Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp: Đơn thuốc, lưu ý, tác dụng phụ

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Để điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp của Bộ Y tế. Việc điều trị này cần có sự kết hợp giữa nhiều loại thuốc với liều lượng, cách dùng khác nhau. Nếu người bệnh không tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chính sức khỏe của mình.

Nguyên tắc khi dùng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp

Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định để điều trị các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn H. Pylori gây ra. Nguyên tắc hoạt động của phác đồ này là phối kết hợp 3 – 4 loại thuốc, trong đó sẽ có kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, thuốc ức chế tiết acid dịch vị dạ dày và thuốc hỗ trợ phục hồi niêm mạc. Từ đó đảm bảo diệt khuẩn triệt để, bảo vệ ổ viêm loét niêm mạc, khôi phục sức khỏe dạ dày và hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

phac do thuoc dieu tri vi khuan hp
Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp hầu hết đều là kháng sinh

Tóm lại, nguyên tắc hoạt động của phác đồ thuốc điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp chính là:

  • Dựa trên cơ sở bệnh lý để loại bỏ các yếu tố gây bệnh..
  • Bình ổn, khôi phục chức năng dạ dày.
  • Tăng cường, thúc đẩy tái tạo niêm mạc dạ dày, đồng thời loại trừ các biểu hiện bệnh đi kèm.

Cụ thể:

Loại bỏ yếu tố gây bệnh: Tiêu diệt vi khuẩn Hp

Bình ổn chức năng:

  • Dùng thuốc để ức chế bài tiết acid HCl và Pepsin.
  • Dùng thuốc để trung hoà các acid trong dạ dày – tá tràng.

Tăng cường bảo vệ:

  • Dùng thuốc có tác dụng bao phủ niêm mạc, bảo vệ các ổ loét.
  • Dùng thuốc có công dụng kích thích sản xuất chất nhầy, tái tạo niêm mạc.

Thông thường, mỗi đợt điều trị Hp sẽ kéo dài trong 2 tuần, nhiều trường hợp cần duy trì liên tục trong 4 – 8 tuần sau đó để có thể điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, cần hạn chế thời gian sử dụng kháng sinh, vì nếu dùng trong thời gian dài người bệnh sẽ gặp nhiều tác dụng phụ, đồng thời vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.

Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định trong trường hợp nào?

Có khoảng 60 – 70% dân số Việt Nam nhiễm khuẩn Hp, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng cần điều trị ngay lập tức. Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp sẽ được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị viêm dạ dày kết hợp với u MALT, loét dạ dày, ung thư dạ dày.
  • Tiền sử gia đình bệnh nhân đã có người mắc ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm  teo niêm mạc dạ dày.
  • Người thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.
  • Người bị chứng khó tiêu: Đầy bụng, đau hoặc nóng rát vùng thượng vị.
  • Người sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), aspirin trong thời gian dài.
  • Người làm việc trong môi trường có nguy cơ bị nhiễm hóa chất cao như: Khai thác than, quặng,….

Áp dụng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp có tác dụng gì?

Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp sẽ giúp trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Cụ thể như sau:

  • Giúp hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc, nhờn thuốc.
  • Đảm bảo việc sử dụng thuốc và quá trình trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của từng người.
  • Giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời những nguy cơ về sức khỏe người bệnh.
  • Giúp bác sĩ có phương án dự phòng để thay thế phác đồ điều trị trong trường hợp cần thiết.
  • Giúp cả người bệnh và bác sĩ ở thế chủ động, hạn chế biến chứng không mong muốn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp của Bộ Y Tế

Hiện nay, có 2 loại phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp chủ đạo là: Phác đồ điều trị 3 thuốc và phác đồ điều trị 4 thuốc. Các loại kháng sinh đặc hiệu được hỗ trợ bởi những loại thuốc khác nhằm gia tăng hiệu quả điều trị.

