Bệnh á sừng kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNgoài dùng thuốc và thay đổi lối sống thì chế độ ăn uống cũng có vai trò vô cùng quan trọng với người bệnh á sừng. Bởi một số thực phẩm bạn ăn có thể khiến triệu chứng của bệnh thuyên giảm hoặc nặng lên. Nếu bạn đang quan tâm bệnh á sừng kiêng ăn gì và nên ăn gì thì hãy đọc bài viết dưới đây để biết đáp án.
Bệnh á sừng kiêng ăn gì?
Không phải thực phẩm nào người bệnh á sừng cũng nên ăn bởi sử dụng thực phẩm không hợp lý có thể khiến á sừng tái phát hoặc khiến bệnh nặng thêm. Vậy người mắc bệnh á sừng kiêng ăn gì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưới đây là một số nhóm thực phẩm bạn nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn khi bị bệnh.
Thực phẩm có nguy cơ dị ứng
Người bệnh á sừng nên hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng, nhộng tằm… Bởi nếu bạn có cơ địa dị ứng thì khi ăn các loại thực phẩm này hệ miễn dịch sẽ giải phóng histamin và gây ra các phản ứng dị ứng trên da như ngứa ngáy, nổi mề đay trên da hoặc thậm chí là khó thở.
Do vậy, nếu đang bị á sừng thì bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm trên nếu không muốn tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da nặng hơn. Tuy nhiên, nếu không bị dị ứng với các loại thực phẩm kể trên thì bạn vẫn có thể ăn bình thường.
Bệnh á sừng kiêng ăn gì? Thức ăn có gia vị cay nóng
Mặc dù các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu… giúp tăng hương vị cho món ăn nhưng bạn nên tránh chúng nếu không muốn triệu chứng á sừng nặng hơn. Thức ăn cay nóng không chỉ không tốt cho gan, dạ dày mà nó còn khiến các tổn thương trên da lâu lành hơn.
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ là một đáp án cho câu hỏi bệnh á sừng kiêng ăn gì? Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy ăn nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu… có thể làm trầm trọng thêm bệnh á sừng. Nguyên nhân có thể do thịt đỏ làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó khiến bệnh á sừng nặng hơn.
Tuy nhiên, trong thịt đỏ có chứa nhiều dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể, do vậy bạn không nên loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống, chỉ nên giảm lượng thịt mà bạn ăn hàng ngày, hàng tuần.
Thực phẩm muối chua
Các loại thực phẩm như dưa muối, cà muối, kim chi có chứa hàm lượng muối và acid cao nên nó có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của gan thận và làm chậm quá trình phục hồi tế bào da bị tổn thương.
Người bị á sừng không cần phải kiêng tuyệt đối loại thực phẩm này mà chỉ cần hạn chế sử dụng để tránh á sừng tái phát hoặc nặng lên.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, đường và muối… Những chất này đều có thể làm tăng quá trình viêm trong cơ thể và khiến á sừng tái phát hoặc nặng lên.
Thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích
Rượu, bia, cà phê… là những sản phẩm có chứa các chất kích thích và những hoạt chất không tốt cho da. Chúng có thể gây mất nước, làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, làm tổn thương trên da lâu lành hơn. Ngoài ra, một số chất trong các thức uống này có thể tương tác với thành phần của một số loại thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc.
Thực phẩm nhiều đường
Bệnh á sừng kiêng ăn gì? Đáp án là thực phẩm nhiều đường. Loại thực phẩm này có thể làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Ăn các món ăn nhiều đường như bánh, kẹo, kem… có thể khiến hàng rào bảo vệ trên da bị suy yếu và làm tổn thương da do á sừng lâu lành hơn.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Bệnh á sừng nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất có thể tăng cường sức khỏe làn da và giúp những tổn thương trên da nhanh lành hơn. Vậy người bệnh á sừng nên ăn gì?
Các loại cá béo
Người bệnh á sừng nên ăn các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ… ít nhất 2 lần mỗi tuần. Trong các loại cá này có chứa lượng acid béo omega-3 dồi dào. Đây là hoạt chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm mềm vùng da bị á sừng. Acid béo omega-3 cũng giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể.
Ngoài acid béo omega-3, trong các loại cá béo còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác tốt cho cơ thể. Do vậy, nếu bị vảy nến á sừng người bệnh đừng bỏ qua nhóm thực phẩm có nhiều lợi ích với làn da này.
