Bị vảy nến tắm lá gì? “Đánh bay” vảy nến với 6 loại lá thuốc tốt nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Vảy nến là bệnh ngoài da hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng nhờ sử dụng phương pháp tắm lá thuốc được lưu truyền trong dân gian. Vậy, bị vảy nến tắm lá gì tốt nhất? Dưới đây là 7 gợi ý dành cho bạn. 

Dùng lá tắm chữa vảy nến có tốt không?

Như đã biết, bệnh vảy nến xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Chúng tấn công vào các tế bào khỏe mạnh và gây nên các tổn thương trên làn da điển hình là tình trạng da tấy đỏ, nứt nẻ khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu. Hiện nay, do chưa có thuốc đặc trị dứt điểm bệnh nên sử dụng là tắm tại nhà là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng.

Khi chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn, nấu nước lá tắm là mẹo chữa bệnh dân gian an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí cho bà con. Các thành phần hoạt chất trong lá sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, khiến cơ thể được thư giãn và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Dùng lá tắm chữa vảy nến có tốt không?

Ngoài ra, thường xuyên nấu nước lá tắm còn đem đến công dụng làm sạch cơ thể, đẩy lùi nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn và các tác động xấu từ môi trường lên làn da người bệnh.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của phương pháp này khá chậm, để nhìn thấy tác dụng người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nấu lá tắm chữa vảy nến chỉ nên được áp dụng với những trường hợp bệnh đang phát triển trong giai đoạn nhẹ, còn nếu đã chuyển biến nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Do thành phần dược liệu trong lá thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và hiệu quả chữa bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, khi bị mắc bệnh vảy nến, dù triệu chứng nhẹ hay nặng, bên cạnh sử dụng phương pháp trên, bạn cũng nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để kết hợp sử dụng thuốc nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, tránh làm bệnh diễn biến trầm trọng hơn.

Bị vảy nến tắm lá gì? Điểm danh 6 Loại lá tắm giúp “đánh bay” vảy nến hiệu quả

Nấu nước lắm tắm chữa vảy nến là phương pháp an toàn giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng rất tốt ngay tại nhà. Sau đây là gợi ý 7 loại lá tắm giúp “đánh bay” vảy nến hiệu quả nhất bạn nên áp dụng.

Dùng lá trầu không chữa vảy nến

Lá trầu không là một dược liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến để hỗ trợ cải thiện các loại bệnh về da trong đó có vảy nến. Với thành phần hoạt chất tinh dầu bên trong, lá trầu không mang tới công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. 

Bên cạnh đó, trong lá trầu còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Vì vậy, người bị vảy nến sử dụng lá trầu không để tắm hàng ngày không chỉ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa ngáy mà còn làm lành nhanh các tổn thương trên da.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị vài lá trầu không, đem rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn và bụi bám
  • Bắc nồi lên bếp, cho lá trầu không cùng 3 lít nước và đun sôi trong 15 phút.
  • Trong quá trình đun, bạn nên đậy kín nắp để tránh làm tinh dầu trong lá trầu bốc hơi ra ngoài.
  • Đổ nước đã đun sôi vào chậu, thêm một ít nước mát cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm.
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc này mỗi ngày, sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bị vảy nến tắm lá gì? – Chữa vảy nến bằng cách nấu nước lá khế

Theo y học cổ truyền, nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, nên lá khế thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc Nam để điều trị các bệnh lý như ho hoặc các tổn thương ngoài da điển hình là bệnh vảy nến.

Với tác dụng làm sạch, khử khuẩn tốt, dùng loại lá thuốc này người bệnh vảy nến sẽ cảm nhận được các vết loét lành lại nhanh chóng, vết mẩn đỏ mờ dần và tình trạng ngứa ngáy cũng cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, thành phần vitamin và khoáng chất có trong lá khế còn giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da cho người bệnh vảy nến. Bạn có thể sử dụng lá khế đun nước tắm hàng ngày.

Lá khế có công dụng rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến

Cách nấu nước lá khế chữa bệnh như sau:

  • Rửa sạch 200gr lá khế tươi.
  • Dùng tay vò nát rồi đem đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 20 phút với lửa nhỏ.
  • Đổ nước lá khế ra chậu, để cho nguội bớt là có thể dùng tắm rửa.
  • Người bệnh có thể dụng bã lá khế để chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nấu nước trà xanh tắm hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

“Bị vảy nến tắm lá gì?” Dùng lá trà xanh nấu nước tắm để điều trị vảy nến đang là phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Theo một số nghiên cứu, trong lá trà xanh có rất nhiều thành phần hóa học như caffeine, acid tannic,.. có công dụng rất tốt trong việc ức chế hình thành các mảng bong tróc trên da, thúc đẩy hoạt động của các enzym tái tạo da, đồng thời còn loại bỏ tế bào chết giúp làm mờ vết sẹo khiến da trở lên mềm mịn hơn.

Bên cạnh đó, lá trà xanh còn giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Thành phần chất chống oxy hóa có trong lá trà giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, ngăn chặn quá trình oxy hóa và không cho bệnh tiến triển nặng.

Công thức nấu nước lá trà xanh như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà vừa đủ, đem rửa sạch, chỉ chọn lá tươi không sâu bệnh.
  • Cho lá trà cùng 3 lít nước vào nồi. Bắc lên bếp và đun sôi trong khoảng 15 phút. Khuấy tan thêm 1 chút muối.
  • Đợi nước nguội bớt rồi đổ ra thau tắm rửa. Người bệnh có thể tận dụng lá trà chà nhẹ nhàng lên da cũng đem lại hiệu quả điều trị rất tốt.
  • Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt.