[pr_middle_post]

phac do thuoc dieu tri vi khuan hp
Các phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Các loại kháng sinh tiệt trừ vi khuẩn Hp

Nhóm kháng sinh đặc trị Hp có tác động trực tiếp ức chế hoạt động và quá trình nhân đôi của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt Hp có trong dạ dày. Các loại kháng sinh thường được sử dụng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP là:

Kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh penicillin, tiêu diệt vi khuẩn Hp bằng cách gắn vào một hoặc nhiều protein của vi khuẩn, từ đó ức chế khả năng sinh tổng hợp peptidoglycan của tế bào vi khuẩn. Khi đó, vi khuẩn sẽ bị kìm hãm dẫn đến tự phân hủy.

Kháng sinh Amoxicillin được ưu tiên sử dụng trong phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp vì tương đối bền trong môi trường dịch vị dạ dày. Dù tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nhưng loại kháng sinh này chống chỉ định cho người bị tăng bạch cầu đơn nhân. Đồng thời tỉ lệ vi khuẩn kháng Amoxicillin cũng rất cao, rơi vào khoảng 25.5%.

Kháng sinh Clarithromycin

Clarithromycin có khả năng diệt khuẩn mạnh, thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Loại thuốc này chỉ được chỉ định cho bệnh nhân không sử dụng Clarithromycin trong thời gian gần đây. Nguyên lý hoạt động của Clarithromycin là gắn vào tiểu đơn vị ribosom của vi khuẩn, từ đó ức chế quá trình tổng hợp protein ngăn cản quá trình nhân đôi, tiêu diệt triệt để vi khuẩn.

Trong phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp, hàm lượng Clarithromycin được sử dụng là 500mg/ 3 lần/ ngày. Người bị dị ứng với nhóm kháng sinh macrolidvà người đang sử dụng các loại dẫn chất của Ergotamin, Pimozide và Cisaprid không được chỉ định sử dụng loại kháng sinh này.

Kháng sinh Tetracycline

Kháng sinh Tetracycline có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế vi khuẩn tổng hợp protein từ đó ngăn cản vi khuẩn phát triển. Đây là loại kháng sinh không được chỉ định cho trẻ em dưới 8 tuổi. Để hạn chế nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc, Tetracycline thường được phối hợp với kháng sinh Metronidazole/ Tinidazole trong quá trình điều trị vi khuẩn HP.

Kháng sinh Metronidazole/ Tinidazole

Metronidazole/ Tinidazole là loại kháng sinh có công dụng ức chế vi khuẩn kỵ khí và các động vật nguyên sinh. Các hoạt chất Metronidazole liên kết, phá vỡ cấu trúc xoắn ADN của vi khuẩn. Từ đó kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn. Hoạt chất kháng sinh này thường kết hợp cùng Clarithromycin hay Tetracycline, Amoxicillin để điều trị vi khuẩn Hp.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1: Liệu pháp 3 thuốc

Đây là phác đồ điều trị đầu tiên, thường được áp dụng cho người có mức độ nhiễm khuẩn nhẹ hoặc người bệnh mới điều trị lần đầu. Thời gian áp dụng thường kéo dài từ 7 – 14 ngày. Cụ thể như sau:

phac do thuoc dieu tri vi khuan hp
Kháng sinh Amoxicillin được ưu tiên sử dụng trong phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp
  • Tiêu chuẩn trị liệu: Amoxicilin 2 viên/ ngày, PPI 2 lần/ ngày, clarithromycin 2 viên/ ngày, dùng đều đặn 7 -14 ngày.
  • Điều trị đồng thời: Amoxicillin 2 viên/ ngày, metronidazole 2 viên/ ngày, PPI 2 lần/ ngày,  dùng đều đặn 7-10 ngày.

Đây là phác đồ được sử dụng cho người dị ứng Penicillin, không được áp dụng nhiều đối với những vùng có tỉ lệ kháng thuốc Metronidazol cao. Ngay lần đầu tiên điều trị, phác đồ này có thể tiêu diệt được trên 80% vi khuẩn Hp.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2: Liệu pháp 4 thuốc

Những bệnh nhân bị viêm dạ dày Hp đã từng áp dụng phác đồ thuốc điều trị Hp bậc 3 mà không hiệu quả thường sẽ được áp dụng phác đồ tiếp theo với 4 thuốc trong thời gian 10 – 14 ngày. Phác đồ này được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:

  • Phác đồ 4 thuốc không Bismuth: Amoxicillin 2 viên/ ngày, PPI 2 lần/ ngày, Clarithromycin 2 viên/ ngày, Metronidazole 2 viên/ ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: Kết hợp Metronidazole (hoặc Tinidazole) 4 viên/ ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày, PPI (hoặc Ranitidin 150mg) 2 lần/ngày, Bismuth 120mg 4 viên/ ngày.

