Lang Ben Ở Mặt
Lang ben là một dạng nhiễm trùng trên da do một loại nấm men gây bệnh. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng và lan rộng trên bề mặt da, đặc biệt là vùng da mặt. Vậy lang ben ở mặt có nguy hiểm và khó chữa trị hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện.
Lang ben ở mặt là gì? Dấu hiệu nhận biết
Lang ben là một dạng nấm da khá phổ biến do các vi nấm làm tổn thương, với biểu hiện là các mảng da loang lổ màu khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Lang ben không phải là một dạng bệnh do dị ứng mà liên quan nhiều hơn đến hormone. Chính vì vậy, đối tượng dễ mắc bệnh lang ben nhất chính là độ tuổi thanh thiếu niên.
Lang ben có thể xuất hiện trên mọi vị trí của cơ thể. Tuy nhiên, vùng da dễ mắc bệnh nhất vẫn chính là vùng da mặt. Bởi đây là một vị trí tương đối nhạy cảm, vùng da mỏng hơn và dễ lây lan hơn. Các chuyên gia nhận định rằng, lang ben cũng khó để điều trị và chăm sóc phục hồi hơn những vùng da khác, bởi vùng da này thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn, hay hóa mỹ phẩm,…
Dấu hiệu nhận biết lang ben ở mặt rõ ràng nhất có thể kể đến là:
- Đầu tiên, trên mặt sẽ xuất hiện các nốt phát ban có màu nâu nhẹ, hồng hoặc trắng. Hình dạng nốt ban này thường là hình oval, hình đa cung, hay hình tròn,…
- Những vết phát ban thường có xu hướng liên kết lại với nhau thành mảng lớn, chạy dọc từ trên mặt xuống ngực, cổ, lưng,… (lan rộng toàn thân).
- Bề mặt vùng da bị lang ben lâu dần sẽ bị bong tróc, xuất hiện vảy mịn, khi cào thì bong ra như bụi phấn.
- Lang ben ở mặt thường không gây đau rát dữ dội mà chỉ dừng lại ở việc ngứa rát. Theo thời gian, vùng da bị tổn thương có thể sẽ đổi sang màu khác do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng đến sắc tố da.
Nguyên nhân gây nên lang ben ở mặt
Nguyên nhân chính gây khởi phát ra căn bệnh lang ben ở mặt là do nấm men. Một số chủng nấm gây bệnh thường gặp bao gồm Malassezia furfur, M. sympodialis, M. globosa,… Các loại nấm men này sẽ gây tổn thương lên bề mặt da khi chuyển từ dạng tế bào sang dạng sợi.
Bên cạnh nguyên nhân chính trên còn tồn tại một số yếu tố khác làm thúc đẩy bệnh phát triển, bao gồm:
- Sống và làm việc trong điều kiện thời tiết ẩm và nóng, khiến các tuyến dầu khiến da tăng hoạt động, bài tiết nhiều bã nhờn hơn và gây mắc các bệnh da liễu do nấm.
- Người bị tăng tiết mồ hôi (người béo phì, tiểu đường, cường giáp,…) cũng tạo một môi trường thuận lợi giúp nấm men hấp thu lipid, chuyển sang hình dạng sợi và phát triển mạnh, gây thương tổn ở thượng bì da.
- Do thói quen sử dụng các loại sản phẩm bôi ngoài có dạng mỡ hoặc dầu gây tích tụ dầu thừa, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Thói quen vệ sinh da mặt kém hoặc không chính xác, khiến dầu thừa ứ đọng trong lỗ chân lông.
Chính vì những yếu tố này mà chuyên gia đã thống kê và xác định được nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất bao gồm:
- Người trong độ tuổi từ 13 – 37 tuổi dễ bị thay đổi hormone do dậy thì.
- Người trang điểm nhiều.
- Người có làn da dầu.
- Trường hợp thừa cân, béo phì.
- Người ăn nhiều thực phẩm chứa acid béo và dùng nhiều gia vị.
- Người có nội tiết tố không ổn định do dậy thì hoặc do cơ địa.
Lang ben ở mặt nguy hiểm không?
Trên thực tế, bệnh lang ben ở mặt không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe tổng thể bệnh nhân vì căn bệnh này chỉ là một dạng tổn thương da liễu (ngoài da). Tuy nhiên, bệnh lý lại ảnh hưởng nhiều đến mặt thẩm mỹ và ngoại hình của bệnh nhân nên gây cho người bệnh rất nhiều tự ti. Điều này có thể tạo nên rào cản giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Hơn nữa, bệnh lang ben lại có tính lây lan cao khi tiếp xúc lên vùng da bị bệnh, theo con đường trực tiếp và gián tiếp. Chính vì vậy, nếu trong gia đình có người bệnh lang ben, mọi người chú ý không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh (như quần áo, khăn lau mặt,…). Đồng thời, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm tại các cơ sở da liễu, tránh trường hợp tổn thương lan rộng trên khắp cơ thể.
Điều trị lang ben ở mặt như nào?
Theo khuyến cáo, để có thể điều trị dứt điểm lang ben ở mặt, bạn nên tới các cơ sở da liễu để được chuyên gia chỉ định chính xác theo từng triệu chứng và mức độ bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị hay được áp dụng nhất mà bạn có thể tham khảo:
Dùng thuốc đặc trị
Phương pháp điều trị Tây y là đi từ nguồn gốc căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh với lang ben là diệt vi nấm. Trường hợp này các loại thuốc kháng nấm sẽ được ưu tiên sử dụng nhất. Tuy nhiên các loại thuốc bôi ngoài da kháng nấm này chỉ nên sử dụng trong trường hợp tổn thương chưa quá nghiêm trọng. Trong tình trạng bệnh nặng hơn thì nên kết hợp thêm cả các loại thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc trị lang ben thì cần tuân thủ theo thời gian để loại bệnh tận gốc, sau đó mất thêm khoảng một thời gian nữa thì sắc tố da mới khôi phục. Các dạng thuốc kháng nấm phổ biến:
- Thuốc bôi ngoài da: Bao gồm các loại thuốc bôi kháng nấm chứa hoạt chất Terbinafine hoặc Ketoconazole,… hoặc thuốc bôi chứa Axit Salicylic (loại thuốc này có tác dụng làm sạch bã nhờn, loại bỏ tế bào sừng, sát trùng mức độ nhẹ và kìm hãm hoạt động của nấm men). Bên cạnh đó, thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide cũng được kê đơn nhiều để làm bong lớp sừng trên da, làm sạch tổn thương và loại bỏ nấm men ở lớp thượng bì, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Thuốc chống nấm đường uống: Với những trường hợp lang ben ở mặt lan rộng, khó để điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm đường uống. Mặc dù vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc uống quá nhiều bởi có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và gây độc cho gan, thận,…
Áp dụng mẹo dân gian
Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều mẹo khác nhau để chữa lang ben bên trên mặt vô cùng hiệu quả và được nhiều người tin tưởng áp dụng. Các mẹo phổ biến được kể đến đó là:
- Sử dụng chuối xanh: Lưu ý chỉ nên chọn chuối xanh bởi chúng rất nhiều nhựa, có khả năng kháng viêm tốt cho việc điều trị. Chuối xanh sau khi rửa sạch với nước thì đem cắt đôi, dùng để chà sát nhẹ nhàng trên vùng da mắc bệnh. Tần suất khuyến cáo cho người bệnh đó là 2 -3 lần trong một ngày, liên tiếp thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ thấy được thành quả rõ ràng.
- Sử dụng tỏi tươi: Tỏi tươi được ví là một loại kháng sinh trong tự nhiên, giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn và vi nấm gây bệnh. Không những thế, tỏi còn giúp người bệnh tăng cường được đề kháng và hệ miễn dịch. Bệnh nhân nên sử dụng tỏi tách vỏ, làm sạch sau đó giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da bị thương tổn. Để trong khoảng 5 phút thì rửa lại mặt với nước ấm.
- Sử dụng vỏ bưởi: Vỏ bưởi có chứa một loại tinh dầu the mát, có tính chống oxy hóa mạnh, ức chế vi nấm phát triển. Không những thế, chúng còn đem lại hiệu quả cao trong việc làm lành các tổn thương trên da, giúp da mau lành. Người bệnh hãy vệ sinh sạch vỏ bưởi, ép trực tiếp tinh dầu trên vỏ và bôi lên da. Để im trong khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước, thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.
- Sử dụng củ riềng: Riềng tươi cũng là một nguyên liệu trị lang ben hiệu quả mà bạn nhất định không nên bỏ qua. Riềng tươi có thể giã nát và đắp lên da hoặc dùng để ngâm rượu riềng để thoa lên vùng da bệnh. Tuy nhiên, với cách làm thứ 2, bạn sẽ cảm nhận vùng da mặt có cảm giác châm chích và nóng rát nhẹ nên hãy chỉ để khoảng 20-30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
Chăm sóc lang ben ở mặt như nào hiệu quả?
Thông thường, lang ben ở mặt có thể thuyên giảm sau khoảng nửa tháng điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhưng tuy vậy, đây lại là căn bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và lây lan nhanh chóng. Chính vì thế, ngay cả trong quá trình điều trị hay kể cả khi đã khỏi hoàn toàn, người bệnh vẫn nên giữ những thói quen sinh hoạt tốt để hạn chế bệnh quay lại:
- Rửa mặt với sữa rửa mặt chuyên dụng hoặc sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ khoảng 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Hạn chế các sản phẩm có chứa thành phần như Acid salic, Zinc, Glycolic acid,… vì dễ kích ứng.
- Sau khi làm sạch da thì sử dụng kem dưỡng ẩm để cấp nước cho da. Ưu tiên lựa chọn các loại kem dưỡng có kết cấu lỏng, mỏng nhẹ, mềm và dễ thấm để tránh gây bít tắc lỗ chân lông, không nên chọn sản phẩm có chứa thành phần như Mineral oil, Glycerin,…
- Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bạn hãy hạn chế trang điểm nhiều. Nếu bắt buộc phải trang điểm thì cuối ngày phải tẩy trang thật sạch. Bởi lớp trang điểm này sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da đổ nhiều dầu và tạo điều kiện phù hợp kích thích nấm men phát triển.
- Nếu bạn là người có làn da dầu thì hãy chuẩn bị bên cạnh một tập giấy thấm dầu để sử dụng, nhằm loại bỏ dầu thừa và giảm nguy cơ lây lan bệnh lang ben.
- Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, hút bụi thường xuyên và giặt, thay chăn, vỏ đệm, gối đều đặn. Nên phơi đồ dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt nấm men.
- Có thể dùng một số loại thảo dược trong tự nhiên như sả, riềng, gừng tươi, vỏ bưởi, vỏ cam, vỏ chanh,… để xông mặt mỗi tuần. Việc này không những giúp làm sạch sâu làn da, ngăn ngừa vi nấm trên mặt phát triển mà còn giúp cơ thể vô cùng thoải mái.
Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến bệnh lang ben ở mặt cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu sớm của bệnh, đừng chần chừ mà hãy liên hệ tới các chuyên gia da liễu để được hỗ trợ sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!