Dùng lá trà xanh nấu nước tắm để điều trị vảy nến

Bị vảy nến tắm lá gì? – Tắm lá lược vàng chữa vảy nến

Dùng lá lược vàng chữa vảy nến đem lại hiệu quả rất tốt. Thành phần flavonoid có trong loại dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn tình trạng oxy hóa diễn ra.

Khi sử dụng lá lược vàng tắm trị bệnh sẽ giúp ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng, giảm tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy.

Cách nấu lá lược vàng chữa vảy nến rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 100gr lá lược vàng, nhặt bỏ đất rễ và rửa sạch với nước
  • Thái nhỏ dược liệu, cho vào nồi cùng 2 lít nước rồi đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Khi các hoạt chất đã hòa tan vào nước thì khuấy thêm 1 ít uống rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, chế thêm một ít nước lạnh cho nguội bớt.
  • Dùng nước này để tắm và rửa vùng da bị tổn thương hàng ngày cho đến khi bệnh tiến triển tốt hơn.

Dùng lá lốt tắm chữa vảy nến

Lá lốt thường được dùng là loại rau ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng, nó còn là thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến rất tốt.

Theo y học cổ truyền là lốt là vị thuốc không thể thiếu trong việc điều trị một số bệnh về tiêu hóa, răng miệng và các bệnh ngoài da như vảy nến. Nhờ có tính kháng khuẩn và chất chống oxy hóa cao, sử dụng lá lốt chữa vảy nến đem lại công dụng ngăn chặn viêm nhiễm, phục hồi vết thương đồng thời làm chậm quá trình oxy hóa trên da.

2 bước đơn giản để sử dụng lá lốt chữa vảy nến:

  • Chuẩn bị khoảng 10 nhánh lá lốt, để nguyên rễ và thân.
  • Đem rửa sạch và đun sôi cùng 2-3 lít nước
  • Để nước nguội bớt rồi dùng tắm rửa những vùng da bị tổn thương
  • Áp dụng thường xuyên để thấy bệnh được cải thiện rõ rệt

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, người mắc bệnh vảy nến có thể dùng lá lốt sắc thành thuốc uống. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, đem rửa lại thật sạch với nước để loại bỏ đất cát và bụi bẩn.
  • Dùng cối giã nát, chắt lấy nước cốt và pha thêm 50ml nước sôi để uống.
  • Kiên trì uống 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

Nấu nước lá muồng trâu tắm chữa vảy nến

Trong dân gian, lá muồng trâu là vị thuốc quen thuộc, thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,…

Vì vậy, bệnh nhân mắc vảy nến cũng có thể sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh. Nhờ thành phần có chứa hoạt chất Anthraquinones sẽ giúp khắc phục các tổn thương trên da, đẩy lùi tình trạng bong tróc, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Cách nấu nước lá muồng trâu như sau:

  • Chọn lấy 10 ngọn muồng trâu và 20 đoạn rau răm rửa sạch hết bụi bẩn.
  • Cho 2 loại dược liệu này vào nồi, thêm một chút muối và đun sôi khoảng 15 phút.
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm ít nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm rửa.
  • Kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi tuần 2-3 lần sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.

Những lưu ý khi sử dụng lá tắm chữa vảy nến tại nhà

Mặc dù vảy nến là bệnh mãn tính, hiện chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn, nhưng bạn có thể sử dụng những công thức tắm lá đơn giản trên đây để cải thiện bệnh nhanh chóng ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân vảy nến cũng cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

  • Vệ sinh thật sạch sẽ các loại dược liệu sử dụng, tránh để tình trạng bám bụi, đất dễ gây viêm nhiễm và khiến da bị kích ứng làm bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, nên ưu tiên sử dụng các loại lá có sẵn trong vườn, trồng tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu hay các chất kích thích hóa học khác.
  • Chỉ nên đun nước tắm từ 10 – 15 phút, không để quá lâu và cần đậy kín nắp trong suốt quá trình đun. Tránh làm tinh chất bị bay hơi mất, lúc này nước lá sẽ bị giảm tác dụng đáng kể. Ngoài ra, nên cân nhắc tới nhiệt độ nước, không dùng nước quá nóng dễ gây bỏng, trầy da khiến tình trạng trở lên tồi tệ hơn.
  • Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi tắm nước lá. Các lỗ chân lông sẽ thông thoáng giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Không sử dụng lá tắm trong trường hợp bệnh vảy nến có các triệu chứng nặng như lở loét, mưng mủ, chảy máu,…. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp và xin lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong suốt quá trình điều trị tránh uống rượu bia, hút thuốc, ăn quá cay hoặc quá nóng. Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời tăng cường tập thể dục để tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Không dùng tay chà xát, cào, gãi lên các vùng da tổn thương vì có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh tình chuyển nặng hơn.
  • Lưu ý, nếu sử dụng phương pháp này một thời gian dài mà không thấy hiệu quả, bạn nên đi thăm khám tại các địa chỉ uy tín để được hướng dẫn điều trị kịp thời.

Lưu ý khi tắm lá chữa vảy nến tại nhà

Trên đây là gợi ý về 6 loại lá tắm tốt nhất giúp bạn trả lời được câu hỏi “bị vảy nến tắm lá gì? Tuy nhiên, những phương pháp này không đem lại hiệu quả tức thì cũng như loại bỏ bệnh hoàn toàn mà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh tức thì. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên da người bên cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, lành tình. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý có thể gây biến chứng. Làm thế…

Xem chi tiết

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu…

Xem chi tiết

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô…

Xem chi tiết

Vảy nến da mặt là bệnh da liễu mọi người không nên chủ quan bởi chúng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự tin khi giao tiếp với mọi người. Do vùng da mặt…

Xem chi tiết

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh ngoài da, tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy vảy nến có tự khỏi không, cách điều trị như thế…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *