệ vàng: Trong nghệ vàng chứa lượng lớn hoạt chất curcumin, có tác dụng ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây tăng tiết dịch vị dẫn đến viêm dạ dày. Nó giúp hồi phục vết thương tổn ở thành trong dạ dày, ngăn ngừa khối u hình thành. Bạn có thể sử dụng dưới dạng tinh bột nghệ, làm gia vị,…
  • Cam thảo: Cam thảo có chứa hoạt chất giúp chỉ ức chế tăng tiết axit và histamine, đẩy lùi vết loét và thúc đẩy quá trình bài tiết dịch nhầy. Không những thế, cam thảo còn có công dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy sản sinh tế bào mới trong niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • Bồ công anh: Hoạt chất kháng sinh trong bồ công anh như: xanthophyll, lecithin, paraxanthine, violaxanthin,… cùng các vitamin, khoáng chất giúp giảm đau, kháng viêm và giảm vết loét dạ dày.
  • Lá khôi nhung (lá khôi tía): Chứa hoạt chất tanin và glucosid có khả năng chống viêm và làm se vết loét hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sự gia tăng dịch acid tại dạ dày, mau liền sẹo cũng như hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng của viêm dạ dày như: ợ chua, ợ nóng,…
  • Khổ sâm: Thành phần chính trong khổ sâm là Alcaloid toàn phần hỗ trợ tốt cho bệnh nhân dạ dày. Chúng còn giàu tannin và các hợp chất polyphenl,… có khả năng kháng khuẩn HP.
viem da day co gay kho tho khong
Bài thuốc từ bồ công anh là giải pháp tuyệt vời cho người bệnh thắc mắc viêm dạ dày

Những lưu ý để tránh khó thở khi bị viêm dạ dày

Để điều trị dạ dày đạt hiệu quả nhất, tránh bệnh mãn tính dẫn đến khó thở, người bệnh cần lưu ý cách ly các nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh. Bạn cần lưu ý tới một vấn đề sau:

  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm làm tăng gánh nặng cho dạ dày như: đồ uống chứa cồn, món ăn chiên xào, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chua (dưa muối, trái cây có vị chua).
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học khi bị đau dạ dày: Tăng cường chất xơ cho cơ thể, bổ sung rau xanh, thực phẩm ít dầu mỡ, thức ăn nấu chín kỹ và thức ăn mềm. Các món ăn dễ tiêu hóa như khoai lang, quả bơ, trứng, canh/soup,…
  • Không ăn quá no, nạp nhiều thực phẩm một lúc; cũng không nên bỏ bữa, để bụng quá đói. Nếu có thể hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn khác nhau trong ngày, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 tiếng để dạ dày làm việc tốt nhất.
  • Uống nhiều nước lọc để trung hòa dịch vị dạ dày hoặc thay bằng nước điện giải, các loại trà thảo dược có lợi cho dạ dày như trà gừng, trà bạc hà, nước cam thảo.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn 2 – 3 ngày khi bệnh bùng phát nặng.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, tránh căng thẳng, stress sẽ khiến các cơn đau dạ dày co thắt mạnh hơn, kèm theo triệu chứng khó thở càng nguy hiểm.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng để tăng nhu động ruột, cải thiện chức năng của dạ dày và giảm tình trạng khó thở do viêm loét mãn tính.

Khám bệnh lý về dạ dày ở đâu đảm bảo uy tín chất lượng nhất

Để đảm bảo bệnh lý dạ dày không tiến triển nặng thêm mà còn được chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc, đúng lộ trình và nhanh khỏi bệnh, bạn cần đến ngay địa chủ khám bệnh uy tín. Dưới đây là một số bệnh viện, phòng khám gợi ý cho bạn:

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

Là một trong những bệnh viện tuyến TW với chất lượng phòng khám dịch vụ uy tín. Các bệnh nội khoa đều được phát hiện kịp thời và chính xác với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Nhà A5 – Bệnh viện Đại học Y HN, số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội.
  • Số điện thoại: (84-24)35747788

Bệnh viện E đa khoa Hà Nội:

Bệnh viện thuộc Bộ Y Tế quản lý nên các tiêu chuẩn y khoa đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đây là trung tâm Tiêu hóa hiện đại top đầu Việt Nam với các kỹ thuật chẩn đoán nội soi mật tụy ngược dòng, chẩn đoán sớm ung thư dạ dày bằng công nghệ Nhật Bản,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 89, Trần Cung, p.Nghĩa Tân, q.Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02437543650.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện có nhận khám dịch vụ với đối tượng nhân dân ngay tại tầng 1. Ngoài ra còn phục vụ khám các đối tượng sử dụng bảo hiểm quân đội, bảo hiểm đăng ký tại bệnh viện hay bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới và đối tượng bộ đội.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Số điện thoại: (84-24)69555283

Bệnh viện Chợ Rẫy

Đây là một trong những bệnh viện tuyến cuối cho các tỉnh phía Nam với khả năng thăm khám, xét nghiệm và điều trị đa khoa. Bạn có thể yên tâm đến đây để điều trị chứng khó thở do viêm đau dạ dày.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ:  201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: (84-028)38554137

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi “Viêm dạ dày có gây khó thở không?”. Hy vọng bài viết đã làm rõ hơn vấn đề này và giúp bạn biết cách kiêng khem và điều trị kịp thời. Hãy nghiêm túc và kiên trì thực hiện để tránh bệnh chuyển sang viêm dạ dày mãn tính và nặng nề hơn nhé!