Ngũ cốc nguyên cám
Hàm lượng chất xơ, protein và omega-3 dồi dào trong các loại ngũ cốc nguyên cám là những dưỡng chất tốt cho người bệnh á sừng. Các dưỡng chất này giúp tái tạo chức năng da, phục hồi tổn thương trên da do bệnh á sừng gây ra. Các loại ngũ cốc nguyên cám mà người bệnh á sừng nên ăn là yến mạch, gạo lứt, ngô, hạt kê….
Các loại rau, củ
Ăn các loại rau, củ hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng á sừng hiệu quả. Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, vitamin khoáng chất và chất chống oxy hóa. Khi đi vào cơ thể, các dưỡng chất này sẽ giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, đào thải độc tố,… từ đó hỗ trợ điều trị bệnh á sừng.
Trong các loại rau, củ cũng chứa một lượng nước dồi dào, do vậy thường xuyên ăn chúng sẽ cung cấp đủ độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô da, bong tróc da.
Những loại rau, củ bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm á sừng là bí đỏ, súp lơ, cà rốt, rau bina… Bạn có thể chế biến các loại rau trên bằng cách hấp, luộc để giữ lại tối đa các dưỡng chất có trong rau, củ.
Mật ong
Nếu người bệnh á sừng thích ăn những món có vị ngọt thì có thể sử dụng mật ong để thay thế cho các loại đường. Trong mật ong có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho làn da như vitamin C, B, E, K. Ngoài ra, mật ong cũng có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên nó giúp hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do á sừng.
Bạn có thể dùng mật ong pha với nước ấm, chanh, gừng hoặc cho vào các loại trà để uống hàng ngày nhằm hỗ trợ điều trị bệnh á sừng. Mặc dù mật ong có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó có thể khiến trẻ bị ngộ độc.
Các loại quả
Cũng như các loại rau củ, hoa quả chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Ăn trái cây hàng ngày sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da, phục hồi và tăng cường đề kháng trong cơ thể. Những loại trái cây người bệnh á sừng nên ăn là dâu tây, cam, bưởi, đào, cherry…
Các loại hạt
Các loại hạt như óc chó, mè đen, hạt lanh, hạnh nhân… có chứa hàm lượng acid béo omega-3 và chất xơ dồi dào. Do vậy, ngoài các loại cá béo, bạn cũng có thể bổ sung omega-3 cho cơ thể thông qua các loại hạt.
Ngao, sò và các thực phẩm giàu kẽm khác
Không phải loại hải sản nào người bệnh á sừng cũng nên hạn chế ăn. Ngao, sò là 2 loại hải sản được các chuyên gia da liễu khuyến cáo người bệnh á sừng nên ăn nhiều nếu không bị dị ứng. Trong ngao, sò có chứa một hàm lượng kẽm dồi dào.
Dưỡng chất này có đặc tính kháng viêm mạnh nên nó giúp kiểm soát các triệu chứng á sừng, khiến bệnh không nặng lên. Kẽm cũng là hoạt chất có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Bổ sung đủ kẽm cho cơ thể sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Nước
Bổ sung đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp bổ sung đủ độ ẩm cho da, cải thiện triệu chứng khô ráp và nứt nẻ do á sừng gây nên. Ngoài nước lọc bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể thông qua các loại nước ép trái cây, nước dừa, nước canh…
Lưu ý trong ăn uống phòng bệnh á sừng
Bệnh á sừng kiêng ăn gì và nên ăn gì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Để việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đúng cách nhằm hỗ trợ điều trị á sừng hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Nên lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nên ăn chín, uống sôi để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống.
- Không kiêng khem quá mức vì có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thực đơn hàng ngày, hàng tuần để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không ăn một thực phẩm quá nhiều vì có thể gây thừa chất.
- Ngoài quan tâm đến việc bệnh á sừng kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
- Hạn chế căng thẳng, không làm việc quá sức, nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày… để tăng cường hệ miễn dịch.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề bệnh á sừng kiêng ăn gì và nên ăn gì. Bạn có thể tham khảo bài viết kết hợp với sự tư vấn của bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp với bản thân, từ đó giúp phòng ngừa á sừng tái phát và nặng lên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!