Lang Ben Ở Trẻ Sơ Sinh
Lang ben là bệnh da liễu ngoài da có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên lang ben ở trẻ sơ sinh thường gây khó khăn cho việc điều trị bởi làn da của bé rất nhạy cảm. Cơ thể còn non nớt khiến việc dùng thuốc cho trẻ cũng trở nên hạn chế. Vậy làm cách nào để điều trị lang ben cho trẻ hiệu quả, an toàn? Bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ giúp bạn đọc tháo gỡ thắc mắc nãy.
Lang ben ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết
Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh lý ngoài da xuất hiện do trẻ bị nhiễm nấm Malassezia. Bệnh khiến thường xuyên quấy khóc do cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu trong người. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng chúng có thể tái phát thường xuyên, gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Để nhận biết trẻ có bị lang ben hay không, cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Trên da của trẻ xuất hiện các mảng da có màu đậm hoặc sáng hơn so với vùng da còn lại.
- Những mảng da này thường có hình bầu dục, hình tròn với các viền tạo thành ranh giới với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Da có biểu hiện nổi vảy, bong tróc một cách tự nhiên.
- Trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, do không thể nói được nên trẻ sẽ khuấy khóc.
Trường hợp không được can thiệp điều trị sớm, lang ben có thể lan rộng gây khó khăn cho việc điều trị cũng như làm ảnh hưởng tới nhịp sinh hoạt của bé. Do đó, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra toàn diện.
Nguyên nhân nhận biết lang ben ở trẻ em
Nguyên nhân hình lang ben chủ yếu là do nấm Malassezia ở trẻ sơ sinh. Loại nấm này sẽ phát triển nhanh chóng và lây lan khi có sự hậu thuẫn của những yếu tố sau:
- Các bé có làn da nhạy cảm, nhờn cộng với sự thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố là yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của bệnh ngoài da, đặc biệt là lang ben.
- Hệ miễn dịch, sức đề kháng còn non nớt gây khó khăn cho việc tự bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Quần áo quá chật, mặc nhiều quần áo khiến mồ hôi tăng tiết quá mức hoặc mặc đồ còn ướt cũng là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn phát triển.
- Vi khuẩn, nấm thường sinh sôi và phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Vậy nên nếu trẻ đang sinh sống trong khu vực – thời tiết này sẽ có nguy cơ cao bị mắc lang ben hơn những đứa trẻ khác.
- Việc cha mẹ vệ sinh da cho bé không đúng cách hoặc không vệ sinh da cho bé thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn, nấm phát triển.
Lang ben ở trẻ sơ sinh có lây không?
Lang ben ở trẻ sơ sinh có lây không là câu hỏi được nhiều bậc làm cha, làm mẹ quan tâm. Dựa trên các nguyên nhân và triệu chứng nêu trên, lang ben là bệnh lý ngoài da rất dễ lây lan. Bệnh sẽ phát triển khó kiểm soát hơn trong điều kiện thời tiết thuận lợi, môi trường ẩm ướt.
Do đó, cha mẹ cần thận trọng trong việc chăm sóc các bé hoặc để bé tiếp xúc với những bé khỏe mạnh khác. Tốt nhất mẹ nên thường xuyên thay ga giường, chăn, quần áo cho trẻ. Lưu ý nên giặt riêng đồ của các bé và phơi chúng ở ngoài nắng hoặc dùng máy sấy tiệt trùng để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nào?
Lang ben mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu trẻ có những biểu hiện sau:
- Các tổn thương trên da của trẻ lan rộng một cách nhanh chóng và không thể kiểm soát bằng các phương pháp chăm sóc hay chữa trị thông thường.
- Tái phát ngay sau khi điều trị, lây lan nhanh và nghiêm trọng hơn các lần trước đó.
- Có tổn thương hoặc có nguy cơ viêm nhiễm do trẻ cào cấu.
Trẻ sơ sinh bị lang ben điều trị thế nào?
Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu cha mẹ phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị sớm. Theo đó, để loại bỏ các triệu chứng của lang ben, trị bệnh dứt điểm, bạn có thể áp dụng theo 2 biện pháp dưới đây.
