Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả nhanh, dễ thực hiện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênVảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ. Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp với cách chữa vảy nến da đầu tại nhà để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
10 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà nên bỏ túi
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Vảy nến da đầu là một trong những dạng vảy nến á sừng thường gặp nhất. Bệnh có thể gây ngứa ngáy dữ dội, thậm chí là rụng tóc. Vảy nến da đầu thường xuất hiện phổ biến ở nam giới hơn các đối tượng khác. Thời tiết lạnh, khô, căng thẳng kéo dài… có thể làm triệu chứng vảy nến da đầu chuyển nặng.
Cũng như các thể vảy nến khác, vảy nến da đầu không thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị để giảm triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát.
Các loại thuốc Tây điều trị vảy nến thường giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, tuy nhiên, loại thuốc này không thể sử dụng trong thời gian dài. Do vậy, khi mới bị vảy nến da đầu hoặc bị vảy nến nhẹ thì bạn có thể tham khảo áp dụng các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà. Những cách dưới đây đều sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên an toàn với người bệnh và dễ thực hiện.
Giấm táo
Giấm táo thường được sử dụng để điều trị các bệnh về da trong đó có vảy nến da đầu. Các hoạt chất trong giấm táo có dụng kháng viêm kháng nấm nên nó giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn phát triển trên da đầu và hạn chế tình trạng ngứa do vảy nến gây ra.
Cách dùng giấm táo trị vảy nến:
- Uống giấm táo: Bạn có thể pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 2: 10 sau đó cho thêm một thìa cà phê mật ong vào nước táo vào pha để dễ uống hơn. Uống 2 cốc nước giấm táo mật ong mỗi ngày sẽ giúp đào thải độc tố, tăng cường sức đề kháng trong cơ thể từ đó giúp điều trị vảy nến da đầu từ bên trong.
- Thoa giấm táo lên da đầu: Để trị vảy nến da đầu, bạn nên pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 sau đó vệ sinh vùng da đầu mắc bệnh, thoa giấm táo vừa pha lên da đầu, để trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch. Thoa giấm táo lên đầu sẽ giúp sát khuẩn, đồng thời cân bằng độ pH của da đầu, từ đó giảm triệu chứng vảy nến. Nên thực hiện phương pháp trên hàng ngày để triệu chứng ngứa da đầu, vảy da nhanh chóng thuyên giảm. Trước khi dùng giấm táo, bạn nên thử dùng một chút giấm táo thoa lên da, nếu da không bị kích ứng mới nên sử dụng tiếp.
Dầu dừa – cách chữa vảy nến da đầu tại nhà đơn giản
Sử dụng dầu dừa để chăm sóc da, tóc đã được ông cha ta áp dụng từ xa xưa. Trong dầu dừa có các vitamin và khoáng chất giúp dưỡng ẩm da, hạn chế khô da, bong tróc vảy trên đầu. Thêm vào đó, các acid béo trong dầu dừa cũng giúp tạo ra hàng rào bảo vệ da, sửa chữa các mô da bị hư tổn và tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây tổn thương da dầu.
Cách dùng dầu dừa chữa vảy nến tại nhà: Làm ướt đầu sau đó thoa một ít dầu dừa lên vùng da bị vảy nến và massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong dầu dừa thẩm thấu vào da. Để dầu dừa trên da đầu 10 – 15 phút sau đó gội sạch bằng nước ấm và dùng dầu gội như bình thường.
Gội đầu bằng lá trà xanh chữa vảy nến da đầu
Lá trà xanh (chè xanh) được dân gian tận dụng để điều trị các bệnh da liễu như á sừng, mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da cơ địa, và vảy nến. Không chỉ được lưu truyền trong phạm vi dân gian, tác dụng chữa các bệnh da liễu của trà xanh cũng đã được các nhà khoa học chứng minh trong nhiều nghiên cứu.
Theo dân gian, trà xanh có vị hơi đắng tính hàn nên thường được sử dụng để thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu như viêm da, mẩn ngứa, vảy nến… Còn theo y học hiện đại, trong trà xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh như catechin, caffeine, tannin… giúp điều chỉnh hoạt động của enzyme caspase 14, thúc đẩy quá trình tái tạo da trên cơ thể. Do đó, nếu dùng trà xanh trị vảy nến thì sẽ giúp hạn chế tình trạng bong tróc da và làm chậm quá trình hình thành lớp sừng mới trên da.
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng trà xanh:
- Lấy một nắm trà xanh rửa sạch, ngâm với nước muỗi pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất còn sót lại trên lá.
- Vò nát lá trà xanh đã rửa và cho vào nồi đun với 1,5 – 2 lít nước.
- Để nước trà xanh nguội bớt hoặc bạn có thể pha nước trà vừa đun với nước mát để gội đầu hàng ngày.
Nha đam
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nha đam có nhiều hoạt chất có tác dụng làm giảm triệu chứng của vảy nến da đầu. Glucomannan trong nha đam có đặc tính chữa lành vết thương, nó giúp những tổn thương trên da đầu nhanh phục hồi hơn. Hàm lượng nước dồi dào trong nha đam cũng giúp bổ sung độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng bong da, tróc vảy da đầu. Bên cạnh đó, nha đam cũng có các chất chống oxy hóa mạnh giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Hướng dẫn cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng nha đam:
- Lá nha đam rửa sạch, bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài để lấy lớp gel bên trong.
- Lấy gel nha đam vừa thu được massage nhẹ nhàng lên vùng da đầu bị vảy nến trong 10 – 15 phút sau đó gội đầu sạch với nước. Nên áp dụng cách chữa vảy nến bằng nha đam này hàng ngày để cảm nhận hiệu quả.
Bồ kết
Để giảm vảy nến da đầu tại nhà, bạn có thể thực hiện một cách rất đơn giản đó là gội đầu bằng bồ kết. Từ xa xưa, bồ kết đã được sử dụng để làm nước gội đầu nhằm giảm rụng tóc, đen tóc, giảm gàu và giúp tóc mượt hơn. Ngày nay, y học hiện đại cũng tìm thấy trong thảo dược này có hoạt chất saponin có tác dụng kháng nấm và ức chế vi khuẩn phát triển. Gội đầu bằng bồ kết hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy da đầu, giảm tình trạng bong tróc vảy trắng.
Bạn có thể tham khảo cách chữa vảy nến da đầu tại nhà dưới đây để giảm các triệu chứng bệnh:
- Chuẩn bị 5 – 7 quả bồ kết (có thể tăng số lượng nếu tóc dài và dày) đem nướng đến khi bồ kết có mùi thơm và quả bồ kết hơi chuyển sang màu vàng là được
- Dùng chày hoặc đạp nhỏ bồ kết và đun với nước sau đó dùng nước này pha với nước mát để gội đầu.
- Nên gội đầu bằng bồ kết 3 – 4 lần/1 tuần để giảm vảy nến da đầu hiệu quả.
Trầu không
Trầu không có vị cay, tính ấm có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm. Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm của trầu không cũng được các nhà khoa học chứng minh thông qua việc phân tích hoạt chất trong loại cây này. Theo các chuyên gia, lá trầu có chứa eugenol có tác dụng giảm ngứa, giảm đau rát da. Thêm vào đó, alkaloid trong trầu không cũng có tác dụng sát khuẩn da và ức chế sự phát triển của nấm men. Vì những công dụng trên mà sử dụng lá trầu không như một loại thuốc chữa bệnh vảy nến có thể giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả.
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng lá trầu an toàn, dễ thực hiện:
- Lấy một nắm lá trầu rửa sạch sau đó vò nhẹ.
- Cho trầu không vào ấm đun sôi với 1,5 lít nước sau đó tắt bếp.
- Lọc bỏ bã trầu không để thu được nước trầu không.
- Gội đầu sạch sẽ sau đó lấy nước trầu không vừa đun gội đầu lại lần nữa. Massage da đầu 10 – 15 phút sau đó gội lại với nước sạch.
Muối epsom giúp giảm vảy nến da đầu nhanh chóng
Sử dụng muối Epsom để gội đầu là cách đơn giản để cải thiện vảy nến da dầu. Muối Epsom có chứa magie, lưu huỳnh và oxy. Những chất này có tác dụng phục hồi và bảo vệ làn da. Nó cũng giúp làm mềm da, loại bỏ các mảng bám trên da dầu và giảm ngứa da đầu và sát khuẩn trên da hiệu quả.
Cách sử dụng muối Epsom trị vảy nến da đầu:
- Lấy ½ thìa muối Epsom trộn với dầu gội thông thường sau đó dùng hỗn hợp này để gội đầu như thông thường. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong muối Epsom thẩm thấu vào da dầu. Ngoài cách trên, bạn cũng có thể trộn ½ thìa muối Epsom với 1 cốc nước lọc sau đó dùng dung dịch này massage nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến và gội với nước sạch.
- Nên gội đầu bằng muối Epsom 2 – 3 lần mỗi tuần để cải thiện triệu chứng vảy nến.
Sữa chua
Sữa chua có nhiều lợi ích với tóc và da dầu như giúp mượt tóc, nuôi dưỡng da đầu, giảm gàu. Các dưỡng chất trong sữa chua cũng bổ sung độ ẩm cho da đầu, nên nó giúp hạn chế tình trạng da đầu bị khô và bong tróc vảy
- Để chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng sữa chua, bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:
- Lấy sữa chua không đường với lượng vừa phải để thoa lên vùng da đầu bị vảy nến.
- Massage da đầu nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong sữa chua thẩm thấu vào da.
- Để sữa chua trên đầu 15 – 20 phút sau đó gội đầu lại bằng nước sạch.
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng lá khế
Theo y học cổ truyền, lá khế có tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng… nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến. Còn theo y học hiện đại, trong lá khế có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Lá khế cũng thường khá dễ tìm, do vậy đây là cách chữa vảy nến da đầu tại nhà được nhiều người tin tưởng áp dụng.
Cách chữa vảy nến da đầu cực kỳ đơn giản bằng lá khế:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế chua và 1 quả khế chua sau đó rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Lấy hỗn hợp vừa xay được đem đun sôi với nước, cho thêm một chút muối vào đun cùng sau đó để nguội bớt và dùng để gội đầu.
- Massage nhẹ nhàng da đầu để các dưỡng chất trong hỗn hợp thẩm thấu sâu vào da đầu.
- Sau 10 – 15 phút thì gội đầu lại bằng nước sạch.
Dầu olive
Tương tự như dầu dừa, dầu olive cũng được sử dụng phổ biến để chăm sóc da và tóc. Không chỉ giúp dưỡng ẩm, dầu olive còn giúp kháng viêm, làm chậm quá trình tăng sinh của tế bào da.
Dưới đây là cách chữa vảy nến da đầu tại nhà đơn giản, an toàn bằng dầu olive:
- Cho 2 – 3 thìa dầu olive vào chén nhỏ sau đó đặt chén đó vào 1 bát nước sôi để làm ấm dầu olive.
- Khi dầu olive ấm lên thì lấy dầu này massage nhẹ nhàng lên vùng da đầu bị vảy nến để loại bỏ lớp vảy trắng trên da.
- Để dầu olive trên tóc 20 – 25 phút sau đó gội lại bằng nước sạch. Nếu có điều kiện nên thực hiện cách chữa vảy nến trên hàng ngày để giảm nhanh triệu chứng bệnh.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến da đầu tại nhà
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà thường dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ được truyền miệng và chưa được kiểm chứng khoa học, do vậy khi áp dụng các mẹo chữa vảy nến trên, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn:
- Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà chỉ nên áp dụng với người bị bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Những trường hợp bị vảy nến nặng có dấu hiệu nhiễm trùng thì nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
- Hiệu quả của các cách chữa vảy nến trên thường khá chậm và phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do vậy người bệnh nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà thấy triệu chứng vảy nến da đầu không cải thiện thì nên đổi sang phương pháp điều trị khác.
- Khi lựa chọn các nguyên liệu để trị bệnh nên lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, không nhiễm thuốc sâu hay hóa chất khác.
- Với những người có cơ địa dị ứng, nên thử trước một lượng nhỏ lên da đầu, nếu không thấy bất kỳ thay đổi nào thì mới tiếp tục dùng tiếp.
- Ngoài áp dụng các cách trên, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị.
Trên thực tế, các mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà được rất nhiều người áp dụng nhưng hiệu quả chỉ dừng lại ở mức thuyên giảm triệu chứng, không thể đem lại hiệu quả trị bệnh dài lâu. Để giải quyết vảy nến từ căn nguyên đến triệu chứng, bạn cần tìm đến các bài thuốc y học cổ truyền có nguyên tắc điều trị rõ ràng, tính đặc trị cao hơn. Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang của Nhất Nam Y Viện chính là bài thuốc mà bệnh nhân vảy nến da đầu cần tìm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!