Đây là phác đồ tiếp theo khắc phục liệu 3 thuốc, tuy có hiệu quả mạnh hơn nhưng việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh kháng nhau có thể làm tăng khả năng kháng kép của Hp.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kế tiếp

Phác đồ điều trị này có thể được dùng ngay từ đầu hoặc cũng có thể được dùng như một giải pháp kế tiếp với thời gian sử dụng là 10 ngày.

  • 5 ngày đầu: Amoxicillin 2g/ ngày, PPI 2 lần/ ngày.
  • 5 ngày sau: Tinidazole 500mg/ 2 viên/ ngày, Clarithromycin 500mg/ 2 viên/ ngày, PPI 2 lần/ ngày.
  • Tỷ lệ tiêu diệt Hp: 88,9%.

Đây là phác đồ điều trị Hp cho kết quả cao, được đánh giá là ưu việt hơn so với phác đồ điều trị 3 thuốc.

Phác đồ điều trị với 3 thuốc có chứa Levofloxacin

Levofloxacin thuộc nhóm kháng sinh quinolon có khả năng ngăn chặn vi khuẩn và sinh vật đơn bào tăng trưởng. Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp 3 thuốc có chứa Levofloxacin được áp dụng nếu như các phác đồ trước đó không hiệu quả.

  • Thời gian: 10 ngày.
  • Liều lượng: PPI 2 lần/ngày, Amoxicillin 2g/ngày, Levofloxacin 500mg x 2 viên/ ngày.

Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp 3 thuốc có chứa Levofloxacin cho hiệu quả cao hơn so với liệu pháp trị liệu 4 thuốc. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn kháng đã Levofloxacin thì hiệu quả điều trị không cao.

Phác đồ cứu nguy có chứa furazolidone và rifabutin

Đây được xem là phác đồ cứu vãn việc điều trị vi khuẩn Hp khi các phác đồ khác mang lại hiệu quả không khả quan. Tuy nhiên, loại thuốc này thường cho hiệu quả không nhất quán nên không được ưu tiên sử dụng. Quá trình điều trị vi khuẩn Hp bằng phác đồ có chứa furazolidone và rifabutin có thể xảy ra hiện tượng chọn lọc chủng Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc, gây trở ngại cho việc tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Làm sao để biết phác đồ điều trị vi khuẩn Hp có hiệu quả?

Để xác định hiệu quả của phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, sau khi hết đợt điều trị người bệnh cần làm test phát hiện vi khuẩn Hp. Cụ thể như sau:

phac do thuoc dieu tri vi khuan hp
Sau khi hết đợt điều trị người bệnh cần làm test phát hiện vi khuẩn Hp
  • Người bệnh làm test hơi thở sau 1 tháng ngừng thuốc.
  • Trong 1 tháng ngưng thuốc không được uống bất kỳ một loại kháng sinh nào.
  • Người bệnh cần ngưng thuốc ức chế acid dạ dày 2 tuần trước khi test hơi thở.
  • Cần nhịn ăn từ buổi tối trước ngày làm xét nghiệm.

Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn Hp chưa hoàn toàn bị tiêu diệt sau phác đồ điều trị thuốc đầu tiên. Vì vậy việc làm xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Hp sau khi điều trị là rất cần thiết. Điều này có thể giúp cả người bệnh và bác sĩ điều trị trong việc:

  • Tìm ra liều dùng thuốc phù hợp.
  • Xác định vi khuẩn Hp có kháng kháng sinh điều trị hay không.
  • Giúp bác sĩ áp dụng phác đồ điều trị mới.
  • Chủ động phát hiện, ngăn cản và chữa trị các tổn thương dạ dày.
  • Ngăn ngừa khả năng tái nhiễm vi khuẩn Hp.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng phác đồ thuốc Tây y điều trị Hp

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều gây tác dụng phụ, thuốc điều trị vi khuẩn Hp cũng không phải ngoại lệ. Khi sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ sau đây:

  • Amoxicillin: Có thể gây ra ban đỏ, nổi mề đay, các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn,…
  • Tetracycline: Có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn và buồn nôn, gây nổi mề đay, dị ứng ngoài da,…
  • Tetracycline và Clarithromycin: Có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Thậm chí có thể gây ra hiện tượng rối loạn chức năng gan, mẩn ngứa, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu,…
  • Metronidazole/ Tinidazole: Có thể gây ra cảm giác có vị kim loại trong miệng, gây ra hiện tượng chán ăn, buồn nôn, đau bụng,…
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton gây ức chế acid trong thời gian dài nên có thể gây khô miệng, đau bụng, táo bó, thậm chí gây ra viêm đại tràng giả mạc.
  • Nhóm thuốc kháng histamin H2 có thể gây choáng váng, mệt mỏi, ngoài ra có thể gây viêm gan, phát ban, tiêu chảy,…
  • Bismuth: Có khả năng làm đen lưỡi và răng (có hồi phục sau khi ngừng thuốc), đồng thời gây một số tác dụng phụ ít gặp khác như buồn nôn, nôn, bệnh não,…

Ngoài ra, có thể có một số tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Chính vì vậy trong quá trình điều trị người bệnh cần theo dõi kỹ càng, liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy có những biểu hiện bất thường để kịp thời khắc phục.

Lưu ý khi sử dụng phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp

Sau khi được chỉ định phác đồ điều trị, người bệnh cần thực hiện đúng như hướng dẫn của bác sĩ. Ý thức của bệnh nhân cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả chữa trị của thuốc. Sau đây là những điều người bệnh cần phải lưu ý:

phac do thuoc dieu tri vi khuan hp
Các phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp thường cho hiệu quả nhanh chóng nhưng cần thận trong trong quá trình sử dụng
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà, chỉ sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cần thông báo với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng của bản thân.
  • Hầu hết thuốc trị Hp đều gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy khi gặp triệu chứng này người bệnh cần bình tĩnh, chúng sẽ giảm dần sau khi ngừng thuốc.
  • Nếu có triệu chứng sốt cao, đau quặn bụng, trong phân có mủ hoặc dịch nhầy thì hãy ngưng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh gồm nhiều nước, rau củ, hoa quả, sữa chua,… để hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của kháng sinh.
  • Đảm bảo sử dụng thuốc đúng chỉ định để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc, không tự ý tăng, giảm, hay ngừng sử dụng thuốc.
  • Không tự ý kết hợp phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn hp với các loại thuốc nam, thuốc thảo dược vì chúng có thể tác dụng làm giảm hiệu quả của kháng sinh.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt, tập thể dục điều độ khoa học để duy trì cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
  • Nên ăn uống hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc thân mật, dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm khuẩn Hp.

Các phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn Hp thường cho hiệu quả chữa trị nhanh chóng, tuy nhiên cần hết sức cẩn thận trong quá trình sử dụng. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn hãy chủ động xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị dứt điểm và phòng chống tái nhiễm vi khuẩn Hp.

Xét nghiệm máu HP là một trong những phương pháp chẩn đoán khuẩn HP trong dạ dày, được tiến hành phổ biến tại các cơ sở y tế. Nhiều người băn khoăn, xét nghiệm máu…

Xem chi tiết

Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé là việc làm cần thiết khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh lý về dạ dày mà nguyên nhân do khuẩn HP. Phương pháp này sẽ…

Xem chi tiết

“Xét nghiệm Hp qua hơi thở giá bao nhiêu” là thắc mắc của nhiều người khi muốn thực hiện test Hp. Đây là một phương pháp xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi…

Xem chi tiết

Xét nghiệm Hp dạ dày giá bao nhiêu là băn khoăn của nhiều người bệnh. Tùy vào loại xét nghiệm, trang thiết bị dùng để xét nghiệm mà chi phí ở từng cơ sở Y…

Xem chi tiết

Xét nghiệm vi khuẩn HP giúp phát hiện sớm H.Pylori để phòng và điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày. Việt Nam có tới 60 - 70% dân số…

Xem chi tiết