Dùng mẹo dân gian chữa lang ben ở trẻ
Do hệ miễn dịch ở trẻ còn khá yếu ớt, cộng thêm làn da nhạy cảm nên việc dùng thuốc thường khá hạn chế. Để thay thế, nhiều mẹ đã tìm tới các biện pháp điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh ở thể nhẹ với mẹo dân gian. Cụ thể như sau:
Điều trị lang ben với rau răm
Rau răm là loại rau sống thường giúp làm tăng độ ngon của món ăn. Chúng cũng là loại thảo dược có công dụng cực tốt trong việc loại bỏ các bệnh lý ngoài da một cách an toàn.
- Chuẩn bị 1 nắm lá rau răm và 1 ít rượu trắng.
- Rửa sạch rau răm, giã nát để lọc lấy nước cốt.
- Hòa rượu trắng với nước cốt rau răm theo tỉ lệ 1:1.
- Dùng bông tăm/bông y tế thấm vào hỗn hợp rượu trắng, rau răm đã chuẩn bị.
- Bôi hỗn hợp vào vùng da đang cần điều trị lang ben ở trẻ trong 5 phút.
- Rửa lại với nước ấm rồi dùng khăn bông mềm lau khô da.
- Kiên trì áp dụng cách trị lang ben trẻ nhỏ này ngày 1 lần và thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày để theo dõi hiệu quả.
Sử dụng ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa được xem là thảo dược tự nhiên có chứa thành phần xanthium – một loại hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chúng còn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, điều trị mụn nhọt, lở loét ngoài da cũng như các bệnh lý khác như lang ben, viêm da,…
- Chuẩn bị 2 – 3 quả kế đầu ngựa đa được rửa với nước sạch và ngâm qua với nước muối pha loãng.
- Đập dập ké đầu ngựa, sau đó cho vào đun sôi với 300ml nước trong 15 phút.
- Cho nước ké ngựa ra cốc, chờ nguội thì cho trẻ uống khi còn ấm.
- Dùng ké đầu ngựa trị lang ben ở trẻ nhỏ mỗi ngày 1 lần, áp dụng kiên trì 3 – 5 ngày sẽ thấy các dấu hiệu của bệnh được cải thiện đáng kể.
Điều trị lang ben trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây
Trong trường hợp bệnh lang ben ở trẻ đã lan rộng và các biện pháp điều trị bằng mẹo dân gian không mang lại hiệu quả thì bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh lang ben ở trẻ em sẽ nhanh chóng được khắc phục chủ yếu bằng việc sử dụng thuốc bôi ngoài da.
Các loại thuốc bôi sẽ có hiệu quả trong trường hợp bị lang ben từ nhẹ tới trung bình. Khi các loại thuốc bôi không thể phát huy hiệu quả tốt thì bác sĩ mới cân nhắc cho trẻ sử dụng thuốc uống. Bởi việc dùng thuốc uống ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Được biết, loại thuốc bôi trị lang ben trong trường hợp này thường là thuốc đặc trị nấm Malassezia. Cụ thể, cha mẹ cần làm sạch vùng da bị bệnh cho trẻ rồi thoa thuốc lên trên da của bé theo hướng dẫn được ghi trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng thích hợp.
Cách phòng bệnh lang ben ở trẻ nhỏ
Thay vì phải vất vả tìm cách điều trị cho con hoặc đưa trẻ tới bệnh viện, cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh thông qua những biện pháp sau đây:
- Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, thường xuyên vệ sinh da, thay quần áo, bỉm cho trẻ nhất là khi thời tiết chuyển mùa, nóng bức.
- Đảm bảo làn da của trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Nên giặt riêng quần áo của trẻ và phơi ở nơi có nắng. Tránh giặt chung quần áo của các bé với các thành viên khác trong gia đình để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
- Cho trẻ mặc quần áo hoặc sử dụng khăn lau có chất liệu mềm, co giãn tốt và có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả.
- Dưỡng ẩm da cho bé theo hướng dẫn của các bác sĩ.
- Chọn sản phẩm làm sạch da, sữa tắm, dầu gội cho bé có tính dịu nhẹ, có khả năng cấp ẩm và sát khuẩn tốt.
- Nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra. Cha mẹ không tự ý mua thuốc hoặc điều trị bằng mẹo dân gian cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, các tổn thương do lang ben gây ra sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc và trông rất mất thẩm mỹ. Vậy nên, để giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, cha mẹ nên để ý bé và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám thường xuyên, đặc biệt là khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể của bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!